Kiên Giang: Nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản ngưng hoạt động
Thực tế, trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện "3 tại chỗ" (sản xuất - ăn - nghỉ ngơi tại chỗ) phòng, chống dịch bệnh để duy trì hoạt động sản xuất. Dự báo trong những ngày tới sẽ có thêm nhà máy chế biến thủy sản tại Khu công nghiệp Cảng cá Tắc Cậu tạm ngưng hoạt động.
Ảnh minh họa. |
Khi đó, các chủ tàu khai thác thủy sản không còn đối tác thu mua sản phẩm trên toàn tỉnh. Thống kê sơ bộ trong 10 ngày tới, có khoảng 15 lượt tàu dự kiến cặp cảng, với tổng sản lượng thủy sản mang về khoảng 3.000 tấn, sẽ không có chỗ tiêu thụ.
Ngoài ra, nông dân vào kỳ thu hoạch tôm nuôi cũng sẽ gặp nhiều bất lợi về giá, thị trường tiêu thụ do ảnh hưởng của nhiều nhà máy chế biến thủy sản ngừng hoạt động. Dự kiến trong tháng 8/2021, sản lượng thủy sản của tỉnh cần kết nối tiêu thụ gồm: gần 2.100 tấn tôm sú, hơn 1.400 tấn tôm thẻ chân trắng, hơn 1.500 tấn tôm càng xanh và khoảng 3.450 tấn cua biển...
Hiện các ngành chức năng tỉnh có liên quan đang phối hợp cùng với các doanh nghiệp tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, bất cập trong phòng, chống dịch COVID-19 tại nhà máy đảm bảo an toàn cho công nhân lao động, tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất.
Cụ thể, các doanh nghiệp bố trí, sắp xếp nhân sự, tổ chức sản xuất phù hợp với tình hình diễn biến của dịch bệnh và hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhà máy. Doanh nghiệp điều chỉnh ca sản xuất, giãn cách dây chuyền sản xuất, sắp xếp công nhân lao động sản xuất theo từng công đoạn độc lập hợp lý, đo thân nhiệt, công nhân đeo khẩu trang, tiêm vaccine phòng COVID-19 cho cán bộ, nhân viên, công nhân lao động...
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng, đảm bảo an toàn dịch trong các cơ sở chế biến nông sản hiện nay rất quan trọng hiện nay bởi nếu không đứt gãy chuỗi cung ứng nông sản là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Bài học kinh nghiệm từ phòng chống dịch bệnh trên động vật với việc áp dụng cách ly, đảm bảo an toàn cho người lao động có thể được áp dụng tùy thuộc vào tình hình của các cơ sở chế biến. Đồng thời đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn cơ sở khi phát hiện trường hợp F0 trong việc tổ chức vệ sinh, tiêu độc sát trùng môi trường và kiểm soát người ra vào để doanh nghiệp sớm trở lại sản xuất.
“Bây giờ chúng ta mới chỉ đạo là “3 tại chỗ” nhưng điều này không phải cơ sở, đơn vị nào cũng thực hiện được. Do vậy, đối với các cơ sở chế biến chúng ta phải đề nghị với Bộ Y tế hướng dẫn những cơ sở đã có những trường hợp F0 sau khi sàng lọc đưa ra rồi thì tổ chức vệ sinh tiêu độc sát trùng, kiểm soát người ra vào như thế nào để sớm tổ chức lại sản xuất chế biến ở các cơ sở. Đối với những cơ sở đảm bảo đủ điều kiện “3 tại chỗ” thì vẫn cho triển khai sản xuất, đồng thời Bộ Y tế và các tỉnh hỗ trợ kinh phí test nhanh hoặc xét nghiệm PCR đối với những người tham gia trực tiếp chuỗi nông sản” - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị.
Kiên Giang chú trọng tuyên truyền về bầu cử cho ngư dân tại các xã đảo Công tác chuẩn bị cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo tiến độ. |
Phát hiện 5 người nhập cảnh trái phép từ Campuchia về Kiên Giang Sáng 20/4, thông tin từ Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang trong lúc làm nhiệm vụ lực lượng chức năng phát hiện 5 người nhập cảnh trái phép khu vực An Thới, TP Phúc Quốc. |
Kiên Giang: huy động hơn 12 nghìn tỷ đồng để phát triển nuôi biển bền vững Giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Kiên Giang phát triển nuôi biển theo hướng bền vững trên địa bàn phù hợp với Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. |