Trang chủ Quốc tế Nhịp sống
09:11 | 11/07/2022 GMT+7

Khủng hoảng gạo đang rình rập châu Á

aa
Các chuyên gia lương thực thế giới cảnh báo giá gạo sẽ tăng lên, do chi phí phân bón bị đội giá làm ảnh hưởng đến năng suất trồng lúa - loại cây lương thực chính của ít nhất 2 tỷ người ở châu Á.
Hãng tin AP nêu ra 5 điểm đến đáng chú ý tại châu Á trong đó có Việt Nam Hãng tin AP nêu ra 5 điểm đến đáng chú ý tại châu Á trong đó có Việt Nam
Sau hai năm hạn chế du lịch để phòng dịch Covid-19, châu Á đang mở cửa biên giới và một lần nữa chào đón khách du lịch quốc tế. Hãng tin AP nêu ra 5 điểm đến đáng chú ý tại châu Á là Hàn Quốc, Singapore, Việt Nam, Thái Lan và Philippines.
Đại sứ Vũ Hồng Nam: Việt Nam sẵn sàng đóng vai trò lớn hơn trong tương lai châu Á đang định hình rõ nét Đại sứ Vũ Hồng Nam: Việt Nam sẵn sàng đóng vai trò lớn hơn trong tương lai châu Á đang định hình rõ nét
Theo Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam, việc Việt Nam cử đoàn Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh trực tiếp tham dự Hội nghị tương lai châu Á lần thứ 27 thể hiện mong muốn đóng một vai trò lớn hơn cho tương lai khu vực.
Chú thích ảnh
Người nông dân cấy lúa tại Bogor, Indonesia (Ảnh: EPA-EFE).

Hiện nay, khi khí đốt tự nhiên - thành phần quan trọng trong hoạt động sản xuất phân bón - giao dịch ở mức cao lịch sử sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, cả Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cùng Ngân hàng Thế giới (WB) đều dự báo mặt hàng gạo sẽ tăng giá.

“Đó là điều không thể tránh khỏi. Gạo từng là một ngoại lệ, song giờ đây không còn như thế nữa”, nhà kinh tế nông nghiệp cấp cao John Baffes tại Nhóm Triển vọng Kinh tế Phát triển của WB nói.

Khí đốt tự nhiên là nguyên liệu chính được sử dụng bởi tất cả các nhà sản xuất phân bón lớn, ngoại trừ Trung Quốc (sử dụng than) để sản xuất amoniac - thành phần chiếm tỷ lệ 80% trong phân bón.

Trước khi khủng hoảng xảy ra, Nga, Ukraine và Belarus là những nhà xuất khẩu phân bón có chứa nitơ chủ lực, nhưng tác động kết hợp từ xung đột và giá khí đốt tăng cao đã ảnh hưởng đến xuất khẩu của cả ba quốc gia trên. Phân bón gốc nitơ đang được giao dịch ở mức giá kỷ lục của năm 2008.

Bà Julia Meehan, chuyên gia phụ trách mảng phân bón tại công ty phân tích thị trường Independent Commodity Intelligence Services, cho biết: “Đây là một nỗi lo lớn đối với thị trường toàn cầu, đặc biệt là châu Á. Chi phí khí đốt cao đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ. Do vậy, chúng tôi đang chứng kiến ​​sự cắt giảm trong sản xuất. Bên cạnh đó, nhiều nhà sản xuất đã quyết định ngừng sản xuất hoàn toàn”.

Bà Meehan cho biết thiếu phân bón sẽ dẫn đến giảm năng suất mùa màng.

Các nhà phân tích cho biết Ấn Độ và Trung Quốc - nước xuất khẩu phân lân hàng đầu thế giới - đã thoát khỏi một số tác động tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng này bằng các chính sách bảo hộ và dự trữ gạo.

Chú thích ảnh
Nông dân bón phân cho ruộng lúa tại Aceh, Indonesia (Ảnh: EPA-EFE).

Cuộc khủng hoảng gạo

Gần đây nhất là vào tháng 4, dựa vào nguồn cung sẵn có của gạo trên thị trường, FAO và WB đã kết luận rằng giá của loại lương thực sẽ giảm trong nửa cuối năm nay. Nhưng đến tháng 6, cả hai cơ quan trên đều thay đổi dự báo để phản ánh tác động của giá khí đốt kỷ lục đối với chi phí phân bón khi cuộc xung đột ở Ukraine vẫn chưa có hồi kết.

“Khi chúng tôi đưa ra dự báo vào tháng 4, chúng tôi dựa trên giả định rằng thị trường năng lượng sẽ ổn định sau cú sốc ban đầu về cuộc chiến tranh đó. Thế nhưng, thị trường vẫn chưa ổn định trở lại, đặc biệt đối với mặt hàng khí đốt và than đá", ông Baffes nói với báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP).

Phân bón chiếm khoảng một phần ba chi phí canh tác của bốn loại ngũ cốc chính trên thế giới là gạo, lúa mì, ngô và lúa mạch. Cho đến gần đây, gạo là mặt hàng duy nhất trong số bốn mặt hàng này được chứng minh là không bị tăng giá. Nhà kinh tế nông nghiệp John Baffes cho biết kể từ năm 2020, chi phí của cả bốn loại ngũ cốc đã tăng cơ bản lên gấp ba lần, phần lớn là do ba loại lúa mì, ngô và lúa mạch thúc đẩy.

Chú thích ảnh
Phun phân bón trên cánh đồng ngô ở ngoại ô Bangalore, Ấn Độ. Các nhà phân tích kỳ vọng Ấn Độ sẽ thoát khỏi những ảnh hưởng tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng lúa gạo ở châu Á (Ảnh: AFP).

Theo Ngoại trưởng Retno Marsudi, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về một cuộc khủng hoảng gạo có thể ảnh hưởng đến 2 tỷ người tại Hội nghị thượng đỉnh G-7 ở Đức.

Tổng thống Indonesia đã cảnh báo các nhà lãnh đạo của 7 nền kinh tế lớn nhất thế giới rằng tác động của chiến tranh Nga-Ukraine đối với chuỗi cung ứng thực phẩm và phân bón toàn cầu là có thật. Ông Widodo đồng thời kêu gọi G-7 hỗ trợ phân phối nguồn cung thực phẩm và phân bón từ Nga và Ukraine ra thị trường toàn cầu.

“Chúng ta phải hành động nhanh chóng để tìm ra giải pháp cụ thể. Sản xuất lương thực phải được đẩy mạnh. Chuỗi cung ứng thực phẩm và phân bón toàn cầu cần trở lại bình thường”, ông Widodo nhấn mạnh.

Cuộc khủng hoảng lương thực trên thế giới đã trở nên tồi tệ hơn do chiến tranh ở Ukraine, nhưng gốc rễ thực sự của nó bắt nguồn từ sự hỗn loạn kinh tế toàn cầu do đại dịch COVID-19 gây ra. Nhu cầu tiêu thụ mạnh, nguồn cung hạn chế và chi phí đầu vào cao hơn đã khiến giá phân bón tăng 80% trong năm ngoái, theo báo cáo của WB. Sau khi Nga phát động chiến dịch ở Ukraine, phân bón đã tăng thêm 30%. Mặc dù giá đã giảm nhẹ, nhưng vẫn ở gần mức cao kỷ lục.

Bà Meehan cho biết cước vận chuyển cao cũng là một vấn đề, do cuộc chiến tranh Nga - Ukraine càng đe doạ đến dịch vụ thương mại hàng hải toàn cầu vốn đang phải vật lộn để phục hồi hậu đại dịch.

Năm ngoái, Ấn Độ nhập khẩu khoảng 15% lượng amoniac mà nước này dùng để sản xuất phân bón gốc nitơ từ Nga. Tỷ lệ này khoảng 10% ở Thái Lan, Việt Nam và Malaysia và hơn 15% ở Indonesia.

Trên toàn cầu, sản lượng gạo dự kiến vẫn duy trì ở mức đầy đủ cho đến khi kết thúc năm, nhờ sự ổn định của hai nhà sản xuất hàng đầu là Trung Quốc và Ấn Độ, chiếm đến 51% tổng sản lượng của thế giới năm ngoái.

Tuy nhiên, giới quan sát dự báo giá gạo sẽ tăng lên theo thời gian.

Chú thích ảnh
Nông dân điều khiển máy gặt lúa ở Hồ Nam, Trung Quốc (Ảnh: Xinhua).

Tăng giá không đồng đều

Ông David Laborde, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế ở Washington, cho biết tác động của chi phí phân bón tăng lên giá gạo sẽ không đồng đều vì các nước có chính sách sử dụng khác nhau.

Ông nói: “Ngay cả trong các trang trại, nông dân có thể cân đối lại việc bón phân trên các cánh đồng để giảm thiểu tác động từ tình trạng giảm lượng phân bón. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể thấy sự khác biệt về tác động đối với năng suất giữa từng quốc gia, từng khu vực và thậm chí là từng nông dân”.

Chuyên gia Laborde nhận định rằng nông dân Thái Lan có khả năng thích ứng cao nên sẽ chỉ thiệt hại ở mức trung bình, trong khi nông dân ở đất nước khủng hoảng tài chính Sri Lanka lại vô cùng khốn đốn.

Trung Quốc vẫn chưa công bố liệu họ có dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu đối với phân bón hay không. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này cũng đã tích trữ ngũ cốc để đảm bảo sản xuất lương thực trong nước. Trong khi đó, Ấn Độ có chính sách bảo hộ lâu dài là giảm giá phân bón, và cũng đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu để tăng nguồn cung trong nước.

Theo ông David Laborde, nhiều khả năng cả hai quốc gia trên sẽ duy trì sản lượng gạo trong năm nay và giữ cho sản lượng trung bình toàn cầu ở mức cao. Tuy nhiên, tình hình ở mỗi quốc gia sẽ diễn biến khác biệt.

Ông nói: “Đối với những người nông dân dễ bị tổn thương ở châu Phi hoặc châu Á, sự khác biệt về năng suất giữa việc bón phân hoặc không bón phân là rõ rệt hơn, lên tới 50% đối với những người từng quen sử dụng lượng phân bón tối ưu nhưng giờ đây lại không có để dùng.

Gạo là mặt hàng đặc biệt dễ bị biến động giá vì hầu hết các quốc gia sản xuất gạo đều giữ phần lớn cho tiêu dùng nội địa. Chỉ 9% sản lượng gạo toàn cầu được đưa ra thị trường quốc tế, so với hơn 20% đối với lúa mì và các loại ngũ cốc khác. Ở cấp độ quốc tế, thị trường gạo khá mong manh và bất kỳ sự thay đổi nào về biên độ dao động đều có thể dẫn đến biến động giá lớn.

Báo Singapore: Việt Nam đang vươn mình trở thành “con hổ châu Á mới” Báo Singapore: Việt Nam đang vươn mình trở thành “con hổ châu Á mới”
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường châu Á - châu Phi tiếp tục tăng Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường châu Á - châu Phi tiếp tục tăng
Theo Hoàng Trang/Báo Tin tức
Nguồn:

Tin bài liên quan

Việt Nam đề xuất 6 kiến nghị tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 29

Việt Nam đề xuất 6 kiến nghị tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 29

Sáng ngày 23/5/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã tham dự và có phát biểu quan trọng tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 29 với chủ đề “Vai trò lãnh đạo của châu Á trong một thế giới bất định” tại Tokyo, Nhật Bản.
Quảng Nam hỗ trợ hơn 1.458 tấn gạo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở huyện Đông Giang

Quảng Nam hỗ trợ hơn 1.458 tấn gạo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở huyện Đông Giang

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 3/5/2024 phê duyệt Dự án trợ cấp hơn 1.458 tấn gạo bảo vệ và phát triển rừng thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 3, Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2024-2025 trên địa bàn huyện Đông Giang.
Nắng nóng kỷ lục bao trùm châu Á, châu Âu thời tiết bất thường

Nắng nóng kỷ lục bao trùm châu Á, châu Âu thời tiết bất thường

Nắng nóng kỷ lục bao trùm châu Á, châu Âu thời tiết bất thường cùng với nhiều nơi khác khiến tháng 4 năm nay có thể là tháng nóng kỷ lục liên tiếp của Trái đất.

Các tin bài khác

Liên minh châu Âu thông qua luật hạn chế khí methane

Liên minh châu Âu thông qua luật hạn chế khí methane

Ngày 27/5, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua các quy tắc đo lường, báo cáo và xác minh lượng khí thải methane trong lĩnh vực năng lượng nhằm bảo vệ môi trường.
WHO thúc đẩy hiệp ước toàn cầu về phòng chống và ứng phó với đại dịch trong tương lai

WHO thúc đẩy hiệp ước toàn cầu về phòng chống và ứng phó với đại dịch trong tương lai

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi các quốc gia sớm đạt được hiệp ước về việc phòng chống và ứng phó với đại dịch trong tương lai.
Hơn 10.000 người di cư trái phép đã vượt eo biển Manche để đến Anh

Hơn 10.000 người di cư trái phép đã vượt eo biển Manche để đến Anh

Ngày 25/5, Chính phủ Anh công bố dữ liệu cho thấy trên 10.000 người di cư trái phép đã vượt eo biển Manche để đến Anh trong năm nay.
Tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,8 năm do COVID-19

Tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,8 năm do COVID-19

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận sau khi Covid-19 bùng phát, tuổi thọ trung bình người dân toàn cầu giảm 1,8 năm, còn 71,4 tuổi.

Đọc nhiều

Tử vi hôm nay 12 con giáp 2/6/2024: Mão đón nhận may mắn đường tài chính

Tử vi hôm nay 12 con giáp 2/6/2024: Mão đón nhận may mắn đường tài chính

Tử vi hôm nay 12 con giáp 2/6/2024 dường như con giáp này đòi được một khoản tiền nào đó, hoặc thu được lợi nhuận từ một khoản đầu tư nào đó.
Con số may mắn hôm nay 1/6/2024 12 con giáp: Mùi có thành tài?

Con số may mắn hôm nay 1/6/2024 12 con giáp: Mùi có thành tài?

Con số may mắn hôm nay 1/6/2024 12 con giáp sẽ bao gồm những số nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Tử vi hôm nay 12 con giáp 3/6/2024: Dần tài lộc khở sắc trông thấy

Tử vi hôm nay 12 con giáp 3/6/2024: Dần tài lộc khở sắc trông thấy

Tử vi hôm nay 12 con giáp 3/6/2024 tài lộc cũng khởi sắc trông thấy, thậm chí còn may mắn hơn khi có người cho tiền, trúng thưởng hoặc được trả nợ.
Tử vi hôm nay 12 con giáp 1/6/2024: Ngọ gặp được người đồng chí hướng hợp tác

Tử vi hôm nay 12 con giáp 1/6/2024: Ngọ gặp được người đồng chí hướng hợp tác

Tử vi hôm nay 12 con giáp 1/6/2024 Ngọ có cơ hội gặp được người đồng chí hướng. Đôi bên có nhiều quan điểm chung về cách xử lý công việc nên việc hợp tác diễn ra vô cùng thuận lợi, chẳng còn khó khăn cản lối.
Tết Thiếu nhi cho các cháu vùng biển đảo

Tết Thiếu nhi cho các cháu vùng biển đảo

Trong 2 ngày 30 và 31/5, nhiều cơ quan, đơn vị Hải quân đã tổ chức Tết thiếu nhi cho các cháu là con của quân nhân đang công tác tại đơn vị nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6.
Quảng Ngãi: Tổ chức cuộc thi “Em yêu biển đảo quê hương”

Quảng Ngãi: Tổ chức cuộc thi “Em yêu biển đảo quê hương”

Trong 2 ngày 30 và 31-5, Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ngãi tổ chức Chương trình 'Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân' tại thị xã Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi).
Ngày hội biên giới Việt - Trung

Ngày hội biên giới Việt - Trung

Năm 2024 đánh dấu 10 năm thực hiện cơ chế Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, thiết thực, ý nghĩa, hoạt động này đã để lại những ấn tượng sâu đậm, tiếp tục góp phần lan tỏa rộng rãi về tình hữu nghị, đoàn kết giữa quân đội và nhân dân hai nước.
video doc dao nhung ngoi lang viet tren dat trung hoa
de nhung ky niem xua tao sinh trong hien tai va tuong lai
ho chi minh la bieu tuong cua hoa binh doc lap va tien bo xa hoi
cap nhat thong tin dat nuoc nga cho nhung nguoi ban viet nam
inforgraphic quan ly phuong tien co gioi nuoc ngoai tham gia giao thong tai viet nam
top 3 diem den thu hut du khach quoc te tai ha noi
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
Xin chờ trong giây lát...
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Thời tiết hôm nay 22/5: Cả nước ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa dông

Thời tiết hôm nay 22/5: Cả nước ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa dông

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hôm nay (ngày 22/5), nhiều khu vực trên cả nước ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thời tiết ngày 18/5: Hà Nội có mưa rào và dông về đêm

Thời tiết ngày 18/5: Hà Nội có mưa rào và dông về đêm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết Hà Nội hôm nay có mây, ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.
Cảnh báo tình trạng lừa đảo đi làm việc tại Australia trong ngành nông nghiệp

Cảnh báo tình trạng lừa đảo đi làm việc tại Australia trong ngành nông nghiệp

Ngày 16/5, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã có Công văn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc phối hợp thông tin để ngăn chặn tình trạng lừa đảo người lao động Việt Nam đi làm việc tại Australia trong ngành nông nghiệp.
Dự báo thời tiết 14/5: Hà Nội ngày nắng, đêm mưa dông

Dự báo thời tiết 14/5: Hà Nội ngày nắng, đêm mưa dông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 14/5, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ ngày nắng, đêm mưa dông. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên ngày nắng, có nơi nắng nóng trên 35 độ C. Nam Bộ có nơi nắng nóng gay gắt trên 37 độ C.
Sẽ có khoảng 11-13 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông

Sẽ có khoảng 11-13 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông

Theo dự báo, từ nay đến cuối năm 2024, sẽ có khoảng 11-13 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông và 5-7 cơn bão ảnh hưởng đến đất liền. Hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng sẽ tập trung vào nửa cuối mùa bão (từ tháng 9-11/2024).
Từ 1/7 sử dụng duy nhất ứng dụng VNeID khi làm dịch vụ công trực tuyến

Từ 1/7 sử dụng duy nhất ứng dụng VNeID khi làm dịch vụ công trực tuyến

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và nhà nước.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động