Lạm phát tại Mỹ hạ nhiệt tạo tiền đề cho Fed hãm đà siết chặt chính sách
Cuộc chiến chống lạm phát của Fed đang gây ra ảnh hưởng rõ nét lên kinh tế Mỹ
Nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng 1,1% trong quý 1/2023, thấp hơn so với dự báo 2% của các chuyên gia trước đó. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ như vậy giảm đáng kể
|
Fed: Các ngân hàng Mỹ đang ngày một ngại cho vay
Nhìn từ góc độ người tiêu dùng, các ngân hàng cho biết nhu cầu thẻ tín dụng, các khoản vay mua ô tô và vay tiêu dùng đồng thời giảm đi, dù mức giảm không đến nỗi tệ hại như cuối năm ngoái.
|
Lạm phát tại Mỹ đã hạ nhiệt từ mức đỉnh gần đây, tuy nhiên vẫn ở ngưỡng cao. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nâng mạnh lãi suất trong suốt hơn 1 năm nhằm kiềm chế lạm phát thông qua việc hãm bớt tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Vào tuần trước, Fed đồng thời phát đi thông điệp nhiều khả năng Fed đã hoàn thành quá trình nâng lãi suất.
Fed hiện đang tìm kiếm những dấu hiệu cho thấy lạm phát giảm về ngưỡng mục tiêu 2%. Tuy nhiên, theo cập nhật gần đây, chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2023 tăng khoảng 5% so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Lao động Mỹ vào ngày thứ Tư công bố chỉ số CPI tại Mỹ tăng 0,4% so với tháng liền trước, mức tăng tháng của tháng 3/2023 là 0,1%. Lạm phát tại Mỹ tháng 4/2023 chịu ảnh hưởng bởi việc chi phí nhà ở và xăng dầu tăng cao. Chỉ số giá cả tại Mỹ tháng 4/2023 tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước.
Trong tuần trước, Fed nâng lãi suất liên bang thêm 0,25 điểm phần trăm lên ngưỡng từ 5% đến 5,25%, cao nhất trong 16 năm, đây là quyết định nâng lãi suất thứ 10 của Fed trong vòng hơn 1 năm. Những động thái này cần có thời gian để tạo ra ảnh hưởng trong nền kinh tế.
Fed đã hãm đà tăng trưởng nền kinh tế thông qua việc điều chỉnh lãi suất, điều kiện tài chính vì vậy mà thắt chặt, lãi suất cao hơn, giá cổ phiếu thấp hơn và đồng USD tăng giá. Những áp lực gần đây trong hệ thống ngân hàng dự kiến sẽ còn gây ra thêm tình trạng căng thẳng tài chính tệ hại hơn, tuy nhiên mức độ thắt chặt tín dụng khó dự báo và sẽ chưa bộc lộ rõ trong nhiều tháng.
Nếu loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng vốn có nhiều biến động, chỉ số giá cả tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng chậm hơn so với tháng 3/2023. Chỉ số giá tiêu dùng lõi hiện vẫn cao do chi phí nhà ở cao, tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế tin rằng mức tăng của chi phí nhà ở sẽ hạ nhiệt trong những tháng tới. Việc chi phí nhà ở thay đổi sẽ cần thời gian mới có thể được thể hiện rõ trong các số liệu về chỉ số giá tiêu dùng bởi xét đến độ trễ của các hợp đồng thế chấp và thuê nhà.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng chỉ số giá tiêu dùng lõi có thể coi như chỉ báo tốt hơn về lạm phát tương lai.
Chuyên gia kinh tế cao cấp tại Wells Fargo, bà Sarah House, nhận xét: “Người tiêu dùng có thể đang ngày một khó tính hơn, tuy nhiên họ vẫn chịu chi tiêu cho một số loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhất định”.
Một số người Mỹ đang có những điều chỉnh về tiêu dùng khi mà giá cả tăng lên.
Lạm phát bắt đầu tăng mạnh vào cuối năm 2020 khi mà các biện pháp hạn chế đi lại thời kỳ đại dịch COVID-19 được nới lỏng. Lạm phát lập đỉnh 9% vào tháng 6/2022, ngưỡng lạm phát này cao hơn rất nhiều so với thời kỳ năm 2019.
Áp lực giá cả ban đầu tăng lên bởi những yếu tố liên quan đến chuỗi cung ứng và giá hàng hóa cao, tuy nhiên những yếu tố này đã cải thiện đáng kể. Gần đây, có một yếu tố hỗ trợ cho lạm phát chính là việc nhu cầu sử dụng người lao động của ngành dịch vụ tăng lên. Tăng trưởng mức lương vì vậy lên mạnh, nhiều doanh nghiệp nâng giá bán hàng hóa. Một yếu tố khác chính là các doanh nghiệp đã có thể nâng giá bán hàng hóa và tăng được lợi nhuận mà không bị người tiêu dùng phản ứng.
Điều kiện tín dụng dành cho doanh nghiệp và các hộ gia đình Mỹ vẫn tiếp tục thắt chặt trong những tháng đầu của năm, theo khảo sát mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thực hiện với các ngân hàng.
Tuy nhiên các kết quả mới nhất dường như đánh dấu cho tác động dồn tích từ loạt động thái siết chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng chứ không phải ảnh hưởng nhất thời từ vụ việc ngân hàng Silicon Valley sụp đổ vào hồi tháng 3/2023, theo nội dung bài đăng mới nhất trên Financial Times.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ, điều kiện tín dụng thậm chí còn thắt chặt hơn khi mà 46,7% các ngân hàng khẳng định điều kiện tín dụng giờ khó khăn hơn, tỷ lệ này cao hơn nhiều so với con số 43,8% trong cuộc khảo sát lần gần nhất.
Cũng theo các ngân hàng, các doanh nghiệp đủ mọi quy mô cũng đang giảm nhu cầu tín dụng hơn so với 3 tháng trước đây.
Điều kiện tín dụng có thể là một phần của câu chuyện, nhiều ngân hàng công bố họ đang giảm bớt quy mô các khoản vay đồng thời nâng lãi suất cho vay.
Nhìn từ góc độ người tiêu dùng, các ngân hàng cho biết nhu cầu thẻ tín dụng, các khoản vay mua ô tô và vay tiêu dùng đồng thời giảm đi, dù mức giảm không đến nỗi tệ hại như cuối năm ngoái. Nhìn chung, các ngân hàng cũng không muốn cung cấp cho người tiêu dùng nhiều khoản vay như trước và đồng thời cũng hạn chế bớt quy mô các khoản vay ô tô.
“Rõ ràng đó là một thay đổi lớn. Sự thắt chặt của điều kiện tín dụng không tệ hại như tưởng tượng của nhiều người bởi xét đến căng thẳng trong ngành ngân hàng”, chuyên gia kinh tế trưởng tại JP Morgan – ông Michael Feroli nói. Tuy nhiên việc nhu cầu giảm sút, đặc biệt khi mà chính các ngân hàng công bố số lượng doanh nghiệp nhỏ muốn vay tiền giảm một nửa, mọi chuyện cho thấy bức tranh u ám về triển vọng tín dụng.
Tình trạng tín dụng thắt chặt cũng phản ánh cho việc nỗi lo của các ngân hàng liên quan đến việc bảo toàn vốn cũng như đảm bảo thanh khoản tối đa tăng dần trong bối cảnh triển vọng tín dụng xấu đi. Nhóm các ngân hàng quy mô vừa, giống như Fed từng nhấn mạnh trong các cuộc khảo sát mới đây, dường như rất căng thẳng trong cấp tín dụng.
Chứng khoán Mỹ hồi phục, Dow Jones bật tăng gần 550 điểm
Cổ phiếu của các ngân hàng khu vực tại Mỹ đã chịu nhiều áp lực trong tuần này khi mà nhà đầu tư lo sợ rằng các tổ chức ngân hàng khác có thể sụp đổ.
|
Ngành ngân hàng Mỹ trong tâm bão khủng hoảng niềm tin
Điều xảy ra với Ngân hàng First Republic cho thấy rằng các ngân hàng đặc biệt dễ chịu tổn thương từ việc suy giảm niềm tin của nhà đầu tư.
|