“Lằn ranh đỏ” Mỹ-Trung
Cả hai bên Mỹ và Trung Quốc đều đã xác nhận Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình có cuộc gặp khi cùng tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại khu du lịch nghỉ dưỡng Bali của Indonesia từ ngày 14 đến 17/11. Từ khi lên cầm quyền hồi tháng 1-2021, Tổng thống Joe Biden đã 5 lần họp trực tuyến hay điện đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình nhưng đây là cuộc hội đàm trực tiếp lần đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo này và diễn ra không lâu sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình được xác lập vị trí “hạt nhân lãnh đạo” tại Đại hội 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra tháng 10 vừa qua.
Cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden được hy vọng sẽ giúp giảm căng thẳng trong quan hệ Mỹ -Trung. |
Không có nhiều thông tin chính thức được đưa ra về nội dung cuộc gặp gỡ trực diện lần đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc. Phía Trung Quốc ngoài việc xác nhận Chủ tịch Tập Cận Bình gặp Tổng thống Joe Biden bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Indonesia không đưa ra thông tin nào về chương trình nghị sự hay nội dung cuộc gặp. Nhà trắng “hé mở” hơn khi ra thông báo cho biết. hai nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc sẽ thảo luận về những nỗ lực để duy trì và làm sâu sắc hơn các đường dây liên lạc giữa Mỹ và Trung Quốc, quản lý cạnh tranh một cách có trách nhiệm và làm việc cùng nhau ở những lĩnh vực mà lợi ích của hai bên phù hợp, đặc biệt là về những thách thức xuyên quốc gia ảnh hưởng đến cộng đồng quốc tế.
Dù vậy, giới quan sát cho rằng sẽ có hàng loạt vấn đề được đề cập tới trong lần thảo luận trực diện lần đầu tiên giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình, từ các vấn đề song phương cho tới các vấn đề khu vực và toàn cầu, từ các vấn đề an ninh như phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên, tự do hàng hải ở Biển Đông, cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine cho tới khủng hoảng năng lượng, lượng thực toàn cầu, lạm phát leo thang, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu hay chiến tranh thương mại… Đó đều là những “thực đơn” khó khăn với cả hai ông Joe Biden và Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng nổi tiếng thế giới Bali, nhất là trong bối cảnh quân hệ Mỹ - Trung Quốc có nhiều sóng gió và căng thẳng thời gian qua.
Căng thẳng Mỹ - Trung Quốc thoạt nhìn là va chạm, xung đột trong các vấn đề nóng về an ninh, quân sự hay kinh tế, thương mại song đều bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa là cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Cạnh tranh này ngày càng quyết liệt và gay gắt hơn cùng với sự trỗi dậy mạnh mẽ và toàn diện của Trung Quốc. Quốc gia đông dân nhất thế giới này không chỉ bám đuổi ngày càng gần hơn vị trí siêu cường kinh tế số một thế giới mà còn dần thu hẹp đáng kể sức mạnh quân sự số một toàn cầu của nước Mỹ.
Tổng GDP của Trung Quốc năm 2021 là 17,7 nghìn tỷ USD, trong khi Mỹ là 23 nghìn tỷ USD, dự báo tổng thu nhập quốc dân của Trung Quốc sẽ lên tới 38 nghìn tỷ USD vào năm 2031 và soán ngôi nền kinh tế lớn nhất thế giới của Mỹ. Trong khi đó, về quân sự, Trung Quốc với tiền của dồi dào đang ngày càng gia tăng sức mạnh với đủ loại vũ khí hiện đại nhất từ tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo tới máy bay chiến đấu tàng hình.
Chính sách xoay trục về châu Á - Thái Bình Dương và chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ cùng có chung mục tiêu ứng phó, kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Căng thẳng, mẫu thuẫn và va chạm Mỹ - Trung Quốc cũng từ đây mà nổi lên, gia tăng chi phối không chỉ mối quan hệ giữa hai cường quốc này mà quan hệ quốc tế cũng như tình hình thế giới.
Tổng thống Joe Biden từ khi tiếp quản Nhà trắng đã cơ bản tiếp nối các chính sách đối với Trung Quốc từ người tiền nhiệm Donald Trump, song có sự điều chỉnh để không làm cho nóng thêm, căng thẳng hơn các tranh chấp, bất đồng. Hai nhà lãnh đạo dù không gặp gỡ trực tiếp suốt gần 2 năm qua do ảnh hưởng tới đại dịch Covid-19 những cũng đã có tới 5 cuộc hội đàm trực tuyến và điện đàm, trong đó có cuộc kéo dài tới hơn 2 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, do khác biệt và xung khắc quá lớn về chiến lược cũng như lợi ích cốt lõi, hai bên chưa thể hạ nhiệt căng thẳng giữa hai nước.
Cuộc gặp thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên của Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc trong bối cảnh đó được cho là tác động không nhỏ tới chiều hướng quan hệ của hai siêu cường này trong tương lai. Một sự hòa dịu hơn trong quan hệ hai nước được cho có lợi cho lợi ích cả hai nước, đồng thời tác động tích cực tới các mối quan hệ ở khu cũng như thế giới, và ngược lại.
Trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh trực tiếp Mỹ - Trung Quốc, Tổng thống Joe Biden nêu rõ ông muốn khẳng định với Chủ tịch Tập Cận Bình về chủ trương theo đuổi “sự cạnh tranh” chứ không phải là “xung đột” trong quan hệ giữa hai cường quốc này. Người đứng đầu nước Mỹ nhấn mạnh, ông muốn tìm hiểu rõ “lằn ranh đỏ” của Mỹ và Trung Quốc là gì, để nắm được đâu là lợi ích quốc gia quan trọng của mỗi bên và xác định xem những lợi ích này có xung đột với nhau hay không nhằm từ đó tìm ra cách giải quyết.
Mỹ trừng phạt 5 công ty Nga - Trung, cáo buộc góp phần thúc đẩy chương trình tên lửa của Iran Đặc phái viên của Mỹ tại Iran cho biết, Bộ Tài chính Mỹ có kế hoạch áp lệnh trừng phạt bổ sung nhằm vào Iran trong những tuần tới liên quan tới vũ khí, vũ khí hủy diệt hàng loạt và những vi phạm khác. |
Trung Quốc bất ngờ kêu gọi Mỹ nối lại đối thoại Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi hai nước nối lại đối thoại và khuyến khích trao đổi hữu nghị giữa các cơ quan lập pháp, tổ chức nghiên cứu, cộng đồng kinh doanh và truyền thông. |