Kinh tế Mỹ tăng trưởng dương lần đầu tiên trong năm 2022
Kinh tế Việt Nam năm 2022 phản ánh khả năng ổn định và phát triển trong bối cảnh khủng hoảng Đài Sputnik dẫn ý kiến phân tích từ Giáo sư-Tiến sĩ kinh tế Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện nghiên cứu Trung Quốc và châu Á hiện đại, đánh giá nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022 đã ghi nhận những chỉ số tích cực, phản ánh khả năng ổn định và phát triển trong bối cảnh diễn ra các cuộc khủng hoảng chồng chéo. |
Tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác trong lĩnh vực kinh tế Ngày 21/12 tại Hà Nội, Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Hà Lan (Hội) đã tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, nhiệm kỳ 2022-2027. Đại hội xác định một trong những trọng tâm công tác của Hội trong nhiệm kỳ tới là tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong quan hệ kinh tế, thương mại đầu tư cùng có lợi giữa các doanh nghiệp, địa phương, nhân dân hai nước. |
Đây là lần đầu tiên trong năm nay nền kinh tế lớn nhất thế giới cho thấy sự tăng trưởng dương trở lại sau hai quý đầu tiên tăng trưởng âm khiến giới chức Mỹ lo ngại nguy cơ suy thoái có thể xảy ra.
Cũng theo Bộ Thương mại Mỹ, mức tăng trưởng 3,2% trong quý III/2022 đạt được chủ yếu nhờ chi tiêu dùng và đầu tư tăng hơn hẳn so với dự báo được đưa ra trước đó.
Với mức tăng trưởng của quý III như vậy, giới chức Mỹ dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong cả năm 2022 sẽ ở mức khoảng 2,9%, cao hơn so với dự báo được đưa ra trước đó hồi tháng Mười là 2,6%.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực chi tiêu dùng, mặc dù chi tiêu cho các loại dịch vụ tăng nhưng có thể thấy mua sắm các hàng hóa giá trị lớn như ô tô, phụ tùng, cũng như chi tiêu cho thực phẩm ăn uống, có giảm do các hộ gia đình phải đối mặt với giá cả tăng vọt.
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Millbrae, California, Mỹ ngày 10/8/2022. |
Số liệu của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy chi tiêu cá nhân trong quý III/2022 tăng 2,3%, cao hơn so với mức tăng được dự báo trước đó là 1,7%, nhưng không rõ xu hướng này có tiếp tục kéo dài trong thời gian tới hay không. Chi tiêu của chính phủ cũng tăng, chủ yếu do chi lương cho lực lượng công chức, viên chức và chi cho quốc phòng.
Giới chuyên gia tại địa bàn nhận định rằng nền kinh tế Mỹ tăng trưởng dương và các hộ gia đình tiếp tục chi tiêu là tín hiệu tích cực trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất tới 7 lần trong năm nay nhằm kiềm chế mức lạm phát ở mức cao kỷ lục trong nhiều thập kỷ nhưng vẫn tránh được nguy cơ đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái.
Cùng ngày 22/12, chứng khoán Phố Wall lập tức sụt giảm sau khi các công ty cho thấy báo cáo tài chính khá ảm đạm và có nhiều lo ngại Fed sẽ tiếp tục thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ khi thấy mức tăng trưởng kinh tế vừa được Bộ Thương mại đưa ra cao hơn dự đoán. Chỉ số công nghiệp Dow Jones, chỉ số S&P 500 và chỉ số tổng hợp Nasdaq đều giảm hơn 1,5%.
Theo giới chuyên gia, kinh tế Mỹ hiện đạt được mức tăng trưởng ngoạn mục do người dân vẫn mạnh tay chi tiêu tiêu dùng, kể cả phải "tiêu lẹm" vào khoản tiền tiết kiệm của họ, bất chấp những tác động của việc Fed tăng lãi suất đã lan rộng trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, chính vì người tiêu dùng tiêu vào tiền tiết kiệm rồi cho nên sắp tới mức tăng trưởng trong năm 2023 của Mỹ sẽ thấp đi. Nhiều khả năng Fed sẽ vẫn tiếp tục duy trì lãi suất ở mức cao để tập trung kiềm chế lạm phát cho nước Mỹ.
ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên mức 7,5% năm 2022 Chuyên gia ADB đánh giá, mặc dù nền kinh tế Việt Nam đang vận hành tốt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có nhiều bất ổn, nhưng rủi ro đối với triển vọng kinh tế ngày càng gia tăng. |
WB đánh giá về bốn động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 và triển vọng năm 2023 Năm 2022, thế giới tiếp tục chứng kiến biến động ở nhiều khu vực, từ những "tàn dư" của đại dịch COVID-19 đến cuộc xung đột Nga - Ukraine và những hệ lụy đi kèm, khiến kinh tế toàn cầu rơi vào vùng "không xác định". |