Trang chủ Bờ cõi biển đảo Lịch sử chủ quyền
10:50 | 27/06/2020 GMT+7

Quyền lịch sử của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua các tư liệu từ thế kỷ 19

aa
Tạp chí Thời Đại xin giới thiệu bài viết của Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, Australia và châu Đại Dương thuộc Viện Đông Phương học - Viện Hàn lâm Khoa học Nga, ông Dmitry Mosyakov tại Hội thảo quốc tế: “Hoàng Sa – Trường Sa: Sự thật lịch sử”. Để tiện cho bạn đọc theo dõi, Tòa soạn đã đặt thêm các title dẫn.
nhip song dao chim truong sa phao dai vung chac giua ngan khoi Nhịp sống đảo chìm Trường Sa: Pháo đài vững chắc giữa ngàn khơi
giai phap cho hoang sa va truong sa bi nhung tinh toan cua trung quoc ngan tro Giải pháp cho Hoàng Sa và Trường Sa bị những tính toán của Trung Quốc ngăn trở
viet nam khang dinh chu quyen lich su doi voi quan dao hoang sa va truong sa
Tượng đài Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải trên đảo Lý Sơn

Hải đội Hoàng Sa và sự quản lý thực tế hai quần đảo của triều đình nhà Nguyễn

Vấn đề ai là chủ của những hòn đảo trong Biển Đông vẫn kéo dài cho đến tận ngày nay bởi một thực tế là Trung Quốc không chỉ cố biến những vùng đất xâm chiếm bất họp pháp thành lãnh thổ của mình mà còn cố chứng minh rằng họ có những vùng đất đó từ xa xưa, có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những nhà truyền giáo Trung Quốc thường nói rằng những hòn đảo này luôn nằm trong sự kiểm soát kinh tế và chính trị của Trung Quốc. Điều này trái với những sự thật lịch sử mà chúng ta biết được thông qua các công trình nghiên cứu tích cực của các nhà khoa học Việt Nam.

Trong những công trình này, dựa trên những tài liệu có thực từ Cục Lưu trữ Nhà nước của Việt Nam, các nhà khoa học chỉ ra rằng “sự trù phú của quần đảo Hoàng Sa đã thu hút sự chú ý của người Việt Nam từ thế kỷ 17-18. Để kiếm được gỗ, ngọc trai, mai rùa quý, Việt Nam đã thành lập các đội khai thác kinh tế đặc biệt và cử ra các đảo khai thác thường xuyên. Hàng năm, gần 70 người được chia thành hai đội đi ra Hoàng Sa trong khoảng 6 tháng. Nhiệm vụ của họ là thu thập vàng, bạc, vũ khí, gốm, sứ và các vật có giá trị khác từ những tàu bị đắm trong vùng biển này. Công việc của những đội hùng binh này tại quần đảo Hoàng Sa được nhắc đến trong nhiều văn bản cổ, trong đó có “Phủ biên tạp lục” (1776), “Đại Nam thực lục tiền biên và chính biên” (1844-1848), “Đại Nam nhất thống chí” (1882). Những đội này hoạt động trên các đảo liên tục trong hơn 100 năm, kể cả dưới triều Nguyễn (1802-1945). Trong các văn kiện của Bộ Ngoại giao Việt Nam, những hoạt động có tầm quan trọng rất lớn bởi những đội hùng binh này là do Nhà nước cử đi. Điều đó nghĩa là sự có mặt của đại diện chính thức của Nhà nước Việt Nam tại các đảo này là sự thật. Đây là cơ sở vững chắc cho các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với những hòn đảo này.

viet nam khang dinh chu quyen lich su doi voi quan dao hoang sa va truong sa

Thuyền câu (mô phỏng) do các binh phu của Đội Hoàng Sa dùng để hoạt động khai thác, quản lý đảo Hoàng Sa thế kỷ 17

Nhiều người cũng biết rằng vua Gia Long - vị vua đầu tiên của triều Nguyễn và những người kế vị đã thể hiện sự quan tâm tích cực trong việc nghiên cứu và sử dụng hai quần đảo. Ví dụ, vào thời vua Gia Long, Phạm Quang Ảnh đã dẫn đội khai thác Hoàng Sa trong những năm 1815-1816. Ông đã tiến hành các hoạt động khảo sát đường biển và khảo sát quần đảo Hoàng Sa.

Trong những năm 1834-1836, vua Minh Mạng đã liên tục chỉ đạo các tướng tiến hành khảo sát từng hòn đảo trong quần đảo Hoàng Sa, nghiên cứu các vùng nước xung quanh, vẽ bản đồ, xây chùa và dựng bia trên các hòn đảo, thể hiện những hòn đảo này thuộc Việt Nam. Năm 1847, vua Thiệu Trị phê vào bản tâu của Bộ Công rằng “Xứ Hoàng Sa thuộc vùng biển nước ta. Theo lệ hàng năm có phái binh thuyền ra xem xét thông thuộc đường biển” [Tài liệu về Hoàng Sa, VNA, 1988, trang 3].

Chỉ từ giữa thế kỷ 19, các chính quyền của Việt Nam mới ghi nhận sự có mặt của ngư dân Trung Quốc tại khu vực quần đảo. Cùng lúc đó, theo sử ký Việt Nam, trên một hòn đảo thuộc quần đảo, đã phát hiện ra một ngôi chùa rất cổ; trên tấm bia đá ở mặt trước có khắc dòng chữ Hán “Vạn Lý Trường Sa” [Đại Nam Thực lục, tập 16, trang 309]. Tuy nhiên, xét về việc hai nước cùng sử dụng một kiểu chữ vào lúc đó, khó có thể nói chính xác rằng ngôi chùa này được xây bởi người Trung Quốc.

Về quần đảo Trường Sa, không một học giả nào (có lẽ chỉ có học giả Trung Quốc) có thể tìm ra bằng chứng xác đáng về sự có mặt của người Trung Quốc từ thời xa xưa. Ngư dân Trung Quốc đầu tiên đến quần đảo Trường Sa là năm 1867 [Heinzig, 1976, trang 23].

Đến năm 1836, đại sử ký của Việt Nam đều ghi chép việc đơn vị đặc biệt được cử đến Hoàng Sa theo lệnh của vua Việt Nam, tại một trong các hòn đảo, xây một tấm bia dài 5m trên đó đề rõ người làm chủ hòn đảo. Dòng chú thích ghi rằng quần đảo này thuộc về Việt Nam [Đại Nam Thực lục, tập 18, trang 30- 31].

Điểm cực nam của Trung Quốc là mũi Thanh Châu

Sau Hiệp ước ngày 6/6/1884 về việc thiết lập chế độ bảo hộ Việt Nam, ngày 26/6/1887, Pháp ký Hiệp ước về biên giới với Trung Quốc. Hiệp ước này sau đó được Trung Quốc và Việt Nam diễn giải theo cách khác nhau. Hiệp ước này bao gồm một điểm quy định rằng các hòn đảo nằm ở phía đông của đường kinh tuyến 18° sẽ thuộc về Trung Quốc. Cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều nằm ở phía đông đường kinh tuyến này, nhưng Hiệp ước trên không nói chính xác những hòn đảo nào nằm trong phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước.

Những người chỉ trích Trung Quốc khi tiếp cận vấn đề này đều nói rằng đường phân định trong Hiệp ước không kéo dài xuống phía nam. Họ cho rằng trên thực tế, quy định và đường phân định này chỉ áp dụng cho những hòn đảo nằm trong phạm vi lãnh hải (khi đó là 3 hải lý), trong trường họp này, là những hòn đảo nằm trong Vịnh Bắc Bộ. Thực tế, Hiệp định trên không đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

viet nam khang dinh chu quyen lich su doi voi quan dao hoang sa va truong sa

Thẻ tre, bài gỗ, linh vị, chiếu cói và các hiện vật của binh phu Đội Hoàng Sa được lưu giữ khác tại bảo tàng ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)

Những lập luận này rất chính xác và có giá trị đến hiện nay. Như đã đề cập trong một tài liệu của Bộ Ngoại giao Việt Nam xuất bản năm 1988 có tên “Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và luật quốc tế”, các triều đại Trung Quốc chưa bao giờ phản đối và thậm chí đã thực sự công nhận thẩm quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Ví dụ, có thể mọi người còn nhớ về “đội Hoàng Sa” khi Trung Quốc giúp những ngư dân trên thuyền Việt Nam trở về Thuận Hóa (thuộc miền Trung Việt Nam), từ cảng Thanh Lan trên đảo Hải Nam. Những ngư dân này không hề bị bắt vì tội xâm phạm lãnh hải Trung Quốc. Khi Hiệp ước Pháp-Thanh được ký tại Thiên Tân năm 1884, Trung Quốc công nhận việc Pháp cai quản Việt Nam. Trong gần một thế kỷ thực dân Pháp ở Việt Nam, chỉ có rất ít lần Trung Quốc nêu yêu sách đối với quần đảo Hoàng Sa; nhưng khi Paris hai lần đề nghị giải quyết tranh chấp (1937 và 1947), Trung Hoa Dân quốc đều từ chối đề nghị của Pháp. Năm 1894, Trung Quốc xuất bản tấm bản đồ “Hoàng triều nhất thống dư địa tổng đồ”, trên đó thể hiện lãnh thổ Trung Quốc dừng lại ở đảo Hải Nam. Trong lời chú thích của tấm bản đồ trên cũng nói rằng “Điểm cực nam của đất nước là mũi Thanh, tức Châu, phủ Quảng Châu, Quảng Đông, vĩ độ 18°13’ Bắc”. Trong một tác phẩm kinh điển của Tu Ke cũng viết rằng điểm cực nam của Trung Quốc là ở vĩ độ 18°13 ’ [Tu Ke, trang 13].

Các học giả Việt Nam cũng tìm thấy trong các tài liệu lưu trữ một chứng cứ quan trọng khác phản bác lại lập trường của Trung Quốc. Năm 1899, tàu “Bellona” của Đức và tàu “Imedzhi Maru” của Nhật chở kiện hàng bằng đồng của Anh bị đắm tại vùng nước nông gần một nhóm đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa. Vì kiện hàng bằng đồng này được tìm thấy trên đảo Hải Nam của Trung Quốc, phái viên của Anh tại Bắc Kinh đã yêu cầu chính quyền nhà Thanh bồi thường cho tổn thất này. Đáp lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Trung Quốc không có trách nhiệm đối với kiện hàng bị mất vì quần đảo Hoàng Sa không thuộc Trung Quốc [Trần Minh Tiết, 1979, trang 13; Glob and Mail, 20.3.1974, 18, trang 13].

Từ năm 1925-1927, Viện Hải dương học Đông Dương ở Nha Trang cử tàu hơi nước “De Lanesan” đi nghiên cứu hải dương, địa chất và sinh học tại các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa [Quần đảo Hoàng Sa... và Luật quốc tế, 1988, trang 4, Tóm tắt..., 1974, trang 2]. Theo kết quả tại nơi nhà địa chất học người Pháp tiến hành nghiên cứu, tầng đất bên dưới quần đảo Hoàng Sa là một phần của thềm lục địa của Việt Nam.

Về quần đảo Trường Sa, chính quyền Liên minh Đông Dương đã dần dần mở rộng sự kiểm soát của mình tới những hòn đảo này mà không gặp bất cứ phản đối nào từ phía Trung Quốc. Ngày 14/4/1930, theo lệnh của Toàn quyền Đông Dương, thuyền trưởng De Lattre cùng tàu hơi nước “La Malisez” được cử ra Trường Sa để cắm cờ Pháp, xây cột mốc tại đây để khẳng định chủ quyền.

Từ năm 1930-1933, theo Tạp chí Official Journal của Cộng hòa Pháp ngày 26/7/1933 [Quần đảo Hoàng Sa... và Luật quốc tế, 1988, trang 5], trên phần lớn các đảo tại Trường Sa như đảo Trường Sa, An Bang, Ba Bình, Song Tử Tây, Loại Ta, đều có các đồn trú của Hải quân Pháp. Trên đảo Ba Bình còn có một biển báo với dòng chữ “Cộng hòa Pháp, đảo Ba Bình và các lãnh thổ phụ thuộc, 10/4/1933” [Viễn Đông, 1973]. Ngày 26/7/1933, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định tuyên bố về sự sát nhập những hòn đảo này [Quần đảo Hoàng Sa...,Dossier II, 1981, trang 127]. Theo Nghị định ngày 21/12/1933, Toàn quyền Đông Dương đã sát nhập quần đảo Trường Sa thuộc quản lý hành chính của tỉnh Bà Rịa của Việt Nam.

Còn rất nhiều tài liệu khác được lưu trữ cho thấy trong hàng thế kỷ, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã thuộc về Việt Nam ban đầu là một phần của lãnh thổ quốc gia, sau đó là dưới quyền quản lý của Pháp như một phần lãnh thổ của Liên minh Đông Dương.

tang cuong cach tiep can khu vuc doi voi tranh chap tren quan dao hoang sa Tăng cường cách tiếp cận khu vực đối với tranh chấp trên Quần đảo Hoàng Sa

Tạp chí Thời Đại xin giới thiệu bài phát biểu của ông Gregory Poling, Nghiên cứu sinh của Tổ chức Sumitro, nghiên cứu các vấn ...

thu doan ngu phu tau la cua trung quoc nham cuong doat quan dao hoang sa cua viet nam Thủ đoạn “Ngư phủ - Tàu lạ” của Trung Quốc nhằm cưỡng đoạt quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

Từ ngày 19/6-21/6/2014, tại Đà Nẵng, đã diễn ra Hội thảo quốc tế "Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật Lịch sử". Thạc sỹ Lưu Anh ...

chuyen gia australia quan chuc philippines phan doi trung quoc doi quan ly hoang sa va truong sa Chuyên gia Australia, quan chức Philippines phản đối Trung Quốc đòi quản lý Hoàng Sa và Trường Sa

Ngày 19/4, Giáo sư Carl Thayer, Australia gọi hành động mới đây của Trung Quốc là "khiêu khích", "bất hợp pháp" và không có cơ ...

Hải Doan
Nguồn:

Tin bài liên quan

Ngày thứ Bảy tình nguyện ở Trường Sa

Ngày thứ Bảy tình nguyện ở Trường Sa

Ngày 25/11, tại Khánh Hòa, đoàn cơ sở Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân tổ chức phát động “Ngày thứ Bảy tình nguyện” với sự tham gia của hơn 700 cán bộ, đoàn viên, thanh niên Lữ đoàn và nhân dân các xã, thị trấn của huyện đảo Trường Sa.
Google Maps đã khôi phục hình ảnh cờ Tổ quốc trên đảo Trường Sa Lớn

Google Maps đã khôi phục hình ảnh cờ Tổ quốc trên đảo Trường Sa Lớn

Ngày 18/7, hình ảnh lá cờ Tổ quốc làm bằng gốm trên đảo Trường Sa Lớn của Việt Nam đã được Google khôi phục lại trên Google Maps.
Yêu cầu Goolge nhanh chóng khắc phục hình ảnh quốc kỳ Việt Nam tại Trường Sa

Yêu cầu Goolge nhanh chóng khắc phục hình ảnh quốc kỳ Việt Nam tại Trường Sa

Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đã đề nghị Google nhanh chóng khắc phục hình ảnh quốc kỳ Việt Nam tại Trường Sa.

Các tin bài khác

Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhắc tới chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ không thể không nhắc tới vai trò của những chiếc xe đạp thồ và những đóng góp to lớn của hậu phương Thanh Hóa trong chi viện sức người, sức của cho kháng chiến. 70 năm đã trôi qua, rất nhiều người trong đội hình dân công hỏa tuyến năm xưa giờ đã ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, nhiều người đã không còn nữa nhưng những ký ức về một thời hào hùng, tinh thần tất cả cho tiến tuyến của quân dân Thanh Hóa, luôn còn mãi.
Việt Nam kiên quyết bác bỏ tất cả yêu sách trái luật pháp quốc tế ở Biển Đông

Việt Nam kiên quyết bác bỏ tất cả yêu sách trái luật pháp quốc tế ở Biển Đông

Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế.
Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc tuyên bố xác lập đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ

Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc tuyên bố xác lập đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ

Việt Nam cho rằng quốc gia ven biển cần tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) khi xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, bảo đảm không làm ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác, bao gồm quyền tự do hàng hải và quyền quá cảnh qua các eo biển sử dụng cho hàng hải quốc tế, phù hợp với UNCLOS 1982.
Tri ân tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Gạc Ma

Tri ân tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Gạc Ma

Vùng 4 Hải quân tổ chức nhiều hoạt động tri ân tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong sự kiện ngày 14/3/1988.

Đọc nhiều

Loạt lãnh đạo PGBank từ nhiệm trước thềm ĐHĐCĐ

Loạt lãnh đạo PGBank từ nhiệm trước thềm ĐHĐCĐ

Loạt nhân sự cấp cao của PGBank vừa nộp đơn xin từ nhiệm trước thềm ĐHĐCĐ thường niên 2024 được tổ chức vào ngày 20/4 tới đây tại Ninh Bình.
Hungary trao Huân chương Chữ thập Vàng cho dịch giả Vũ Ngọc Cân

Hungary trao Huân chương Chữ thập Vàng cho dịch giả Vũ Ngọc Cân

Ngày 17/4, tại Hà Nội đã diễn ra lễ trao Huân chương Chữ thập Vàng của Nhà nước Hungary cho PGS. TS Vũ Ngọc Cân, người dịch thành công nhiều tác phẩm văn học nổi ...
Diễn đàn phụ nữ Việt Nam tại Châu Âu kí kết hợp tác Hiệp hội nữ doanh nhân TP Hà Nội

Diễn đàn phụ nữ Việt Nam tại Châu Âu kí kết hợp tác Hiệp hội nữ doanh nhân TP Hà Nội

Ngày 18/4, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ kí kết hợp tác giữa Diễn đàn phụ nữ Việt Nam tại Châu Âu với Hiệp hội nữ doanh nhân TP Hà Nội.
Dịch giả Vũ Ngọc Cân - người góp nhịp cầu kết nối văn hóa Việt Nam - Hungary

Dịch giả Vũ Ngọc Cân - người góp nhịp cầu kết nối văn hóa Việt Nam - Hungary

Hơn 40 năm qua, PGS.TS, dịch giả Vũ Ngọc Cân (bút danh Vũ Thanh Xuân) đã nỗ lực không ngừng trong việc giới thiệu văn hóa, văn học Hungary đến độc giả Việt và giới ...
Giới thiệu 100 bức ảnh nghệ thuật “Tổ quốc bên bờ sóng” tại Lào

Giới thiệu 100 bức ảnh nghệ thuật “Tổ quốc bên bờ sóng” tại Lào

Vừa qua, hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với trung tâm văn hóa Việt Nam tại Lào tổ chức triển lãm giới thiệu 100 bức ảnh nghệ thuật về đề tài biển đảo với tên gọi “Tổ quốc bên bờ sóng”.
Vùng 5 Hải quân điều tàu cấp nước ngọt cho người dân tỉnh Cà Mau

Vùng 5 Hải quân điều tàu cấp nước ngọt cho người dân tỉnh Cà Mau

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân, ngày 18/4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức cấp nước ngọt miễn phí cho người dân vùng hạn hán trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Tuyên truyền biển, đảo năm tới người dân thị xã Ninh Hoà, Khánh Hoà

Tuyên truyền biển, đảo năm tới người dân thị xã Ninh Hoà, Khánh Hoà

Sáng 16/4, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân phối hợp với Thị ủy Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền biển, đảo cho hơn 500 đồng chí là cán bộ chủ chốt Thị ủy, các đồng chí nguyên lãnh đạo thị xã qua các thời kỳ và cán bộ các xã, phường.
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
vung 3 hai quan thuc hien cuu nan tau ca tai quang ngai
Xin chờ trong giây lát...
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Csaba Szabo: người mang ẩm thực Hungary tới Việt Nam
Lũy thép biên phòng toàn dân
Đối ngoại nhân dân: Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế
Clip học sinh Vương quốc Anh học chúc Tết Việt
Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Hầu hết các khu vực trên cả nước đón ngày nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch - 18/4 dương lịch) trong thời tiết nắng nóng, nhiều nơi xuất hiện nắng nóng gay gắt. Thời điểm chiều tối và đêm khả năng mưa rào và dông vài nơi
Kazakhstan dành 3 học bổng du học cho sinh viên Việt Nam trong năm 2024

Kazakhstan dành 3 học bổng du học cho sinh viên Việt Nam trong năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo tuyển sinh đi học tại Kazakhstan diện Hiệp định năm 2024. Theo đó, Chính phủ Kazakhstan cấp 3 học bổng cho công dân Việt Nam đi đào tạo tại quốc gia này theo trình độ đại học.
Thông tin về học bổng Ấn Độ, cơ hội việc làm đến sinh viên Việt Nam

Thông tin về học bổng Ấn Độ, cơ hội việc làm đến sinh viên Việt Nam

Chương trình học bổng của chính phủ Ấn Độ; cơ hội việc làm; những lưu ý khi du học Ấn Độ... là những thông tin được cung cấp tại tọa đàm “Tăng cường giao lưu nhân dân-kết nối giáo dục, đào tạo Việt Nam-Ấn Độ” diễn ra vào ngày 10/4 tại Hà Nội.
Sử dụng thống nhất mã số định danh công dân là mã số thuế

Sử dụng thống nhất mã số định danh công dân là mã số thuế

Việc thống nhất mã số định danh công dân là mã số thuế sẽ giúp người dân tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí, giảm nhiều khâu thủ tục.
OS phẫu thuật nhân đạo cho các bệnh nhân mang dị tật khe hở môi, hàm ếch tại Hà Nội tháng 3

OS phẫu thuật nhân đạo cho các bệnh nhân mang dị tật khe hở môi, hàm ếch tại Hà Nội tháng 3

Với mong muốn đem lại nhiều nụ cười mới cho trẻ em trên toàn quốc, từ ngày 11-15/3/2024, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba, số 37 Hai Bà Trưng, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, tổ chức Operation Smile Việt Nam (OS) sẽ tổ chức chương trình Phẫu thuật nhân đạo dành cho các bệnh nhân mang dị tật khe hở môi, hàm ếch.
Người nước ngoài đăng ký tài khoản định danh điện tử thế nào?

Người nước ngoài đăng ký tài khoản định danh điện tử thế nào?

Tại dự thảo Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử, Bộ Công an đã đề xuất quy định về trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với người nước ngoài.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động