Trang chủ Bờ cõi biển đảo Nhịp sống biển đảo
09:15 | 08/07/2020 GMT+7

Kỳ vĩ Trường Sa

aa
Nói đến Trường Sa là nói đến sự vất vả, gian lao trong nắng gió, bão giông và bản lĩnh thép của những người lính giữ gìn biển đảo, thềm lục địa Tổ quốc. Nhưng, còn một thế giới thiên nhiên bí ẩn, kỳ vĩ nữa lúc ẩn lúc hiện, lúc xa lúc gần... và làm cho hành trang người lính đảo thêm tươi đẹp, vẫn chưa được khám phá.
Xác lập và thực thi bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp Quốc tế Xác lập và thực thi bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp Quốc tế
Quyền lịch sử của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua các tư liệu từ thế kỷ 19 Quyền lịch sử của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua các tư liệu từ thế kỷ 19
1048 11
Chở hàng lên đảo. Ảnh: Sương Nguyệt Minh

Trường Sa được thiên nhiên ban tặng nhiều điều kỳ vĩ, nhưng có lẽ bắt đầu từ... địa chất, địa hình. Một trong những địa hình kỳ thú nhất là đảo chìm Thuyền Chài. Nhìn từ xa, rạn san hô dưới nước biển màu xanh lá mạ hình dạng giống như cái thuyền đánh cá, có lẽ ngư dân lấy luôn cái công cụ truyền đời của mình mà gọi là đảo Thuyền Chài. Giữa đảo chìm Thuyền Chài là cái hồ lớn nước sâu, rộng khoảng hơn hai chục cây số vuông. Mỗi khi thủy triều xuống, ba bãi cát nhô cao trong lòng hồ khoảng nửa mét, nhưng khi triều lên thì... lụt băng, ngập sâu tới 1m. Công binh Hải quân đã khơi một cái luồng dài 300m, rộng 20m để thuyền bè từ ngoài rạn san hô vào trong lòng hồ tránh bão giông.

Cái dạo tôi đến Trường Sa Đông, buổi chiều ngồi nghỉ bên bờ đã kè bê tông chắn sóng, nhìn thấy nhiều cây cổ thụ bị sóng gió đánh dạt vào. Có cây còn nguyên gốc rễ, cành lá chi chít, thân to cỡ một người ôm không xuể, có cây đường kính cao gần bằng đầu người, dài hơn 10m. Không ai biết những cây gỗ này từ đâu trôi đến. Có thể bão gió, lũ lụt ở miền Trung cuốn chúng theo sông Hương, sông Hàn, sông Ba... ra biển chăng? Cũng có thể quê hương xứ sở chúng ở một cánh rừng nào đó của Phi-líp-pin hoặc In-đô-nê-xi-a, hay từ Ti-mo Lét-xtê cũng nên. Lại có cả vỏ thùng phi đựng dầu, hoặc xăng to tổ chảng, đường kính cỡ 5m từ đẩu đâu cũng bị sóng gió đánh dạt vào. Tôi nghi ngờ chúng từ một cái tàu đắm nào đó!

Đảo nhìn thấy bình minh đầu tiên là đảo Tiên Nữ. Nhưng, dù ở đảo nổi đảo chìm, hay nhà giàn nào thì cũng thấy bình minh và hoàng hôn rõ mồn một. Mặt trời ở Trường Sa to hơn mặt trời ở đất liền, đó là điều không tranh cãi. Suốt đợt đi biển, chúng tôi đã nhiều lần nhìn thấy mặt trời như cái nong tằm đỏ rực lừ lừ lặn xuống hay lừ lừ mọc trồi lên mặt nước rất rõ, có nghĩa là tận mắt nhìn thấy cả sự hiện ra hay biến mất của nó.

Có lẽ, kỳ quái nhất ở Trường Sa là... vòi rồng. Trời đang bình yên, mặt biển đang phẳng lặng, bỗng nhiên nhìn thấy cột nước trắng dựng đứng lên cao, đôi khi nó uốn éo hoặc xoắn như cái mũi khoan khổng lồ và lừ lừ đi trên mặt biển. Có khi vòi rồng đi ngang trước mặt, khi thì đi thẳng, hay đi xiên rồi mất hút về phía đường chân trời. Vòi rồng mà đi về phía đảo thì coi chừng phải chui vào lô cốt, nếu không thì nó hút hết cả nồi niêu, xoong chảo, rau xanh, súng ống, gà vịt và cả người lên lưng chừng trời rồi ném đến một nơi xa lắc. Lính đảo lái xuồng đi tuần tra quanh đảo nhìn thấy vòi rồng khiếp lắm, chỉ còn biết phóng hết tốc lực về cầu xuồng, neo lại rồi chạy tháo thân về đảo ẩn nấp.

1122 22
Văn công biểu diễn ở Trường Sa. Ảnh: Sương Nguyệt Minh

Ở Trường Sa lộng lẫy nhất là... cầu vồng. Trường Sa thì mưa nắng bất chợt nên có ngày lính đảo được mấy lần chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh của cầu vồng cũng là chuyện thường tình. Đôi khi có hai cầu vồng xếp chồng lên nhau. Trong chuyến đi, tôi và những người từ đất liền ra đảo đã tận mắt thấy cầu vồng ở đảo chìm Núi Le. Tàu rời đảo một chốc thì mưa, mưa thoáng qua một lát thì tạnh. Vậy mà, tôi đã thấy một cầu vồng lung linh rực rỡ bắc lên nền trời vắt từ điểm đóng quân A đến điểm đóng quân B. Hai nhà đảo chìm ở rất xa nhau đen mờ nổi lên ở đường chân trời, bỗng chốc trở thành chân cầu vồng bảy sắc.

Ở đảo Tiên Nữ có loài sò biển đồ sộ. Khi tôi ra đảo, chỉ thấy một "đảo lô cốt" trần trụi bê tông nhô lên vững chãi và một nhà đảo chân cao chẳng có cây xanh. Đang ước ao được nhìn một con ốc, hay con sò biển bằng ngón tay út, thì một anh lính hải quân lái xuồng cao tốc bảo: "Anh chờ em chút." Nói xong, anh lính lội ngay xuống nước, mò mẫm chỉ khoảng năm phút sau đã lôi lên một vỏ sò biển to bằng cái nón trước sự kinh ngạc của những người đất liền. Mò thêm một lát nữa, anh lính trẻ lại lôi lên một cái khác nhưng bị mẻ một miếng bằng nửa bàn tay. Người nọ chuyền tay người kia cái vỏ sò tai tượng đang nhỏ nước mặn và trầm trồ. Mặt trong vỏ sò tai tượng trơn bóng, màu trắng ngà, mặt ngoài của sò xù xì có nhiều gờ nổi, chúng là loài thủy sinh quý hiếm.

Ở quần đảo Trường Sa, hầu như đảo nào cũng có những con sò khổng lồ. Đảo Sinh Tồn còn có trai tai tượng. Sách đỏ Việt Nam ghi chép về hai mẫu trai tai tượng rộng nửa mét, dài gần một mét bắt được ở đảo Sinh Tồn. Lính đảo lội ở rạn san hô rất sợ dẫm chân phải đúng cái miệng trai hoặc sò tai tượng khổng lồ, bỗng dưng nó khép miệng vào ngậm cả chiếc giầy hay cái dép dọ đang xỏ và nghiền đứt thịt đến tận xương. Chỉ còn nước đem dao rựa hoặc xà beng bẩy mới rút được chân ra.

Trường Sa còn có loại vích khổng lồ. Vích thực ra là loại rùa biển to lớn. Mùa sinh sản, vích bò lên bãi cát đảo đẻ trứng rồi dùng chân trước vun cát, lấp dấu vết và cũng là để tạo nhiệt độ ấp trứng. Đến ngày, đến tháng, vích con tự phá vỏ trứng chui ra. Lính đảo Trường Sa Đông đi tuần sáng sớm, đôi khi bắt được hè nhau vật ngửa nó ra, bốn chân vích cứ chới với lên trời. Chỉ có bắt vích bằng cách ấy, nó mới không chạy được. Còn không thì xúm vào kéo, giữ hoặc ngồi cả lên trên mo, vích cũng cứ xồng xộc kéo cả người xuống biển.

Ở Trường Sa sinh động nhất là chim. Cái giống chim hải âu lúc bình thường chúng bay liệng chấp chới trên trời rồi thỉnh thoảng lại sà xuống nước bắt cá. Chim hải âu có loại lông lưng xám, mỏ và chân cũng xám, nhưng lông bụng lại trắng, có loại lông trắng muốt, chân và mỏ đỏ hồng. Chúng được gọi là... chim báo bão, rất thân thiện với cánh thủy thủ và lính đảo. Khi bão tố ập đến, chúng cũng biết bay vào đảo tránh gió mưa. Nhưng rất phiền là chúng chui vào cả phòng họp, phòng ngủ, rúc vào tủ đựng thức ăn, vào chăn màn, đậu cả trên giường chiếu, chui cả vào phòng lái tàu. Đêm lính đảo thiu thiu ngủ, chúng cũng gật gù gật gù, để rồi ban mai chúng lại bay liệng trắng lóa chấp chới dưới mặt trời. Sinh động biết bao!

Ở đảo nổi nào cũng có vật cản bằng bê tông chắn sóng và cọc tiêu cũng bằng bê tông. Lính đảo thường buộc bia vào đó... tập bắn. Bỗng, một sớm ban mai, hành quân ra bãi cát tập luyện thì giời ơi, trên tất cả các vật cản, cọc tiêu ấy là những con chim biển giống như con vạc ở đất liền... đậu lù lù. Mục tiêu không phải là bia nữa mà là những con chim lạ. Tất nhiên, "đầu ruồi đội đít điểm đen" là cái ức con chim để viên đạn ra khỏi nòng xuyên vào đầu thì thịt mới không bị phá nát. Nhưng, chỉ là tập ngắm, lính đảo không thừa đạn để bắn chim đến làm bạn với mình. Quả thật, những sinh vật biển sống động góp phần tạo nên thiên nhiên kỳ thú, lãng mạn và làm cuộc sống người lính Trường Sa bớt vất vả, gian lao.

Nhịp sống đảo chìm Trường Sa: Pháo đài vững chắc giữa ngàn khơi Nhịp sống đảo chìm Trường Sa: Pháo đài vững chắc giữa ngàn khơi

Với đặc thù là đảo xa nhất trong số 21 đảo của Việt Nam tại huyện đảo Trường Sa, đảo Đá Thị được ví như ...

Giải pháp cho Hoàng Sa và Trường Sa bị những tính toán của Trung Quốc ngăn trở Giải pháp cho Hoàng Sa và Trường Sa bị những tính toán của Trung Quốc ngăn trở

Tạp chí Thời Đại xin lược trích và giới thiệu bài phát biểu của Subhash Kapiira tại Hội thảo quốc tế Trường Sa - Hoàng Sa ...

Việt Nam có đủ bằng chứng về chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Việt Nam có đủ bằng chứng về chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Ngày 10/4, trong chuyên mục Cận cảnh Việt Nam, Báo điện tử Kinh tế Aju (Hàn Quốc) (https://m.ajunews.com/view/20200409180043091) đã đăng tải bài viết về vấn ...

Sương Nguyệt Minh
Nguồn: www.bienphong.com.vn

Tin bài liên quan

Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Ngày 18/5/2025, Trung tâm Dịch vụ Hậu cần – Kỹ thuật đảo Trường Sa (thuộc Hải đoàn 129 Hải quân) đã khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới tàu cá NT02070TS.
Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

Việt Nam đã giao thiệp và trao công hàm phản đối các quốc gia liên quan về các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với đá Hoài Ân và các thực thể liên quan khác của Trường Sa.
5 hoạt động lớn gắn kết kiều bào với quê hương trong tháng 4

5 hoạt động lớn gắn kết kiều bào với quê hương trong tháng 4

Chiều 24/3, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao tổ chức gặp gỡ báo chí nhằm thông tin về một số hoạt động do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức dành cho kiều bào trong quý II/2025.

Các tin bài khác

Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Trong hai ngày 26, 27/6, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Viện Kiểm sát Quân sự Khu vực 2 và Cơ quan Điều tra Hình sự Khu vực 3 Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025.
Bệnh xá Đảo Sinh Tồn Đông kịp thời cấp cứu ngư dân bị tai nạn

Bệnh xá Đảo Sinh Tồn Đông kịp thời cấp cứu ngư dân bị tai nạn

Ngày 24/6/2025, Bệnh xá đảo Sinh Tồn Đông đã tiếp nhận và cấp cứu thành công ngư dân Bình Thuận bị cá kìm đâm vào cổ.
Bộ Y tế khảo sát, hỗ trợ nâng cao năng lực Bệnh xá Lữ đoàn 175

Bộ Y tế khảo sát, hỗ trợ nâng cao năng lực Bệnh xá Lữ đoàn 175

Ngày 21/6, tại huyện Năm Căn (tỉnh Cà Mau), Bộ Y tế phối hợp với Quân chủng Hải quân tổ chức chương trình khảo sát, đánh giá thực trạng và nhu cầu hỗ trợ Bệnh xá Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân.
Quân y Đảo Trường Sa cứu chữa kịp thời ngư dân gặp nạn trên biển

Quân y Đảo Trường Sa cứu chữa kịp thời ngư dân gặp nạn trên biển

Sáng 21/6, tại Đảo Trường Sa, lực lượng quân y đã hoàn tất việc bàn giao ngư dân Tiêu Viết Bút (sinh năm 1970, quê xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) cho tàu cá QNg 95657TS, sau khi ông được điều trị ổn định chấn thương do tai nạn lao động trên biển.

Đọc nhiều

Trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam

Trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam

Ngày 07/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam Ali Akbar Nazari. Đây là phần thưởng nhằm ghi nhận những đóng góp tích cực của Đại sứ trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước.
Mùa hè sẻ chia của học sinh Mỹ trên đất Việt

Mùa hè sẻ chia của học sinh Mỹ trên đất Việt

Mùa hè 2025, 31 em học sinh Mỹ tham gia chương trình tình nguyện quốc tế đã góp sức xây dựng 6 căn nhà nhân ái dành tặng người dân Quảng Ngãi. Việc làm của các em không chỉ để lại dấu ấn đẹp tại địa phương mà còn góp phần thiết thực vun đắp tình hữu nghị Việt - Mỹ.
Phát huy sức mạnh đoàn kết của cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Thái Lan

Phát huy sức mạnh đoàn kết của cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Thái Lan

Ngày 06/7, Ban Chấp hành Hội Sinh viên Việt Nam tại Thái Lan tổ chức Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam tại Thái Lan khóa IV, nhiệm kỳ 2025-2028. Đại hội đề ra phương hướng phát triển nhiệm kỳ mới, tập trung vào việc phát huy vai trò và sức mạnh đoàn kết của cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Thái Lan, tạo nền tảng vững chắc cho các hoạt động giao lưu, học thuật và hỗ trợ sinh viên, nghiên cứu sinh trong việc học tập và hội nhập quốc tế.
Tổ chức tha người được đặc xá đợt 2 năm 2025 vào ngày 01/9

Tổ chức tha người được đặc xá đợt 2 năm 2025 vào ngày 01/9

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá vừa ký Hướng dẫn 94/HD-HĐTVĐX về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1244/2025/QĐ-CTN ngày 03/7/2025 của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2025 (đợt 2). Hướng dẫn nêu rõ việc tổ chức tha người được đặc xá vào ngày 01/9/2025.
Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Prey Veng (Campuchia), Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khánh thành cặp cửa khẩu quốc tế Tân Nam (Tây Ninh, Việt Nam) - Meun Chey (Prey Veng, Campuchia) trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân giữa các tỉnh giáp biên hai nước.
Việt Nam - Lào phối hợp chặt chẽ trong công tác quy tập hài cốt liệt sĩ

Việt Nam - Lào phối hợp chặt chẽ trong công tác quy tập hài cốt liệt sĩ

Ngày 07/7, Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm và đoàn công tác đã đến tỉnh Hủa Phăn dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Việt Nam và Lào; thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ Đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và khảo sát khu đất dự kiến xây dựng trụ sở mới cho đơn vị.
Người chiến sĩ Hải quân kiên cường nơi đầu sóng qua những bức ảnh

Người chiến sĩ Hải quân kiên cường nơi đầu sóng qua những bức ảnh

Từ ngày 01 đến 06/7, tại đặc khu Phú Quốc (tỉnh An Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức trưng bày ảnh với chủ đề “Tự hào người chiến sĩ Hải quân”. Hơn 300 bức ảnh được giới thiệu tại trưng bày đã khắc họa sinh động hình ảnh người lính biển - kiên cường nơi đầu sóng ngọn gió, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, đồng thời là điểm tựa vững chắc của nhân dân trên địa bàn đóng quân.
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
infographic viet nam hoan thanh vai tro dong chu tich chuong trinh dong nam a searp giai doan 2022 2025
infographic sua phap lenh dan so vo chong tu quyet dinh so con va thoi gian sinh con
infographics quan he doi tac toan dien giua viet nam va hungary
infographic quan he doi tac chien luoc toan dien viet nam phap
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua (04/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 02 năm 2025.
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội cho biết, từ ngày 01/7/2025, nhiều thủ tục đất đai sẽ được tiếp nhận tại các chi nhánh. Thay đổi này nhằm tạo thuận lợi, đảm bảo giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp.
Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...
Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6, miền Bắc gia tăng mưa cả về diện và lượng, đặc biệt vùng núi nhiều nơi mưa rất to. Nam Bộ mưa giông rải rác.
Phiên bản di động