Trang chủ Kinh tế Doanh nghiệp - Doanh nhân
16:55 | 31/10/2021 GMT+7

Khôi phục sản xuất: Doanh nghiệp "khát" lao động

aa
Tình hình dịch bệnh dần được kiểm soát, nhiều doanh nghiệp đã lên kế hoạch cho việc khôi phục sản xuất.

Tuy nhiên, với nguồn vốn cạn kiệt, thiếu nhân lực do “dư âm” của dịch bệnh để lại khiến doanh nghiệp vẫn đầy gian nan khi mở cửa lại sản xuất.

Chú thích ảnh
Ảnh tư liệu: /TTXVN

Khảo sát tại 300 doanh nghiệp của Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ lao động (ERC) cho thấy, dưới tác động của dịch COVID-19 có tới 60% lao động đang nghỉ việc, 7% giãn cách, chỉ khoảng 10% sản xuất 3 tại chỗ.

Theo ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), lượng lao động về quê do tác động từ đợt dịch lần thứ 4 khiến nhiều doanh nghiệp trong tình trạng thiếu nhân lực. Doanh nghiệp chưa đủ “lao động xanh” để có thể sản xuất trở lại, đặc biệt là tại một số tỉnh thành phía Nam, độ phủ vaccine cho người lao động vẫn ở mức thấp. Điều này có thể dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng một lần nữa mà nguyên nhân là do khan hiếm lao động.

Cũng theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), sự trở lại sản xuất của doanh nghiệp vẫn còn vô vàn khó khăn đi kèm. Vì chậm khôi phục sản xuất nên nền kinh tế và các doanh nghiệp trong nước đã bị lỡ nhịp. Theo nhận định, các doanh nghiệp Việt Nam đã bị lỡ mất khoảng 20% cơ hội.

Một điều đáng quan tâm là hiện nay, rất nhiều lao động ở phía Nam trở về quê, dẫn đến sự thiếu hụt lao động cục bộ của các doanh nghiệp sản xuất. Đăc biệt là khó khăn về lao động trong khu vực dịch vụ đang bị đứt gãy. Về các doanh nghiệp phía Bắc, nhiều nơi cũng đang thiếu hụt lao động. Những khó khăn này đến từ việc một số địa phương siết chặt đi lại của người lao động, sản xuất không diễn ra bình thường được, ông Lộc cho hay.

Mới đây, 19 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại tỉnh Tiền Giang cũng đã “kêu cứu” vì chưa thể khôi phục sản xuất do thiếu nhân lực. Tỷ lệ tiêm vaccine cho người lao động còn ở mức thấp, cùng đó là những chính sách tiếp tục lấy mô hình sản xuất 3 tại chỗ làm trọng tâm, các yêu cầu xét nghiệm phức tạp đang gây lãng phí tài chính và khó khăn cho các doanh nghiệp tại tỉnh này.

Chủ một doanh nghiệp FDI tại Tiền Giang cho hay, về phía người lao động, dù địa phương đã được tiêm mũi 1 đủ 14 ngày đạt hơn 80% nhưng vẫn chưa được quay lại nhà máy, bởi theo quan điểm của tỉnh Tiền Giang, "sản xuất phải an toàn – an toàn mới sản xuất”.

Cùng với đó, trong khi đầu tháng 10/2021, nhiều tỉnh thành phía Nam đã có phương án hoạt động và hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp, người lao động các vấn đề cần làm khi sản xuất trở lại. Nhưng tại Tiền Giang, vẫn giữ quan điểm tiếp tục lấy mô hình sản xuất 3 tại chỗ làm trọng tâm gây khó khăn cho người lao động cũng như lãng phí tài chính của doanh nghiệp, doanh nghiệp này cho hay.

Theo chia sẻ của ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu - Bộ Công Thương, nhiều doanh nghiệp vẫn khó khăn khi mở cửa sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp có số lượng nhân công lớn, hàng nghìn người bởi các địa phương áp dụng các biện pháp khác nhau trong việc cho phép người lao động di chuyển.

Trước những bất cập đó, Cục đã đề xuất Chính phủ có văn bản chung quy định các tiêu chí về việc di chuyển của người lao động, nhằm tạo thuận lợi hơn cho người lao động, doanh nghiệp và địa phương, ông Trần Thanh Hải cho biết.

Đại diện nhóm doanh nghiệp da giày - túi xách Việt Nam - bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày-Túi xách Việt Nam cho hay, người lao động là vốn quý nhất của doanh nghiệp, nhất là đối với các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày. Việc giữ chân người lao động, làm cho họ gắn bó với doanh nghiệp là giải pháp căn cơ mà mỗi doanh nghiệp phải làm; trong đó có các vấn đề cấp bách như tiêm vaccine, chế độ hỗ trợ...

Để doanh nghiệp trở lại sản xuất, chuẩn bị cho đơn hàng năm tới, bà Xuân đề nghị Chính phủ đưa lao động trong các ngành cần sử dụng nhiều lao động để sản xuất xuất khẩu vào đối tượng ưu tiên tiêm vaccine. Mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi đưa lao động trở lại làm việc thông qua việc sắp xếp phương tiện vận chuyển, tạo khu nhà trọ xanh… Đặc biệt, bà Xuân cho rằng, cần tạo cơ chế mở, trao quyền cho doanh nghiệp trong việc kiểm soát người lao động, xét nghiệm…

Nhóm các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại tỉnh Tiền Giang cũng kiến nghị, không bắt buộc sản xuất theo mô hình 3 tại chỗ hoặc 1 cung đường 2 địa điểm; cho phép người lao động đang sinh sống tại vùng 1-3 theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine đủ 14 ngày được quay lại nhà máy sản xuất vào đầu tháng 11/2021. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ cung cấp danh sách và phương án phòng chống dịch trong cơ quan cũng như cam kết của doanh nghiệp và người lao động.

Cùng đó, các doanh nghiệp đề nghị chỉ test nhanh kháng nguyên, không bắt buộc xét nghiệm Realtime PCR mẫu đơn cho người lao động trước ngày đầu tiên quay lại làm việc. Sau đó doanh nghiệp sẽ thực hiện xét nghiệm hàng tuần theo quy định của Bộ Y tế; cho phép người lao động ngoài tỉnh đã tiêm đủ 2 liều vaccine được quay trở lại tỉnh Tiền Giang làm việc…

Theo ông Nguyễn Nhật Trường, Trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang, hiện có 76/186 doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang được phê duyệt và đang hoạt động theo phương án “3 tại chỗ” với trên 17.000 lao động. Các doanh nghiệp khôi phục hoạt động nhưng phải bảo đảm an toàn về phòng, chống dịch. Tỉnh đã ban hành nhiều kế hoạch để doanh nghiệp hoạt động tốt nhất theo các mô hình "3 tại chỗ", "1 cung đường 2 điểm đến"; kết hợp "3 tại chỗ" với "1 cung đường 2 điểm đến.

Ông Trường khẳng định, vấn đề bảo đảm sức khỏe cho công nhân khi trở lại làm việc cũng rất quan trọng vừa bảo đảm tuyệt đối an toàn, không để dịch tái bùng phát trở lại. Do vậy, những doanh nghiệp không đảm bảo được các yêu cầu thì trước mắt không thể phê duyệt để tái hoạt động. Chưa kể, việc tiêm ngừa bao phủ vaccine chưa đạt nên nhiều công nhân chưa thể trở lại làm việc theo quy định...

'Chìa khóa' để doanh nghiệp thu hút người lao động quay lại làm việc 'Chìa khóa' để doanh nghiệp thu hút người lao động quay lại làm việc
Dù gặp nhiều khó khăn nhưng để duy trì sản xuất, các doanh nghiệp (DN) phía Nam đã chủ động lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự mới và xây dựng nhiều chế độ ưu đãi, tạo thuận lợi để người lao động (NLĐ) yên tâm quay trở lại làm việc. Về phía NLĐ, do vừa trải qua giai đoạn khủng hoảng vì dịch bệnh cho nên có thể họ không chỉ đơn thuần tìm kiếm công việc có mức lương hay chế độ đãi ngộ hấp dẫn mà sẽ chú ý đến môi trường làm việc và mô hình vận hành của DN.
Nâng cao hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực lao động và phúc lợi xã hội Việt Nam – Lào Nâng cao hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực lao động và phúc lợi xã hội Việt Nam – Lào
Ngày 19/10, tại Trụ sở Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã diễn ra Hội thảo trực tuyến Xây dựng Thỏa thuận trong hợp tác trong lĩnh vực lao động và phúc lợi xã hội giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Việt Nam và Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội (LĐPLXH) Lào.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng chính sách để phụ nữ yên tâm lao động, sản xuất Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng chính sách để phụ nữ yên tâm lao động, sản xuất
Chiều ngày 19/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các thế hệ phụ nữ, các tấm gương phụ nữ tiêu biểu trên các lĩnh vực nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.
Theo Báo Tin Tức/TTXVN
Nguồn:

Tin bài liên quan

Thị trường xuất khẩu ấm dần, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận 2 - 3 chữ số

Thị trường xuất khẩu ấm dần, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận 2 - 3 chữ số

Sau năm 2023 chứng kiến kết quả kinh doanh đi xuống do chịu ảnh hưởng của sức mua và đơn hàng sụt giảm, một số “ông lớn” dệt may đặt kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận năm 2024 sẽ phục hồi lại với mức tăng 2 - 3 chữ số.
Để dệt may Việt Nam có thêm cơ hội tại thị trường Canada

Để dệt may Việt Nam có thêm cơ hội tại thị trường Canada

Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu dệt may lớn thứ ba vào Canada, với thị phần khoảng 12%.
Cùng hành động vì một thế giới khỏe mạnh

Cùng hành động vì một thế giới khỏe mạnh

Nhân Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12), Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi các nước tiếp tục rút kinh nghiệm từ đại dịch Covid-19, nỗ lực xây dựng một thế giới công bằng và lành mạnh hơn. Bức tranh y tế toàn cầu thời gian qua ghi nhận những gam màu sáng với việc kiểm soát thành công một số dịch bệnh nguy hiểm.

Các tin bài khác

Hội thảo xúc tiến thương mại Việt Nam - Hàn Quốc thu hút gần 200 doanh nghiệp tham gia

Hội thảo xúc tiến thương mại Việt Nam - Hàn Quốc thu hút gần 200 doanh nghiệp tham gia

Ngày 19/4, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Kinh tế - Văn hóa Hàn Quốc - Việt Nam (KOVECA) và Công ty TNHH Việt Hàn Showroom tổ chức Hội thảo "Trao đổi kinh tế xúc tiến thương mại Việt Nam và Hàn Quốc".
Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên?

Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên?

Mảng xuất khẩu của Vinamilk năm 2023 tăng về cả doanh thu và số thị trường, kết quả quí I/2024 dự báo tích cực. Bên cạnh sự đóng góp lớn từ các thị trường chủ lực truyền thống, nhiều thị trường mới đã được khai phá.
Ông Phạm Như Ánh: Chất lượng dịch vụ chính là thế mạnh cạnh tranh của MB

Ông Phạm Như Ánh: Chất lượng dịch vụ chính là thế mạnh cạnh tranh của MB

Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, để tìm một ngành khó hơn ngành ngân hàng trong việc trụ vững, chứ chưa nói đến phát triển, thực sự là việc không dễ dàng. Vậy CEO của một ngân hàng như MB có suy nghĩ thế nào về các khía cạnh liên quan trực tiếp như chính sách điều hành, chương trình hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp, mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp…Thời Đại đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Như Ánh, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội (MB).
Quỹ VinFuture khởi động chuỗi sự kiện kết nối InnovaConnect 2024

Quỹ VinFuture khởi động chuỗi sự kiện kết nối InnovaConnect 2024

Ngày 16/4/2024, Quỹ VinFuture chính thức công bố bắt đầu khởi động chuỗi sự kiện kết nối khoa học công nghệ InnovaConnect năm 2024. Mục tiêu là nhằm tăng cường giao lưu học thuật, trao đổi chuyên môn và thúc đẩy hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học uy tín thế giới với các Viện – Trường hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực khoa học - công nghệ.

Đọc nhiều

Kết nối hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp TP Cần Thơ và doanh nghiệp Campuchia

Kết nối hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp TP Cần Thơ và doanh nghiệp Campuchia

Ngày 21/4, tại Campuchia đã diễn ra lễ ký kết ghi nhớ hợp tác và giao lưu giữa Hội Khmer Việt Nam tại Campuchia với Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia TP Cần Thơ; ...
Sở Giao dịch chứng khoán New York (NYSE) thăm dò ý kiến về việc giao dịch "xuyên đêm"

Sở Giao dịch chứng khoán New York (NYSE) thăm dò ý kiến về việc giao dịch "xuyên đêm"

Sở Giao dịch chứng khoán New York (NYSE) đang thăm dò ý kiến của những người tham gia thị trường về giá trị của việc giao dịch cổ phiếu suốt ngày đêm khi các cơ ...
Đại sứ Yamada Takio: sẽ nỗ lực đóng góp cho tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam - Nhật Bản

Đại sứ Yamada Takio: sẽ nỗ lực đóng góp cho tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam - Nhật Bản

Đây là phát biểu của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio khi nhận kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” của Liên hiệp ...
Giá vàng SJC đi xuống theo đà thế giới

Giá vàng SJC đi xuống theo đà thế giới

Vàng miếng SJC tụt về mốc 82 triệu đồng/lượng trong bối cảnh giá vàng thế giới "rơi tự do".
Bộ đội Hải quân Vùng 5 góp sức khống chế "giặc lửa" ở Vườn quốc gia Phú Quốc

Bộ đội Hải quân Vùng 5 góp sức khống chế "giặc lửa" ở Vườn quốc gia Phú Quốc

Chiều 24/4, sau 6 giờ tích cực triển khai các phương án dập lửa, cán bộ, chiến sĩ Vùng 5 Hải quân cùng các lực lượng chức năng đã kịp thời khống chế được đám cháy tại khu vực bìa Vườn quốc gia Phú Quốc.
Vùng 5 Hải quân giao nhiệm vụ cho đoàn công tác tham gia Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung tại Campuchia

Vùng 5 Hải quân giao nhiệm vụ cho đoàn công tác tham gia Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung tại Campuchia

Sáng 24/4, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác của Vùng tham gia Hội nghị rút kinh nghiệm lần thứ 33 về tuần tra chung với Hải quân Hoàng gia Campuchia. Chuẩn Đô đốc Nguyễn Hữu Thoan, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Vùng chủ trì.
Trưng bày hơn 200 hiện vật, hình ảnh, tư liệu về biển đảo

Trưng bày hơn 200 hiện vật, hình ảnh, tư liệu về biển đảo

Chiều 23/4, tại Nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải (Lý Sơn, Quảng Ngãi), Sở VH-TT&DL phối hợp với UBND huyện Lý Sơn tổ chức triển lãm di sản văn hóa biển, đảo.
top 3 diem den thu hut du khach quoc te tai ha noi
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
Xin chờ trong giây lát...
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Csaba Szabo: người mang ẩm thực Hungary tới Việt Nam
Lũy thép biên phòng toàn dân
Phiên bản di động