Trang chủ Gia đình Việt Tập tục
07:07 | 08/05/2023 GMT+7

Lễ cúng thần rừng của người Kháng

aa
Dân tộc Kháng là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời tại miền núi Tây Bắc và là 1 trong 19 dân tộc ở Điện Biên. Người Kháng sinh sống thành từng bản, tập trung ở huyện Tuần Giáo, Tủa Chùa. Với đặc thù địa hình sinh sống, phương thức canh tác, sản xuất nên đồng bào dân tộc Kháng vẫn giữ được nhiều nét văn hóa riêng, từ tiếng nói, trang phục, phong tục tập quán, các nghi lễ đặc sắc và độc đáo.
Hòa mình cùng lễ dâng y của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer Hòa mình cùng lễ dâng y của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer
Độc đáo lễ hội cúng rừng của đồng bào dân tộc Mông ở Nà Hẩu Độc đáo lễ hội cúng rừng của đồng bào dân tộc Mông ở Nà Hẩu

Đồng bào dân tộc Kháng phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi nên đời sống văn hóa, tín ngưỡng, tinh thần mang nhiều nét đặc trưng, gắn bó với đời sống sản xuất nông nghiệp, như: Lễ Cơm mới, Lễ Pang phóng, Lễ cúng thần rừng... Lễ cúng thần rừng (Tam ma ngặt oom tia) là một trong những nghi lễ quan trọng trong đời sống lao động sản xuất của đồng bào dân tộc Kháng.

Lễ cúng thần rừng được dân tộc Kháng tổ chức thường niên mỗi năm một lần nhỏ, ba đến bốn năm một lần to. Lễ cúng là dịp bà con thể hiện sự biết ơn, kết nối khối đại đoàn kết trong cộng đồng dân tộc. Lễ cúng thần rừng được diễn ra ở cạnh suối có cây cổ thụ, lán thờ thần rừng dựng dưới gốc cây cổ thụ.

Thời gian tổ chức lễ cúng thần rừng thường là cuối mùa khô, cuối tháng 4, đầu tháng 5. Theo quan niệm của đồng bào dân tộc Kháng, thần rừng là người cai quản, bảo vệ con người, cây trồng, vật nuôi trong bản làng. Về ý nghĩa, cúng thần rừng cũng là một nghi thức cầu mưa, mùa khô hạn nhanh qua, mùa mưa nhanh tới để sản xuất nông nghiệp; đồng thời cầu xin các thế lực siêu nhiên che chở, bảo vệ cộng đồng dân tộc Kháng, không ốm đau, bệnh tật, có sức khỏe tốt, cây trồng, vật nuôi ít bị bệnh, mùa màng bội thu, tươi tốt.

Trong lễ cúng thần rừng, thầy mo sẽ làm lí, cúng mời thần rừng, thần đất, thần nước… về làm chứng; đồng thời gieo quẻ âm dương xin phép tổ chức lễ. Khi tổ chức lễ, người Kháng sẽ cắm “ta leo” (phên đan hình mắt cáo) với ngụ ý ở bản đang cúng lễ và tạm thời cấm bản, nếu ai vào bản sẽ bị phạt, làm lí. Ngoài ra, trong suốt quá trình làm lễ phụ nữ không được tham dự, khu vực làm lễ chỉ có đàn ông tham gia.

Để làm lễ cúng thần rừng, đầu tiên người Kháng dựng bàn tre đặt mâm lễ và chuẩn bị đầy đủ các lễ vật. Các lễ vật chính bao gồm 1 con bò (trâu), 1 con lợn và 13 con gà, đặc biệt không thể thiếu là rượu, cơm nếp. Khi đã chuẩn bị xong, ngay từ sáng sớm, những người đàn ông trong bản lấy một chiếc áo của mình, mang đến đặt cạnh 12 mâm cúng trong khu vực làm lễ để thần linh biết mặt và nhận được sự che chở. Sau đó họ tiến hành dâng các lễ vật sống, như tiết, đầu bò… Thầy mo hoặc những người giúp việc (khoảng 2 - 3 người) lấy một thân cây tròn, có đường kính 3cm, chặt thành 13 khúc với chiều dài khoảng 10cm rồi chẻ đôi thành một mặt trong màu trắng, mặt ngoài màu xanh, dùng để gieo quẻ âm dương. Khi gieo được quẻ một mặt ngoài, một mặt trong thì có nghĩa các thế lực siêu nhiên đã đồng ý với lời mời, thỉnh cầu của người tổ chức lễ.

Sau khi được chấp thuận, mọi người tiến hành nấu chín, sắp các lễ vật vào mâm cúng, trong mâm cúng bao gồm một con gà, thịt bò, thịt lợn, rượu, xôi. Tổng cộng có 13 mâm lễ, 1 mâm ở lán chính của thần rừng cai quản nơi tổ chức lễ (chủ nhà) và 12 mâm lễ (khách mời) được đặt ngoài trời, tương ứng với các vị quan, thần linh cai quản ở các vùng đất khác của người Kháng. Mỗi mâm lễ cắm một tấm “taleo” nhỏ, ở trung tâm 12 mâm lễ cắm taleo lớn, giữa các taleo được giắt lông gà và các cọng lạt bện thành mắt xích tượng trưng cho các bậc thang để các vị thần có đường đi xuống dùng lễ.

Khi các lễ vật đầy đủ, thầy mo tiến hành cúng lễ. Tại 12 mâm lễ, những khách mời được thầy mo thay mặt thần linh của bản mời các vị thần cai quản ở những nơi khác đến dự, chứng kiến và phù hộ, ban phước cho các thành viên trong cộng đồng dân tộc Kháng. Mỗi mâm lễ, sau khi đã đọc lời khấn, thầy mo tiến hành gieo quẻ, để biết vị thần được mời đã đến hay chưa, có chấp thuận lời thỉnh cầu của cộng đồng dân tộc Kháng hay không. Thầy mo cúng lễ tuần tự như vậy đến hết các mâm lễ. Sau khi đã cúng xong, đợi một khoảng thời gian nhất định, thầy mo và người phụ việc thay mặt người dân trong bản xin phép thần linh tại lán chính để kết thúc lễ, dọn lễ và tổ chức ăn uống, chúc tụng nhau. Trong không khí vui mừng, ấm cúng của cả bản làng, mọi người cùng nhau tâm sự, chia sẻ những khó khăn, thuận lợi trong cuộc sống.

Có thể thấy, lễ cúng thần rừng là một trong những tập quán xã hội và tín ngưỡng độc đáo, lâu đời của đồng bào dân tộc Kháng. Lễ cúng thần rừng không chỉ là dịp để tạ ơn thần linh, các thế lực siêu nhiên đã quản hạt, bảo vệ bản làng, phù hộ con người khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tươi tốt mà còn là dịp để các thành viên trong cộng đồng dân tộc kháng có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy khối đại đoàn kết, giúp đỡ nhau vươn lên.

Lễ cúng thần rừng của người Kháng
Khu vực tổ chức lễ cúng thần rừng là bên suối, cạnh gốc cây cổ thụ.
Lễ cúng thần rừng của người Kháng
Tham gia cúng lễ sẽ chỉ có đàn ông được tham dự.
Lễ cúng thần rừng của người Kháng
Sau khi được chấp thuận mở lễ, mọi người trong bản tiến hành chế biến, nấu chín các lễ vật…
Lễ cúng thần rừng của người Kháng
Làm taleo cắm tại các mâm lễ…
Lễ cúng thần rừng của người Kháng
Sau đó thầy mo và những người phụ việc sẽ sắp 13 mâm lễ.
Lễ cúng thần rừng của người Kháng
Các lễ vật bao gồm thịt bò, thịt lợn, thịt gà, rượu, xôi nếp.
Lễ cúng thần rừng của người Kháng
Trong thời gian chờ đợi các thần linh, các quan ăn lễ, những người đàn ông sẽ tiến hành rào khu vực lán thờ chính của bản, tránh trâu bò phá hoại.
Lễ cúng thần rừng của người Kháng
Khi hương đã tàn, các nghi thức đã xong mọi người sẽ té rượu và một chút xôi, thịt ra đất rồi tiến hành thu dọn đồ cúng lễ….
Lễ bỏ mả của tộc người Raglai: Nghi lễ vòng đời Lễ bỏ mả của tộc người Raglai: Nghi lễ vòng đời
Lễ cúng Bun Khạu Pá Đắp Đin của người Lào Lễ cúng Bun Khạu Pá Đắp Đin của người Lào

Theo Trần Nhâm/Báo Điện Biên Phủ
Nguồn: www.baodienbienphu.com.vn

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Đắk Lắk bàn giao 15 bộ chiêng và 77 bộ trang phục truyền thống cho vùng đồng bào DTTS

Đắk Lắk bàn giao 15 bộ chiêng và 77 bộ trang phục truyền thống cho vùng đồng bào DTTS

Mới đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức bàn giao 15 bộ chiêng của dân tộc: Ê Đê, Mnông, Mường và 77 bộ trang phục truyền thống cho các câu lạc bộ, đội văn nghệ tại các thôn, buôn vùng đồng bào DTTS ở 11 huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh.
Lễ hội Nàng Hai mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ

Lễ hội Nàng Hai mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ

Lễ hội Nàng Hai ở xã Tiên Thành, Cao Bằng, là một điểm sáng nổi bật vì nó mang đậm nét văn hóa đặc trưng của người Tày, thể hiện lòng biết ơn, tôn kính với thiên nhiên và cầu mong mùa màng bội thu.
Hát Kiều Quảng Bình được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Hát Kiều Quảng Bình được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Mới đây, Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghệ thuật trình diễn dân gian hát Kiều trên địa bàn các huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa và thị xã Ba Đồn.
Clip khách Tây đẩy gậy kịch tính với chàng trại H'Mông tại Lễ hội Gầu tào

Clip khách Tây đẩy gậy kịch tính với chàng trại H'Mông tại Lễ hội Gầu tào

Đến Lào Cai dịp này, nhiều du khách nước ngoài thích thú, hào hứng trải nghiệm nét văn hóa bản địa đặc sắc của dân tộc H’Mông trong lễ hội Gầu Tào.

Đọc nhiều

Vùng 3 Hải quân: tạo diễn đàn để cán bộ, chiến sĩ chia sẻ, đóng góp ý kiến xây dựng đơn vị

Vùng 3 Hải quân: tạo diễn đàn để cán bộ, chiến sĩ chia sẻ, đóng góp ý kiến xây dựng đơn vị

Ngày 26/9, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân tổ chức sinh hoạt đối thoại dân chủ quý III năm 2024 cho cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ trong toàn Lữ đoàn 172. Đại tá Nguyễn Thiên Quân, Ủy viên Đảng ủy Quân chủng Hải quân, Tư lệnh Vùng 3 dự và chủ trì hội nghị.
Thái Lan - Việt Nam luôn là bạn tốt, cùng xây dựng tình hữu nghị

Thái Lan - Việt Nam luôn là bạn tốt, cùng xây dựng tình hữu nghị

Theo phóng viên TTXVN tại Thái Lan, tối 26/9, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Khon Kaen (Thái Lan) đã trang trọng tổ chức lễ kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh.
Học sinh, sinh viên Việt Nam trải nghiệm văn hóa Trung Quốc

Học sinh, sinh viên Việt Nam trải nghiệm văn hóa Trung Quốc

Ngày 28/9, Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Hà Nội tổ chức Chuỗi hoạt động Tuần lễ Văn hóa Trung Quốc với chủ đề “Thanh xuân hội tụ, sức sống mới của tình hữu nghị Việt-Trung".
Hàn Quốc chính thức cấm ăn thịt chó vào đầu năm 2027

Hàn Quốc chính thức cấm ăn thịt chó vào đầu năm 2027

Hàn Quốc có hơn 1.500 trang trại chăn nuôi chó và hơn 200 lò giết mổ chó. Có khoảng 2.300 nhà hàng đang phục vụ thực khách đam mê món "mộc tồn" này trên khắp cả nước. Tuy nhiên, điều này sẽ chính thức chấm dứt vào đầu năm 2027.
Xét, tặng giải thưởng sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài hải quân nhân dân Việt Nam

Xét, tặng giải thưởng sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài hải quân nhân dân Việt Nam

Cục Chính trị Hải quân đã có văn bản đề nghị ban tuyên giáo các tỉnh uỷ, thành uỷ; Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, các cơ quan báo chí tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến văn nghệ sĩ, hội viên, phóng viên, cộng tác viên, tác giả có tác phẩm tham gia xét giải thưởng sáng tác văn học, nghệ thuật về đề tài hải quân nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021-2025.
Vùng 4 Hải quân: ngư dân gặp nạn được điều trị kịp thời

Vùng 4 Hải quân: ngư dân gặp nạn được điều trị kịp thời

Ngày 27/9, Bệnh xá đảo Sinh Tồn Đông (Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân) đã tiếp nhận và điều trị cho 3 ngư dân tỉnh Bình Thuận.
Hải quân Việt Nam – Campuchia tuần tra chung lần thứ 76

Hải quân Việt Nam – Campuchia tuần tra chung lần thứ 76

Sáng 27/9, Tàu 265, Lữ đoàn 175, (Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam) đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung lần thứ 76 với Tàu 1144, Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia.
inforgraphics phong chong dich benh mua mua bao
thong diep chuyen du dai hoi dong lhq cua tong bi thu chu tich nuoc to lam
inforgraphics bao ve tre em trong truong hop xay ra thien tai
inforgraphics 11 dai hoc viet nam dat tieu chuan nuoc ngoai
video su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
video ca nuoc huong ve dong bao vung bao lu
su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Thời tiết hôm nay (28/9): Cảnh báo mưa lớn cục bộ ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ

Thời tiết hôm nay (28/9): Cảnh báo mưa lớn cục bộ ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (28/9), vùng hội tụ gió trên mực 1500m đến 3000m đang được hình thành trên khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ. Dự báo đêm 28/9, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, cục bộ có nơi trên 70mm.
Thời tiết hôm nay (26/9): Bắc Bộ ngày nắng, có mưa rải rác

Thời tiết hôm nay (26/9): Bắc Bộ ngày nắng, có mưa rải rác

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 26/9, khu vực Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng. Nam Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên chiều tối có mưa dông vài nơi.
Cảnh báo về môi giới lao động thời vụ tại Hàn Quốc

Cảnh báo về môi giới lao động thời vụ tại Hàn Quốc

Cục Quản lý lao động ngoài nước, (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã nhiều lần cảnh báo, khuyến cáo người lao động, nhưng vẫn tiếp tục xảy ra tình trạng đối tượng môi giới đưa tin, lừa đảo người lao động có nhu cầu đi làm việc thời vụ trong lĩnh vực nông nghiệp tại Hàn Quốc theo diện visa E8.
Thời tiết hôm nay (25/9): Miền Bắc ngày nắng, gió nhẹ

Thời tiết hôm nay (25/9): Miền Bắc ngày nắng, gió nhẹ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 25/9, các khu vực trên cả nước đều có nắng, gió nhẹ. Hà Nội có mây, đêm không mưa, ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 31 - 33 độ.
Thời tiết hôm nay (24/09): Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng

Thời tiết hôm nay (24/09): Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết hôm nay 24/09, thời tiết Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng.
Thời tiết hôm nay (23/9): Bắc Trung Bộ mưa rất to

Thời tiết hôm nay (23/9): Bắc Trung Bộ mưa rất to

Trong đêm qua (22/9), ở khu vực Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa tính từ 19h ngày 22/9 đến 03h ngày 23/9 có nơi trên 100mm như: Diễn Thái (Nghệ An) 125,2mm, Tăng Thành (Nghệ An) 124mm, Cầu Treo (Hà Tĩnh) 178mm, Hương Điền (Hà Tĩnh) 162,6mm…
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động