Kim ngạch xuất khẩu sang các nước châu Phi, Đông Âu, Bắc Âu, Tây Á tăng
Trong bối cảnh xuất khẩu sang các thị trường lớn đều sụt giảm, kim ngạch xuất khẩu sang các nước châu Phi, Đông Âu, Bắc Âu, Tây Á tăng (Ảnh minh họa). |
Trong khuôn khổ hội thảo "Ứng dụng công nghệ để phát triển ngành thương mại điện tử và logistics hiện đại, bền vững", mới đây, Bộ Công Thương đã công bố Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023.
Báo cáo nêu rõ, năm 2023 là năm khó khăn đối với kinh tế Việt Nam trước tác động từ cả bên trong và bên ngoài. Kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, do đó chịu tác động mạnh từ suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu, sụt giảm tổng cầu, biến động thị trường và điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn, nhất là chính sách lãi suất - tỷ giá. Các động lực tăng trưởng chính của Việt Nam như đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng trong nước gặp nhiều thách thức.
Khó khăn với xuất khẩu còn rất lớn, nhất là thị trường xuất khẩu vẫn tồn tại nhiều yếu tố bất định, thiếu đơn hàng; giá xăng dầu, giá nhiều loại hàng hóa, nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất, chi phí sản xuất, sinh hoạt, vận tải còn ở mức cao; áp lực cạnh tranh và sự gia tăng các rào cản kỹ thuật tại các thị trường xuất khẩu... tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh, việc làm và đời sống của người lao động.
Những khó khăn từ cả nguồn cung nguyên vật liệu và nhu cầu tiêu dùng hàng hóa đã tác động làm suy giảm kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong năm 2023.
Theo số liệu sơ bộ, kim ngạch xuất khẩu năm 2023 đạt 354,7 tỷ USD, giảm 4,6% so với năm trước, nhập khẩu đạt 326,4 tỷ USD, giảm 9,2% so với năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2023 xuất siêu 28,3 tỷ USD.
Báo cáo chỉ ra những điểm tích cực của xuất nhập khẩu năm 2023 trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm, tổng cầu thế giới sụt giảm. Kim ngạch xuất khẩu giảm so với năm 2022, tuy nhiên xuất khẩu đã dần phục hồi trong nửa cuối năm.
Kim ngạch xuất khẩu đã có sự phục hồi qua các tháng. Hết quý 1, xuất khẩu ghi nhận giảm 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu có những tín hiệu phục hồi từ cuối quý 2, khi xuất khẩu tháng sau cao hơn tháng trước (kim ngạch xuất khẩu trong tháng 5 tăng 0,6% so với tháng 4; tháng 6 tăng 5% so với tháng 5; tháng 7 tăng 2,1%, tháng 8 tăng 9%).
Đến cuối quý 3, mức giảm xuất khẩu thu hẹp còn 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Cuối năm 2023, xuất khẩu đạt 354,7 tỷ USD, mức giảm thu hẹp còn 4,6% so với năm 2022.
Đặc biệt xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước và nhóm hàng nông sản, thuỷ sản có sự phục hồi khá.
Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 95,5 tỷ USD (giảm 0,3% so với năm 2022), thấp hơn nhiều so với mức giảm xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô), đạt 259,1 tỷ USD (giảm 6,1%).
Xuất khẩu nhóm nông sản, thuỷ sản tăng so với năm trước, trong đó, một số nhóm hàng ghi nhận kim ngạch tăng cao so với năm trước như: xuất khẩu rau quả đạt 5,6 tỷ USD, tăng 66,7%; xuất khẩu gạo đạt 4,7 tỷ USD, tăng 35,3%; xuất khẩu hạt điều đạt 3,6 tỷ USD, tăng 18,1%.
Trong bối cảnh xuất khẩu sang các thị trường lớn đều sụt giảm, kim ngạch xuất khẩu sang các nước châu Phi, Đông Âu, Bắc Âu, Tây Á tăng. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường các nước châu Phi đạt khoảng 3 tỷ USD, tăng 4,5% so với năm 2022; xuất khẩu sang thị trường Ả rập Xê út đạt 1,1 tỷ USD, tăng 57,5%; sang thị trường UAE đạt 4,0 tỷ USD, tăng 4,3%.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2023 chỉ đạt 9 tỷ USD Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 10/2023 tăng 3,4% so với tháng trước, tuy nhiên lũy kế 10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản vẫn giảm đến 21%. Theo Tổng thư ký Vasep, thị trường có nhiều khó khăn nên xuất khẩu thủy sản năm nay có thể chỉ đạt khoảng 9 tỷ USD. |
Mỹ và nhiều nước tăng cường mua sầu riêng Việt Nam Mỹ, Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới như Czech, Canada đã chi tiền gấp 2 đến 28 lần so với cùng kỳ năm ngoái để mua sầu riêng Việt Nam trong 11 tháng. |