Trang chủ Gia đình Việt Tập tục
15:53 | 05/04/2024 GMT+7

Lễ hội Nàng Hai mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ

aa
Lễ hội Nàng Hai ở xã Tiên Thành, Cao Bằng, là một điểm sáng nổi bật vì nó mang đậm nét văn hóa đặc trưng của người Tày, thể hiện lòng biết ơn, tôn kính với thiên nhiên và cầu mong mùa màng bội thu.
Lễ hội Songkran tại EM DISTRICT ở Bangkok (Thái Lan) sẽ thu hút mạnh khách du lịch quốc tế
Phi công các nước tham gia trình diễn khinh khí cầu tại Tuyên Quang
Lễ hội Nàng Hai mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ
(Nguồn: Báo Ảnh Việt Nam)

Nằm tại phía Bắc Việt Nam, Cao Bằng tự hào là vùng đất lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của cộng đồng các dân tộc thiểu số.

Trong số đó, Lễ hội Nàng Hai (hay còn gọi là Mẹ Trăng) ở xã Tiên Thành, Cao Bằng, là một điểm sáng nổi bật vì nó mang đậm nét văn hóa đặc trưng của người Tày. Lễ hội nhằm thể hiện lòng biết ơn, tôn kính với thiên nhiên và cầu mong cho mùa màng bội thu.

Lễ hội Nàng Hai được tổ chức từ ngày 30 tháng Giêng đến ngày 22/3 âm lịch vào các năm chẵn. Theo tín ngưỡng dân gian dân tộc Tày, trên cung Trăng có Mẹ Trăng và mười hai nàng tiên, là các con gái của Mẹ. Mẹ cùng các nàng hằng năm chăm lo bảo vệ mùa màng cho dân chúng ở trần gian.

Lễ hội Nàng Hai được tổ chức với ý nghĩa tượng trưng các mẹ các nàng ở dưới trần gian hành trình lên trời đón Mẹ Trăng và các nàng tiên xuống thăm trần gian và giúp trần gian trong công việc làm ăn để sinh sống.

Lễ hội Nàng Hai mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ
Hoa quả rừng thực hiện trong lễ cúng. (Nguồn: Báo Ảnh Việt Nam)

Ngoài ý nghĩa là một lễ hội cầu mùa lớn, Lễ hội Nàng Hai còn phản ánh tục thờ Mẹ trong tín ngưỡng của người Tày. Bắt nguồn từ tư duy đề cao vai trò người phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp, thần thoại khởi nguyên về nghề nông của người Tày là truyền thuyết Pú lương quân với sự tích vợ chồng khổng lồ Báo Luông (trai to), Sao Cải (gái lớn). Trong đó, vai trò của bà mẹ Sao Cải được đặc biệt nhấn mạnh cùng với sự phát sinh, phát triển của nghề nông qua hàng loạt các địa danh liên quan.

Có lẽ xuất phát từ các quan niệm truyền thống về người Mẹ, kết hợp với quan niệm dân gian coi Mặt Trăng là chủ thể về thái âm (nữ tính) mà người Tày đã gắn Trăng với vai trò của người mẹ lớn cai quản trần gian về nhiều việc, nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Vì thế trong thần thoại của người Tày, Nàng Trăng chính là con gái Vua trời, được cha giao cho trông coi công việc nhà nông ở cõi trần gian.

Để chuẩn bị cho Lễ hội Nàng Hai, đồng bào dân tộc Tày chọn một bãi đất phẳng, rộng rãi làm nơi mở hội. Trên bãi căng vải dựng rạp gọi là trại mẻ mành. Nơi Nàng Hai ngồi làm lễ đặt ở trung tâm sân có lợp vải hoa và trải chiếu hoa. Trại mẻ mành dựng bằng cọc, trên lợp vải hoa quây thành hình chữ U bao quanh sân hội.

Đầu bản và cuối bản dựng cổng chào lớn để đón khách. Các gia đình trong bản chuẩn bị các mâm cỗ mặn gồm các món ăn truyền thống để đón khách đến chơi hội và để thi trong ngày tổ chức lễ hội.

Lễ hội Nàng Hai mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ
Thầy bụt và 12 cô gái tượng trưng cho 12 nàng Trăng làm lễ tại miếu thờ thổ công. (Nguồn: Báo Ảnh Việt Nam)

Lễ hội có 3 phần gồm Lễ đón Hai, Lễ cầu Hai và Lễ tiến Hai. Mỗi một phần nghi lễ sẽ có những lễ vật khác nhau.

Nghi lễ đầu tiên là Lễ đón Hai. Tại lễ này, thầy bụt (hay còn gọi là thầy cúng) sẽ ra miếu thổ công để xin thổ công mời Mẹ Trăng xuống trần gian. Khi thầy bụt bắt đầu lầm rầm khấn vái chính thức mời Mẹ Trăng xuống trần gian giúp dân việc đồng áng và cầu phúc cho dân bản, 12 cô gái được chọn đóng làm 12 nàng Hai cũng sẽ bắt đầu múa hát theo lời thầy bụt. Và kể từ giờ phút đó, các cô được xem như đã trở thành nàng Hai xuống giúp cầu mùa, cầu phúc cho dân bản.

Lễ hội Nàng Hai mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ
Lễ vật dâng lên Nàng Hai và các tiên nữ. (Nguồn: Báo Ảnh Việt Nam)

Nghi lễ thứ hai là Lễ cầu Hai được diễn ra tại hai nơi là miếu thổ công và lán Hai. Trong phần lễ này, thầy bụt sẽ lần lượt làm lễ cúng 12 mẹ Trăng, với đại diện là 12 cô gái tượng trưng cho 12 Mẹ Trăng, tượng trưng cho 12 tháng âm lịch trong năm. Theo quan niệm của người Tày, mỗi Mẹ Trăng sẽ trông coi việc cầu phúc và mỗi phần việc đồng áng khác nhau.

Lễ hội Nàng Hai mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ
Các thiếu nữ nhập vai nàng Hai đón Mẹ Trăng xuống trần. (Nguồn: Báo Ảnh Việt Nam)

Nghi lễ cuối là Lễ tiến Hai. Đây là nghi lễ khá quan trọng, thu hút nhiều người dân ở các vùng lân cận tới dự. Lễ tiễn Hai thể hiện sự quyến luyến của các Mẹ Trăng và các nàng Hai trước lúc về trời, với những lời hát dặn dò và lời hẹn ước sẽ gặp lại năm sau, thể hiện niềm tin mãnh liệt của cộng đồng dân bản vào sự phù hộ của Mẹ Trăng gắn với ước mong tốt đẹp về cuộc sống bình yên, no ấm, của đồng bào Tày.

Lễ hội Nàng Hai mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ
Phụ nữ Tày thực hiện nghi thức múa. (Nguồn: Báo Ảnh Việt Nam)

Với Lễ hội Nàng Hai, phần múa quạt và xem thuyền là một nghi lễ chính của lễ hội nhằm diễn tả đoàn người trần gian đưa lễ vật lên mường trời. Quạt được sử dụng làm đạo cụ chính trong khi diễn. Múa quạt do các mụ nàng, mụ nọi làm sluông tiến lễ vừa hát vừa thực hiện. Các điệu múa được sử dụng trong lễ hội đơn giản, mọi người có thể múa được dễ dàng, bao gồm 5 điệu múa là múa quét, múa cầu mùa, múa chèo thuyền, múa gập một nửa quạt, múa gập quạt hoàn toàn. Hình thức múa đơn giản nhưng có tính biểu đạt cao khiến người ta liên tưởng đến những nàng tiên trên trời với những đôi cánh tiên đã đi vào trong truyện cổ tích.

Lễ hội Nàng Hai phản ánh hiện thực cuộc sống, nhân sinh quan cũng như những tâm tư, ước vọng của đồng bào dân tộc Tày để cầu mong mưa thuận gió hòa, đoàn kết và tôn trọng giữa những người cùng trong cộng đồng. Các câu hát đối đáp trong lễ hội đều có ý nghĩa chia sẻ, đồng cảm, khơi gợi mọi người yêu thương, đối xử nhân từ, độ lượng với nhau hơn. Nó cũng còn có ý nghĩa cổ vũ, động viên bà con lao động, sản xuất với nguồn năng lượng, suy nghĩ tích cực, lạc quan.

Lễ hội Nàng Hai mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ
Thuyền gỗ được sử dụng trong suốt những ngày hội chính. (Nguồn: Báo Ảnh Việt Nam)

Ngoài ra, Lễ hội Nàng Hai còn gây ấn tượng mạnh bởi các loại hình văn hóa độc đáo, đa dạng như nghệ thuật trang trí, đẽo thuyền gỗ, làm đồ thủ công, nghệ thuật ẩm thực thể hiện trong mâm lễ… Những kỹ năng này hiện vẫn đang được giữ gìn và trao truyền qua các thế hệ.

Đến với Lễ hội Nàng Hai, người ta không chỉ được thưởng thức nghệ thuật, tìm hiểu văn hóa tâm linh, mà còn có dịp hội ngộ với tất cả sự cởi mở, chân tình, tấm lòng mến khách của đồng bào dân tộc.

Với những ý nghĩa nhân văn và tính đặc sắc, Lễ hội Nàng Hai của người Tày đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào ngày 20/6/2017.

Theo (Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/le-hoi-nang-hai-mang-dam-tin-nguong-phon-thuc-cua-nguoi-viet-co-post937280.vnp#google_vignette

Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh” Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”
Nhân dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
Lễ hội Thành Bản Phủ (Điện Biên): giáo dục truyền thống yêu nước, đoàn kết dân tộc Lễ hội Thành Bản Phủ (Điện Biên): giáo dục truyền thống yêu nước, đoàn kết dân tộc
Sáng 2/4, tại khu di tích Quốc gia Thành Bản Phủ (xã Noong Hẹt), Ủy ban Nhân dân huyện Điện Biên (Điện Biên) tổ chức Lễ hội Thành Bản Phủ và Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc huyện lần thứ X.

Theo Vietnam+
Nguồn: www.vietnamplus.vn

Tin bài liên quan

Hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 cho tỉnh Cao Bằng

Hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 cho tỉnh Cao Bằng

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 966/QĐ-TTg ngày 12/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 cho tỉnh Cao Bằng.
Ánh sáng an ninh: thắp sáng những cung đường hy vọng ở Bảo Lâm (Cao Bằng)

Ánh sáng an ninh: thắp sáng những cung đường hy vọng ở Bảo Lâm (Cao Bằng)

Những con đường cheo leo, một bên là sườn núi, một bên là vực sâu tại xóm Nà Ca, thị trấn Pác Miầu, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng, từng là nỗi ám ảnh của bà con mỗi khi màn đêm buông xuống. Nhưng giờ đây, ánh sáng từ công trình “Ánh sáng an ninh” của Công an tỉnh Cao Bằng không chỉ thắp sáng đường quê mà còn thắp lên niềm hy vọng về một cuộc sống an toàn và ổn định.
Cao Bằng nâng cao đời sống và bảo tồn văn hóa qua chính sách đổi mới

Cao Bằng nâng cao đời sống và bảo tồn văn hóa qua chính sách đổi mới

Các chính sách, chương trình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và bảo tồn văn hóa tại tỉnh Cao Bằng đang mang lại những kết quả tích cực. Những nỗ lực trong việc cải thiện điều kiện sống, hỗ trợ sinh hoạt tôn giáo và phát triển du lịch cộng đồng không chỉ nâng cao đời sống của người dân mà còn bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của tỉnh.

Các tin bài khác

Tín ngưỡng thờ cúng của người Việt qua lăng kính học giả Pháp

Tín ngưỡng thờ cúng của người Việt qua lăng kính học giả Pháp

Cuốn sách “Biểu tượng, phù hiệu và đồ thờ của người An Nam” của học giả Pháp Gustave Dumoutier khám phá đời sống tinh thần của người Việt thế kỷ XIX
[Ảnh] Lễ cúng Rằm tháng Giêng - Nét đẹp văn hoá truyền thống Việt Nam

[Ảnh] Lễ cúng Rằm tháng Giêng - Nét đẹp văn hoá truyền thống Việt Nam

Mỗi dịp Rằm tháng Giêng, hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, theo phong tục truyền thống, mỗi gia đình Việt đều chuẩn bị mâm cỗ cúng thành kính dâng lên tổ tiên và các đấng thần linh, thể hiện lòng biết ơn, tôn kính đối với những người đi trước và cầu mong một năm mới an lành, may mắn.
[Ảnh] Tái hiện lễ hạ nêu, khai ấn trong cung đình Huế

[Ảnh] Tái hiện lễ hạ nêu, khai ấn trong cung đình Huế

Ngày 4/2, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức lễ hạ nêu ở sân Triệu Miếu và Thế Miếu bên trong Đại nội Huế, đánh dấu kết thúc Tết Nguyên đán năm Ất Tỵ.
"Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" - những ẩn ý của người xưa

"Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" - những ẩn ý của người xưa

Tập tục “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” vào dịp Tết Nguyên đán có từ lâu đời, chứa đựng nhiều triết lý sâu sắc về cuộc sống của cha ông ta và vẫn giữ nguyên giá trị đến tận ngày nay.

Đọc nhiều

Sách song ngữ “Bác Hồ ở Thái Lan”: Tư liệu quý về Bác và biểu tượng sống động của tình hữu nghị Việt - Thái

Sách song ngữ “Bác Hồ ở Thái Lan”: Tư liệu quý về Bác và biểu tượng sống động của tình hữu nghị Việt - Thái

Ngày 18/5, tại Khon Kaen (Thái Lan), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Khon Kaen tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Thái “Bác Hồ ở Thái Lan”. Cuốn sách là tư liệu quý ghi lại những năm tháng hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thái Lan, đồng thời phản ánh sinh động tình hữu nghị Việt Nam - Thái Lan.
WVIV: hỗ trợ sinh kế, cải thiện dinh dưỡng cho người dân nghèo tại Thanh Hóa

WVIV: hỗ trợ sinh kế, cải thiện dinh dưỡng cho người dân nghèo tại Thanh Hóa

Ngày 19/5, tại Hà Nội, tổ chức World Vision International tại Việt Nam (WVIV) và Tập đoàn Mavin đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MoU) kéo dài 5 năm (2025-2029) nhằm hỗ trợ sinh kế, nâng cao thu nhập và cải thiện dinh dưỡng cho người dân nghèo thông qua mô hình chăn nuôi bền vững.
200 phần quà thắm tình đoàn kết nơi biên cương Việt - Lào

200 phần quà thắm tình đoàn kết nơi biên cương Việt - Lào

Ngày 19/5 tại khu vực cột mốc 597 - biên giới Việt - Lào, Đồn Biên phòng Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) phối hợp với chính quyền xã Hướng Phùng và công an cụm bản Mày (huyện Sê Pôn, tỉnh Savannakhet, Lào) tổ chức chương trình “Biên cương thắm tình hữu nghị”, trao tặng hơn 200 suất quà cho người dân hai bên biên giới.
Nga, Nhật Bản, Mỹ điều chỉnh chính sách visa

Nga, Nhật Bản, Mỹ điều chỉnh chính sách visa

Nga, Nhật Bản và Mỹ vừa điều chỉnh chính sách visa: Nga kéo dài hiệu lực visa điện tử, Nhật Bản tăng kiểm soát với du khách miễn thị thực, còn Mỹ áp dụng hạn chế với các công ty lữ hành bị nghi hỗ trợ di cư trái phép.
Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Mường Nhé (Điện Biên) – nơi địa đầu cực Tây Tổ quốc – đang từng ngày chuyển mình mạnh mẽ nhờ những bước tiến trong phát triển hạ tầng giao thông.
Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Ngày 18/5/2025, Trung tâm Dịch vụ Hậu cần – Kỹ thuật đảo Trường Sa (thuộc Hải đoàn 129 Hải quân) đã khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới tàu cá NT02070TS.
Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Từ ngày 14-16/5, tại thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Tiểu đoàn 563, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức kiểm tra “3 tiếng nổ” cho chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025. Đây là hoạt động huấn luyện quan trọng giúp chiến sĩ mới làm quen với cường độ huấn luyện cao, nâng cao thể lực, bản lĩnh, khả năng sử dụng vũ khí, trang bị trong điều kiện sát với thực tế chiến đấu.
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Thời tiết hôm nay (18/5): Mưa lớn ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Thời tiết hôm nay (18/5): Mưa lớn ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (18/5), ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to, riêng khu vực vùng núi phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to.
9 địa điểm du lịch nổi tiếng của Scotland

9 địa điểm du lịch nổi tiếng của Scotland

Scotland, quê hương của những truyền thuyết cổ xưa và cảnh quan thiên nhiên đầy ấn tượng, là điểm đến mơ ước của nhiều người. Với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ cùng các công trình kiến trúc độc đáo, các địa điểm du lịch Scotland hứa hẹn sẽ mang đến những ấn tượng khó phai cho du khách khi đặt chân đến vùng đất này.
Thời tiết hôm nay (15/5): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (15/5): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ

Đêm qua (14/5), ở khu vực Tây Bắc, Việt Bắc có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 15/5, khu vực này tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm.
Hà Nội ban hành danh mục di sản, công trình cần ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Hà Nội ban hành danh mục di sản, công trình cần ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ban hành danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa (đợt 1).
Thời tiết hôm nay (14/5): Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa giông

Thời tiết hôm nay (14/5): Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa giông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 14/5, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có nắng đến 33 độ; từ chiều tối có mưa rào và giông rải rác, riêng khu vực Tây Bắc và Việt Bắc cục bộ có nơi mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và đêm).
Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, khu vực miền Bắc duy trì trạng thái âm u, trời mát, có nơi mưa to đến rất to, gió Đông Bắc cấp 3 do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường.
Phiên bản di động