Năm 2023: 155.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Sáng 26/12, tại Hà Nội, Bộ LĐ-TB&XH đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2023 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 của Ngành LĐ-TB&XH. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tới dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã điểm lại những thành tích nổi bật của Ngành LĐ-TB&XH trong năm 2023 và nêu ra phương hướng hoạt động trong năm 2024.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị (Ảnh: Thu Hà). |
Theo đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự nỗ lực của các bộ ngành và toàn dân, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong lĩnh vực an sinh xã hội, Bộ LĐ-TB&XH đã có nhiều nỗ lực góp vào thành công chung. Phó Thủ tướng điểm qua một số dấu ấn nổi bật, như: thị trường lao động phục hồi tích cực, chuẩn nghèo đa chiều năm 2023 giảm xuống còn 2,93%.
Đặc biệt, điểm ấn tượng và được đánh giá là “bước tiến rất lớn, trong đó có vai trò của Ngành LĐ-TB&XH” được Phó Thủ tướng đề cập là việc Bộ LĐ-TB&XH tham mưu Trung ương ban hành Nghị quyết 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 về "Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới".
Trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, năm 2023, tỷ lệ lao động qua đào tạo được nâng lên 68%, trong đó lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt hơn 27%. |
Nghị quyết 42-NQ/TW đã đặt ra các vấn đề chính sách xã hội trong tình hình mới, với tư duy đổi mới, chuyển đổi từ cách tiếp cận chính sách xã hội đảm bảo và ổn định sang ổn định và phát triển.
Điều này khẳng định sự chủ động của toàn Ngành trong công tác tham mưu, hoàn thiện chủ trương chính sách pháp luật về phát triển xã hội, an sinh xã hội. Ngành cũng đã tổng kết công phu, có những triển khai dân chủ, rộng rãi với các vai trò của địa phương.
Phó Thủ tướng đánh giá những nỗ lực này rất có ý nghĩa trong bối cảnh cả nước sắp bước qua năm 2023 - một năm đầy sóng gió với nhiều các thách thức hơn cả dự báo, như: sự đứt gãy chuỗi sản xuất, suy giảm đơn hàng, tình trạng lao động buộc nghỉ giãn việc, thôi việc, mất việc làm của người lao động ở các doanh nghiệp kéo dài, đặc biệt ở những ngành phụ thuộc vào xuất khẩu; xung đột và những bất ổn về an ninh lương thực, an ninh năng lượng, thiên tai.
Bộ LĐ-TB&XH cũng đã nỗ lực đạt được các đòi hỏi trong tình hình mới, như gắn với quản lý phát triển xã hội bền vững, nâng cao phúc lợi xã hội toàn dân, bảo đảm an sinh xã hội, mở rộng toàn bộ các nhóm chính sách xã hội cho tất cả các đối tượng, trên nguyên tắc bảo đảm tính “toàn dân và toàn diện”.
Chương trình được kết nối trực tuyến tới nhiều điểm cầu trong cả nước (Ảnh: Thu Hà). |
Phó Thủ tướng ghi nhận thị trường lao động có sự phục hồi, từng bước qua đó giải quyết có hiệu quả các vấn đề an sinh cho lao động giãn việc, mất việc, hậu quả của đại dịch Covid-19. Trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Bộ vẫn duy trì con số vượt các năm trước với hơn 155.000 lao động được phái cử thành công. Kết quả này đạt 129% so với kế hoạch năm, tăng 8,55% so với năm 2022 và đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
Về các nhiệm vụ chính trong năm 2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gợi ý Bộ LĐ-TB&XH cần sớm tham mưu Chính phủ chương trình hành động triển khai Nghị quyết 42-NQ/TW, thể chế hóa các quan điểm chủ trương Nghị quyết trong dự án sửa đổi Luật BHXH năm 2014 thông qua vào kỳ họp thứ 7, Luật Việc làm (sửa đổi) lấy ý kiến vào kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.
Đồng thời, Bộ LĐ-TB&XH tiếp tục tham mưu hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiêu chuẩn lao động, quan hệ lao động, việc làm, an sinh xã hội hợp với tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Lao động quốc tế và các cam kết trong FTA thế hệ; việc xác định lộ trình, đào tạo nhân lực thích ứng với chuyển đổi số, kinh tế xanh.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc dung nhấn mạnh, năm 2024, Ngành sẽ tiếp tục tập trung vào những nhiệm vụ chính, như: đẩy mạnh cải cách hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin; thực hiện chuyển đổi số toàn diện lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ của Bộ và Ngành. Xây dựng các nền tảng số phục vụ người dân và doanh nghiệp. Xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, kết nối chia sẻ giữa các cơ sở dữ liệu với nhau và kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Song song, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các chính sách, pháp luật về lao động, người có công và xã hội. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, tài chính - ngân sách. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với tinh thần, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực thi công việc, khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức đoàn thể chăm lo chu đáo để mọi người dân đều được đón Tết. Đặc biệt, Bộ trưởng lưu ý, cần quan tâm tới người có công, người nghèo, đối tượng xã hội, người lao động các đối tượng yếu thế trong xã hội với tinh thần “không để người dân nào không có Tết, không để ai bị bỏ lại phía sau”. |
Người lao động dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài được hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ Người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc ở nước ngoài được hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học. |
Người lao động dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài được hỗ trợ tối đa 4 triệu đồng Người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ đào tạo nghề, bồi dưỡng kỹ năng nghề; hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học. |