Lãi suất trái phiếu khu vực Đông Á mới nổi giảm khi chính sách tiền tệ giảm thắt chặt
Insider Monkey: Việt Nam xếp thứ 16 trên tổng số 21 quốc gia giàu nhất thế
Mới đây, trang Insider Monkey đã đưa ra danh sách top 21 quốc gia và vùng lãnh thổ giàu có nhất châu Á, trong đó Việt Nam đứng ở vị trí thứ 16.
|
Nguyên nhân kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu suy thoái
Lạm phát có nguyên nhân trực tiếp từ giá năng lượng và thực phẩm tăng cao đã hạ nhiệt tại châu Âu trong những tháng gần đây, tuy nhiên vẫn cao hơn so với tính toán.
|
Lãi suất trái phiếu tại Đông Á mới nổi đã giảm trong giai đoạn từ tháng 3 tới tháng 5 trong bối cảnh áp lực lạm phát được nới lỏng và thắt chặt tiền tệ chậm hơn ở Hoa Kỳ, theo ấn bản mới nhất của báo cáo Giám sát Trái phiếu châu Á của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Các điều kiện tài chính trong khu vực nhìn chung vẫn ổn định, ngay cả khi vẫn còn sự không chắc chắn về lập trường tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và rủi ro tiềm ẩn trong lĩnh vực ngân hàng của các nền kinh tế phát triển chủ chốt. Các thị trường chứng khoán sụt giảm và đồng nội tệ suy yếu nhẹ so với đồng đô-la Mỹ trong khoảng thời gian từ ngày 1/3 đến ngày 2/6, trong khi phí bảo hiểm rủi ro giảm.
Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Albert Park, nhận định: “Hầu hết các ngân hàng trung ương trong khu vực đã giảm tốc độ tăng lãi suất, còn tình trạng bất ổn trong lĩnh vực ngân hàng ở Hoa Kỳ và châu Âu cho tới nay chỉ có tác động hạn chế đến thị trường tài chính khu vực. Tuy nhiên, tại Mỹ, lo ngại về sự ổn định tài chính và lạm phát đang dẫn tới sự không chắc chắn về lập trường tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Các điều kiện tài chính trong khu vực có thể tiếp tục bị ảnh hưởng bởi tình trạng không chắc chắn này.”
Khu vực Đông Á mới nổi bao gồm các nền kinh tế thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); Trung Quốc và Hàn Quốc.
Tổng lượng trái phiếu bằng đồng nội tệ của khu vực đã tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 23,8 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 3. Sự gia tăng này chủ yếu do các chính phủ phát hành nợ ồ ạt vào đầu năm để tài trợ cho các chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế. Lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp được duy trì ở mức vừa phải, một phần do lãi suất cao hơn.
Tăng trưởng trên thị trường trái phiếu bền vững của khu vực Đông Á mới nổi và Nhật Bản đã giảm còn 5,9% so với quý trước, với tổng giá trị trái phiếu bền vững đạt 633,9 tỷ USD vào cuối tháng 3. Khu vực ASEAN+3 vẫn là thị trường trái phiếu bền vững lớn thứ hai trên thế giới, ngay cả khi khu vực này cần thêm đồng nội tệ và nguồn tài chính dài hạn. Trái phiếu xanh, tài trợ bằng đồng nội tệ và phát hành của khu vực tư nhân chiếm ưu thế trong phát hành trái phiếu bền vững của khu vực.
Sự mở rộng trong cả phân khúc trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp đã giúp thị trường trái phiếu tổng thể của Việt Nam tăng 5,1% so với quý trước, lên tới 111,9 tỷ USD. Hoạt động của trái phiếu doanh nghiệp tăng lên sau khi chính phủ nới lỏng một số quy định về trái phiếu, dẫn tới việc phát hành trở lại trong quý này.
Các tổ chức quản lý tài sản lớn trên thế giới hiện đang trở lại với tài sản đầu tư mang lại thu nhập cố định nhằm tìm kiếm lợi suất hấp dẫn hơn, theo nội dung bài báo mới được Financial Times đăng tải.
Trong 12 tháng qua, lãi suất trái phiếu tại Mỹ đã tăng mạnh, giá trái phiếu giảm. Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn dài hiện cao hơn so với bất kỳ thời điểm nào trong thập kỷ qua.
Khi mà Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đang tiến dần đến điểm cuối của quá trình siết chặt chính sách tiền tệ, nhiều nhà đầu tư tổ chức và cá nhân đang mua vào cả trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp.
“Thị trường trái phiếu lại đang sôi động trở lại, lần đầu tiên sau khoảng thời gian dài. Họ đã mệt mỏi với lãi suất 0% trong vài năm”, trưởng bộ phận đầu tư của quỹ toàn cầu T Rowe Price – ông Sebastien Page nói với Financial Times chỉ ra.
Ông Page nói: “Thực sự mọi chuyện rất đơn giản. Lợi suất hiện nay cao hơn so với trước đây, điều đó cũng đồng nghĩa nhà đầu tư sẽ có được lợi nhuận thu về cao hơn kỳ vọng”.
Hơn 332 tỷ USD đã được rút ra khỏi các sản phẩm đầu tư mang lại thu nhập cố định tại Mỹ tỏng năm vừa qua, theo số liệu của Morningstar. Tuy nhiên giờ đây xu thế này đã đảo chiều, hơn 100 tỷ USD được đổ vào các quỹ mang lại tài sản cố định trong 4 tháng đầu của năm nay.
“Chúng ta đang chứng kiến những dòng vốn tìm đến sản phẩm thu nhập cố định. Dường như giai đoạn đầu của thị trường cổ phiếu đang xảy ra trên thị trường trái phiếu, có khác là dòng vốn tìm đến tài sản đầu tư lợi suất cố định mà thôi”, CEO quỹ State Street Global Advisors quy mô 3,6 nghìn tỷ USD – ông Yie-Hsin Hung phân tích.
Còn theo CEO quỹ quy mô 2,2 nghìn tỷ USD có tên Capital Group, ông Mike Gitlin, công bố: “Tại Capital Group, chúng tôi đang chứng kiến khoảng 500 triệu USD dòng vốn mới vào thị trường trái phiếu mỗi tuần”.
Ông Gilin nói thêm: “Tôi nghĩ bạn sẽ chứng kiến đến 1 nghìn tỷ USD vào thị trường trái phiếu trong vài năm tới. Điều đó sẽ đến, xu thế đầu tư vào trái phiếu sẽ ngày một mạnh mẽ hơn”.
Vì sao doanh nghiệp Mỹ đổ xô phát hành trái phiếu trong tháng 5?
Nếu không tính năm 2020 khi mà lãi suất ở mức siêu thấp khiến cho doanh nghiệp đua nhau phát hành đến 196 tỷ USD trái phiếu, giá trị phát hành trái phiếu tháng 5/2023 như vậy cao nhất trong 7 năm trở lại đây.
|
Đằng sau xu thế đầu tư mạnh vào trái phiếu trên toàn cầu trong thời gian gần đây
Khi mà Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đang tiến dần đến điểm cuối của quá trình siết chặt chính sách tiền tệ, nhiều nhà đầu tư tổ chức và cá nhân đang mua vào cả trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp.
|