'Mẹ, khi nào mình lại được xuống sân chơi?'
Mẹ Việt ở Séc chăm 3 con vẫn cùng kiều bào may hàng ngàn khẩu trang tặng nước sở tại chống COVID-19 Không hoảng loạn, không sợ hãi, không bi quan quá mức, chị Nguyễn Ngọc Hà (sống ở Praha, cộng hoà Séc) lại hết sức chủ ... |
Tâm sự của những du học sinh Việt ở tâm dịch nước ngoài Trước tình hình dịch COVID-19 bùng phát mạnh, nhiều du học sinh Việt Nam tại Pháp, Đức, Italia đều quyết định không về nước vì ... |
“Mẹ ơi, khi nào mình lại được xuống sân chơi ạ?” - con gái tôi lại hỏi lại câu này trong suốt mấy ngày nay.
Tôi nhẹ nhàng giải thích: “Mình sẽ không xuống sân chơi đâu con yêu, mình chỉ đi dạo thôi. Con có nhớ về thứ virus mà chúng ta đang phải tránh xa không, con gái?”. Con bé cười khúc khích và nói: “Con xin lỗi, ý con là đi dạo mẹ ạ!”.
Chúng tôi cùng nhau đi dạo một lúc rồi nhanh chóng trở về, vì tôi sợ vẫn có vài người khác cũng đang đi như chúng tôi và biết đâu vài trong số họ mang trong mình dịch bệnh. Điều này thật sự nguy hiểm.
Con gái của Barbara Ortutay - bà mẹ trong bài viết. |
Bé con nhà tôi mới có 4 tuổi. Đối với cô bé, mỗi ngày nếu không được ra khỏi nhà, xuống sân chơi, đi công viên, đi cà phê với bố, gặp bà ngoại và các anh em họ vào mỗi cuối tuần thì quả thực rất khó chịu. Vậy mà từ khi có lệnh cách li, cuộc sống chỉ hai mẹ con chỉ loanh quanh từ phòng ngủ ra phòng bếp.
Tôi hỏi bé có muốn mặc đồ đẹp không, con bé đáp “để sau mẹ ạ!” rồi lại tiếp tục chạy giỡn khắp nơi quanh phòng với bộ ngủ thỏ hồng trước khi ăn sáng. Tôi cũng không buồn mặc quần áo đẹp. Chúng tôi có bánh kếp, dâu tây và chuối cho bữa sáng nhưng cô bé chỉ muốn ăn bánh kếp. Và rồi tôi phải hối lộ cô bé bằng một muỗng nutella để được ăn nửa trái dâu.
Chúng tôi gọi cho cô của con bé qua Facetime rồi nó dành lấy chiếc điện thoại và chạy vào góc đồ chơi để khoe chiếc lều xinh xắn cho cô xem, nhưng không được bao lâu thì lại bị mẹ lấy lại.
Sau đó 2 mẹ con lại tiếp tục nói chuyện với nhau về những cảm xúc ngây ngô của con bé. Nó giận mẹ vì bị dành điện thoại trong khi đang muốn khoe với tất cả mọi người về những đồ chơi của mình. Rồi lại kể lúc vui là khi cả ba mẹ đều ở nhà, lúc con bé được ôm hôn, yêu thương chiều chuộng. Còn lúc sợ hãi là khi nói tới những con quái vật. Tôi nói rằng “không có quái vật đâu bé con của mẹ, đừng sợ gì nhé.”
Con bé không hề sợ virus, vậy mà tôi lại sợ. Nó từng nói với ông bà rằng virus chỉ làm đau người già thôi mà ông bà là người già. Đêm hôm sau, con bé hỏi tôi liệu ông bà có được làm trẻ lại không, trong thế giới ngây ngô của nó thì đó là điều đó hoàn toàn hợp lý. Nhưng tôi giải thích là không, điều đó sẽ không thể xảy ra được. Cô bé đã từng hỏi tôi khi còn mèo của nó mất. Khi đó cô bé cũng hỏi là con mèo có được sống lại không, và khóc nhè một trận sau khi tôi giải thích điều đó là không thể.
Tôi cho con bé chơi trò hẹn hò và nói chuyện với các bạn qua máy tính. Chúng nhắng nhít hét lên và gọi tên nhau, hết nói những câu chuyện ngây ngô rồi lại chơi trò trốn tìm. Hết trò này tới trò khác cả ngày không chán.
Đã đến lúc nói lời tạm biệt rồi! Tôi bỗng cảm thấy có chút nhẹ nhõm. Tôi tự hỏi mỗi ngày rằng sau này không biết con bé có nhớ tới khoảng thời gian này không, khi chúng tôi luôn ở bên nhau, yêu thương và bảo vệ nhau trước dịch Covid-19. Thời gian bỗng dưng lại thật ý nghĩa.
Tâm sự của những du học sinh Việt ở tâm dịch nước ngoài Trước tình hình dịch COVID-19 bùng phát mạnh, nhiều du học sinh Việt Nam tại Pháp, Đức, Italia đều quyết định không về nước vì ... |
Câu chuyện em bé 2 tháng tuổi đã phải xa cha mẹ về nước tránh dịch "lấy nước mắt" dân mạng Hình ảnh nữ tiếp viên hàng không bế em bé trên tay vỗ về và câu chuyện em bé mới 2 tháng tuổi đã phải ... |
Lý do cha mẹ không nên trả lời mọi câu hỏi của con Với con trẻ, đôi khi phương pháp tốt nhất để trẻ khám phá, hiểu thêm về thế giới xung quanh chính là để trẻ được ... |