Trang chủ Gia đình Việt Tổ ấm
11:23 | 31/07/2019 GMT+7

‘Học theo ý mẹ, tôi phải gắng vượt qua mỗi ngày chứ không phải sống'

aa
Liệu những vị phụ huynh - chứng kiến cảnh con mình chật vật, chán nản khi bằng lòng nghe theo sự sắp đặt của bố mẹ - có cảm thấy mình đã sai vì ép con quá mức?
Tuyển sinh 2019: Gần 280.000 thí sinh điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển Lưu ý thí sinh khi điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2019 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch công bố điểm sàn năm 2019

Ngày nộp đơn đăng ký nguyện vọng thi đại học, Hà Trang (26 tuổi, Hà Nội) không mấy đắn đo khi chọn Học viện Ngân hàng.

Trang gọi đó là quyết định, mục tiêu từ bé đã “đóng đinh” sẵn trong đầu vì đơn giản “cả nhà theo ngành đó, sau này đi làm còn có người giúp đỡ, chứ ở cái ngưỡng tuổi 18, mình cũng chẳng rõ bản thân cần hay muốn gì”.

Đỗ vào đúng chuyên ngành gia đình mong muốn, nhưng 4 năm đại học của Trang không suôn sẻ như những gì cô mường tượng. Từ học kỳ đầu tiên, cảm giác hứng thú đi học đã biến mất hoàn toàn.

“Hai năm đầu, mình chỉ cố gắng qua môn, điểm số lúc nào cũng ở mức trung bình, đến trường lấy niềm vui gặp gỡ bạn bè là chính. Cái ngành ngân hàng với mình chán ngắt, khô khốc quá, học chả vào đầu được mấy”, Trang nhớ lại.

9X cho hay vì kỳ vọng của mẹ quá lớn, cô cũng không nuôi suy nghĩ thi lại đại học, theo đuổi ngành khác. “Thôi thì học cố cho có cái bằng”, Trang đã trải qua 4 năm học hành với quan niệm ấy.

Như một kịch bản quen thuộc của những người theo học ngành cha mẹ chọn hộ, Trang “đầu quân” về công ty mẹ sau khi ra trường. Có chỗ làm khi vừa mới tốt nghiệp được coi là may mắn trong mắt nhiều người, nhưng với Trang, cơn “khủng hoảng” mới chỉ thật sự bắt đầu khi cô bước chân vào công việc.

“Nhiệm vụ của mình liên quan đến sổ sách, hàng ngày xoay quanh bởi vô vàn con số. Công việc đòi hỏi cả tốc độ lẫn sự chính xác, bởi chỉ một sai sót nhỏ thôi cũng đủ kéo cả dây chuyền liên quan hỏng theo”, cô nói.

Mặt khác, việc bước chân vào ngân hàng lớn nhờ người thân quen biết cũng khiến Trang gặp phải không ít sự “quan tâm”, soi mói từ đồng nghiệp xung quanh. Thời gian đầu vào làm, “Con của mẹ A thì chắc giỏi lắm đây” là câu nói Trang nghe nhiều nhất, khiến cô hãnh diện thì ít mà lo lắng thì nhiều.

“Mình áp lực đến mức làm việc như cái máy, từ bỏ tất cả các niềm vui khác, thậm chí khó chịu, cáu bẳn với người xung quanh. Khi về đến nhà, đầu óc mệt mỏi cũng chẳng thể giãi bày quá nhiều tại vì tất cả đều cho rằng làm ngân hàng lắm tiền mà còn kêu ca”, Trang kể.

hoc theo y me toi phai gang vuot qua moi ngay chu khong phai song
Nhiều người trẻ hối hận khi chọn theo ngành nghề mà gia đình mong muốn.

“Gắng gượng học theo mong muốn của mẹ, làm mẹ hãnh diện nhưng bản thân nhận được những gì” là câu hỏi xuất hiện thường trực trong tâm trí Trang vào giai đoạn mà cô miêu tả là “gắng vượt qua mỗi ngày, chứ không phải sống”. Nhìn bạn bè xung quanh được thỏa sức vẫy vùng với đam mê, Trang không tránh khỏi cảm giác ghen tỵ.

Đến một ngày, cảm thấy không thể chịu đựng thêm, Trang nói với mẹ về quyết định nghỉ làm, tự đi theo con đường riêng.

“Có thể công việc kia cho mình mức lương ổn định, lại có gia đình đằng sau sẵn sàng giúp đỡ. Nhưng nghĩ đến cảnh chôn vùi cả sự nghiệp vào đống con số, sổ sách, mình không làm được. Cũng may là mẹ nhận ra con gái đã quá chán nản nên không phản đối”, cô cho biết.

Hiện tại, Trang đang tự quản lý việc kinh doanh thời trang riêng, khối lượng công việc nhiều, thu nhập chưa cao nhưng cô cảm thấy đáng vì được làm điều mình thích. Cô thừa nhận nhiều lúc cảm thấy có lỗi vì làm mẹ buồn lòng nhưng “không sao, mình đang sống cuộc đời mình”.

Khi được hỏi ý kiến về chuyện học hành, đi làm của con cũng theo mô típ “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”, Trang thẳng thắn bày tỏ: “Là người từng cố chiều lòng theo kỳ vọng của phụ huynh nên mình hiểu, ban đầu cảm thấy mọi thứ đều ổn, cái gì cũng được sắp đặt, cứ tuân theo quỹ đạo của nó thôi. Nếu cảm thấy chán có thể cố, nhưng đâu thể cố cả đời”.

“Mình của năm 18 tuổi có thể không hình dung nổi năm 22 tuổi ra trường hay nhiều năm sau đó bản thân sẽ muốn gì, làm nghề gì, nhưng suy cho cùng, tại thời điểm chọn ngành học đại học, vẫn nên quan tâm sở thích, khả năng nằm ở đâu để không tốn công sức và thời gian sau này”, Trang đúc kết.

Không ít người trẻ rơi vào trường hợp giống Trang, lựa chọn ngành nghề theo định hướng, nguyện vọng của cha mẹ để rồi hối hận giữa chừng, loay hoay với cảm giác chán chường mà không thể thoát ra.

“Cha mẹ khó có cái nhìn đầy đủ"

Trên thực tế, xu hướng cha mẹ can thiệp và quyết định thay việc chọn ngành đại học của con cái đang tăng cao hơn bao giờ hết, South China Morning Post trích dẫn ý kiến các chuyện gia trong một bài viết về can thiệp của cha mẹ đối với lựa chọn trường học và nghề nghiệp của con cái.

“Tùy từng quốc gia, các bậc phụ huynh lại có những kỳ vọng khác nhau”, nhà tâm lý học Scarlett Mattoli nói.

Bà Jullianna Yau, giám đốc của một tổ chức giáo dục, nhấn mạnh: “Tại châu Á, các nghề nghiệp phổ thông như bác sĩ, luật sư hay kỹ sư thường được xã hội đề cao và tôn trọng. Do quan niệm in sâu, bố mẹ luôn muốn con cái theo học những ngành này”.

Tuy nhiên, các chuyên gia kết luận: Việc “thao túng” con trẻ trong các quyết định liên quan tới cuộc đời chúng dễ làm nảy sinh xung đột gay gắt giữa hai thế hệ. Khi còn nhỏ, con cái có chiều hướng gật đầu nghe theo mọi lời chỉ bảo, nhưng khi lớn lên, mọi chuyện khác đi rất nhiều.

hoc theo y me toi phai gang vuot qua moi ngay chu khong phai song
Chuyện cha mẹ "thao túng" con cái khi chọn ngành học hay nghề nghiệp tương lai là thực trạng phổ biến. Ảnh: Emilio Rivera.

Chuyên gia giáo dục người Anh Alan Smithers nhấn mạnh điều quan trọng mà cha mẹ có thể làm là giúp con tìm ra được thiên hướng để phát triển, thay vì cấm cản mọi mơ ước.

“Một sự thực đáng buồn là cha mẹ khó có cái nhìn đầy đủ về những thứ diễn ra ở trường học và cả thế giới rộng lớn ngoài kia. Vì vậy, đừng tự đặt ra đích đến mà hãy hỗ trợ con trong hành trình khám phá bản thân”, vị chuyên gia đánh giá.

Nếu cha mẹ có thể chấp nhận sự thật rằng những đứa trẻ sẽ đi theo con đường khác với mình và để con tự do lựa chọn nghề nghiệp theo sở thích, chính họ cũng sẽ bớt căng thẳng hơn về tương lai của con, bà Mattoli nói thêm.

Bà Carol Wilson, người từng có kinh nghiệm giảng dạy tại nhiều trường quốc tế trên thế giới, cho hay lựa chọn của đứa trẻ phần nào ảnh hưởng đến gia đình, nhưng việc tác động thái quá lên con tạo ra các hệ quả tiêu cực hơn cha mẹ nghĩ.

“Câu chuyện không chỉ dừng lại ở mức khó làm tốt được thứ chúng không thích, mà vì bộ mặt việc làm ở tương lai ngày càng thay đổi. Những đứa trẻ đang ngồi trên nhà trường sẽ gia nhập lực lượng lao động vào giữa thế kỷ 21, khi các yêu cầu và mức lương của mỗi ngành nghề sẽ rất khác nhau. Sự tác động của công nghệ và Internet có thể tác động vào cuộc sống theo những cách mà các vị phụ huynh không thể nghĩ tới được”, bà Wilson đúc kết.

“Theo đuổi đam mê là viển vông"

Trên thực tế, dựa vào lý lẽ “cha mẹ luôn mong những điều tốt nhất cho con”, nhiều phụ huynh tự cho mình quyền định đoạt tất cả thay vì tự hỏi đâu mới là điều con cái cần.

“Con chưa ra đời, chưa va vấp như vợ chồng tôi mấy chục năm nên làm sao hiểu được nỗi niềm bậc cha mẹ. Những câu nói kiểu ‘theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn’ là những lời viển vông, 100 người nói may ra được 1 người làm được”, người cha tên Đức Thịnh (60 tuổi) thẳng thắn nói.

Khi người con gái lớn mới đặt chân vào cấp 3, ông đã tuyên bố thẳng con bé buộc phải đi theo hướng gia đình chỉ. Theo đó, những sở thích khác chỉ là nhất thời, không thể đảm bảo tương lai bằng việc “quen ông này làm ở đây, bà kia là phụ trách chỗ nọ, có gì mở lời họ còn xin cho”.

“Cá không ăn muối cá ươn, nên gia đình tôi sẽ để con theo học những ngành nghề phù hợp với truyền thống của nhà hoặc chí ít phổ thông để đủ sống. Chừng nào học phí vẫn do chúng tôi chi trả và con cái vẫn sống ở mái nhà này thì quyết định của bố mẹ vẫn là trên hết”, ông nói thêm.

Một câu hỏi khác được đặt ra: Liệu những vị phụ huynh - chứng kiến cảnh con mình chật vật, chán nản khi bằng lòng nghe theo sự sắp đặt của bố mẹ - có cảm thấy mình đã sai vì ép con quá mức?

“Con có bất mãn cũng đành chịu. Vì chúng tôi trải đời hơn và biết con cần cái gì. Có thể lúc này cháu chưa thấu được, chưa hiểu lòng bố mẹ nhưng hy vọng sau này khi có gia đình, con cái riêng, con sẽ hiểu được suy nghĩ và việc làm của chúng tôi”, người bố khẳng định.

Cũng có quan điểm tương tự nhưng không đến mức gay gắt như câu chuyện trên, cô Thanh Tâm (52 tuổi) khẳng định “làm phụ huynh, ai cũng muốn con cái được tự do thoải mái”. Song, với cương vị là người đã theo con trong suốt thời gian dài, cô cho biết nếu cảm thấy niềm yêu thích khó giúp con tự lo cho bản thân, cô sẽ cố gắng định hướng lại.

“Ít nhất vẫn nên có tấm bằng đại học ở những ngành cơ bản như tài chính, ngân hàng hay truyền thông. Nếu chẳng may sau này theo đuổi đam mê bất thành thì con vẫn có khả năng xoay xở, kiếm việc làm khác”, người mẹ cho hay.

“Buông tay” cho con là rất khó, nhưng vẫn nên làm

Theo quan điểm của chuyên gia giáo dục Julianna Yau, việc “buông tay”, “thả cửa” cho con cái có thể rất khó khăn với nhiều gia đình. “Tuy nhiên, điều này lại phần nào giúp chúng nhìn nhận ra tiềm năng, cũng như tự mình trải qua nhiều thử thách trước khi đạt được điều mong mỏi”, bà Yau phân tích.

Song, không phải đam mê nào cũng dễ theo đuổi và các quyết định ở tuổi 18 nhiều khả năng sai lầm. Trong trường hợp này, thay vì phản ứng gay gắt, cha mẹ nên bình tĩnh giảng giải trước về tính chất khốc liệt hay khả năng thất bại, để con lường được những khó khăn sẽ gặp.

hoc theo y me toi phai gang vuot qua moi ngay chu khong phai song
Dù lo lắng đến mấy, cha mẹ nên biết "buông tay" để con tự do chọn lựa hướng đi của mình. Ảnh: Daily Sun.

Anh Võ Trung Hiếu (Trưởng phòng Marketing của công ty truyền thông) có nhiều năm được mời tham gia công tác tư vấn hướng nghiệp cho các em học sinh cuối cấp.

Tiếp xúc, trò chuyện với nhiều thế hệ học sinh, anh phần nào hiểu được vì sao có nhiều bạn trẻ loay hoay khi đứng trước lựa chọn quan trọng của cuộc đời.

“Phần lớn những bạn mình từng giúp đỡ khá mù mờ về ngành học mình muốn hướng tới. Lý do chính là các bạn chưa hiểu được bản thân, không có mục tiêu nghề nghiệp dẫn đến chọn ngành không phù hợp”, anh nói.

Anh cho rằng ngành nghề lựa chọn dù ở trường đại học hay khi bước chân ra thực tế chỉ là tương đối. Người chọn nghề hay nghề chọn người vốn là câu hỏi khó trả lời nên để xác định được ngành học phù hợp không phải chuyện dễ.

Tuy nhiên, việc lựa chọn đúng chuyên ngành ở đại học hỗ trợ rất nhiều cho công việc và cuộc sống tương lai.

“Mỗi ngành học có những đặc thù rất khác nhau, nếu hiểu mạnh yếu của bản thân, biết mình cần gì, muốn làm gì, khi đó chọn được ngành phù hợp sẽ rút ngắn quãng đường đi rất rất nhiều”, anh phân tích.

Võ Trung Hiếu cũng nhận định dù chọn ngành nào cũng chỉ mang tính chất thời điểm. Bản thân anh cũng từng lựa chọn ngành học mình đam mê là công nghệ thông tin và có cơ hội làm việc nhiều năm trong các tập đoàn công nghệ lớn nhưng hiện tại lại rẽ sang một hướng khác hoàn toàn.

“Nhiều bạn trẻ luôn mong muốn tìm được ngành phù hợp nhưng không hiểu được rằng đại học chỉ là chặng đường chứ không phải đích đến. Nó cũng chỉ để phục vụ cho những mục tiêu khác trong cuộc sống tương lai”, anh Hiếu nhận định.





Trà My - Đào Phương
Nguồn: news.zing.vn

Tin bài liên quan

Các trường Đại học sử dụng phầm mềm gì để lọc ảo thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển 2020?

Các trường Đại học sử dụng phầm mềm gì để lọc ảo thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển 2020?

Việc sử dụng phần mềm lọc ảo chung hệ thống dữ liệu tiết kiệm được tối đa thời gian cho các trường; thí sinh sẽ trúng tuyển vào nguyện vọng cao nhất, theo nguyện vọng, năng lực của các em.
Tỉ lệ chọi, dự kiến điểm chuẩn năm 2019 của Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM

Tỉ lệ chọi, dự kiến điểm chuẩn năm 2019 của Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM

Chiều 31/7, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM đã công bố tỉ lệ chọi xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia 2019 và dự kiến mức điểm chuẩn năm 2019 với phương thức xét tuyển học bạ THPT.    
Lưu ý thí sinh khi điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2019

Lưu ý thí sinh khi điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2019

Thí sinh dễ mắc vào những lỗi sai dưới đây khi tiến hành điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2019.

Các tin bài khác

Quảng Bình hỗ trợ xây mới và sửa chữa 254 ngôi nhà “Đại đoàn kết”

Quảng Bình hỗ trợ xây mới và sửa chữa 254 ngôi nhà “Đại đoàn kết”

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Bình vừa thông tin trên quangbinh.gov.vn, đã có 254 ngôi nhà “Đại đoàn kết” được hỗ trợ xây mới và sửa chữa cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trong đó phần lớn là hộ đồng bào dân tộc thiểu số với tổng số tiền 12,4 tỷ đồng.
Đà Nẵng tiếp nhận gần 2,4 tỷ đồng xây nhà đại đoàn kết cho tỉnh Điện Biên và khu vực Tây Bắc

Đà Nẵng tiếp nhận gần 2,4 tỷ đồng xây nhà đại đoàn kết cho tỉnh Điện Biên và khu vực Tây Bắc

Nhằm thực hiện Chương trình ủng hộ xây dựng nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh Điện Biên và một số địa bàn khu vực Tây Bắc, đến nay, MTTQ Việt Nam thành phố Đà Nẵng đã tiếp nhận ủng hộ từ các địa phương, đơn vị với tổng số tiền gần 2,4 tỷ đồng.
Trao tặng kinh phí xây dựng nhà ở cho 2 hộ nghèo ở huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An)

Trao tặng kinh phí xây dựng nhà ở cho 2 hộ nghèo ở huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An)

Sáng ngày 29/8, tại Nghệ An, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An tổ chức trao tặng kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 2 hộ nghèo ở hai xã Mường Nọc và Tiền Phong (huyện Quế Phong).
Đắk Lắk bàn giao 2 nhà tình thương tại hai xã Cư Bao (Thị xã Buôn Hồ) và Cư Mốt (huyện Ea H'leo)

Đắk Lắk bàn giao 2 nhà tình thương tại hai xã Cư Bao (Thị xã Buôn Hồ) và Cư Mốt (huyện Ea H'leo)

Vừa qua, tại hai xã Cư Bao (Thị xã Buôn Hồ) và xã Cư Mốt (huyện Ea H'leo) đã tổ chức Lễ bàn giao và khánh thành 02 căn nhà tình thương và trao tặng 20 chiếc xe đạp cho 20 học sinh nghèo, vượt khó trên địa bàn hai xã này.

Đọc nhiều

Children of Vietnam cam kết hỗ trợ cho tỉnh Quảng Trị hơn 19 tỉ đồng

Children of Vietnam cam kết hỗ trợ cho tỉnh Quảng Trị hơn 19 tỉ đồng

Mới đây, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị tỉnh Quảng Trị và Tổ chức Children of Vietnam ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác giữa giai đoạn 2024-2028 với 5 chương trình chính ...
Dịch giả Vũ Ngọc Cân - người góp nhịp cầu kết nối văn hóa Việt Nam - Hungary

Dịch giả Vũ Ngọc Cân - người góp nhịp cầu kết nối văn hóa Việt Nam - Hungary

Hơn 40 năm qua, PGS.TS, dịch giả Vũ Ngọc Cân (bút danh Vũ Thanh Xuân) đã nỗ lực không ngừng trong việc giới thiệu văn hóa, văn học Hungary đến độc giả Việt và giới ...
Tình hình cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 và hàm ý đối với đối ngoại nhân dân

Tình hình cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 và hàm ý đối với đối ngoại nhân dân

Ngày 16/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức tọa đàm “Tình hình cuộc bầu cử ở Mỹ năm 2024”.
Diễn đàn phụ nữ Việt Nam tại Châu Âu kí kết hợp tác Hiệp hội nữ doanh nhân TP Hà Nội

Diễn đàn phụ nữ Việt Nam tại Châu Âu kí kết hợp tác Hiệp hội nữ doanh nhân TP Hà Nội

Ngày 18/4, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ kí kết hợp tác giữa Diễn đàn phụ nữ Việt Nam tại Châu Âu với Hiệp hội nữ doanh nhân TP Hà Nội.
Giới thiệu 100 bức ảnh nghệ thuật “Tổ quốc bên bờ sóng” tại Lào

Giới thiệu 100 bức ảnh nghệ thuật “Tổ quốc bên bờ sóng” tại Lào

Vừa qua, hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với trung tâm văn hóa Việt Nam tại Lào tổ chức triển lãm giới thiệu 100 bức ảnh nghệ thuật về đề tài biển đảo với tên gọi “Tổ quốc bên bờ sóng”.
Vùng 5 Hải quân điều tàu cấp nước ngọt cho người dân tỉnh Cà Mau

Vùng 5 Hải quân điều tàu cấp nước ngọt cho người dân tỉnh Cà Mau

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân, ngày 18/4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức cấp nước ngọt miễn phí cho người dân vùng hạn hán trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Tuyên truyền biển, đảo năm tới người dân thị xã Ninh Hoà, Khánh Hoà

Tuyên truyền biển, đảo năm tới người dân thị xã Ninh Hoà, Khánh Hoà

Sáng 16/4, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân phối hợp với Thị ủy Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền biển, đảo cho hơn 500 đồng chí là cán bộ chủ chốt Thị ủy, các đồng chí nguyên lãnh đạo thị xã qua các thời kỳ và cán bộ các xã, phường.
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
vung 3 hai quan thuc hien cuu nan tau ca tai quang ngai
Xin chờ trong giây lát...
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Csaba Szabo: người mang ẩm thực Hungary tới Việt Nam
Lũy thép biên phòng toàn dân
Đối ngoại nhân dân: Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế
Clip học sinh Vương quốc Anh học chúc Tết Việt
Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Hầu hết các khu vực trên cả nước đón ngày nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch - 18/4 dương lịch) trong thời tiết nắng nóng, nhiều nơi xuất hiện nắng nóng gay gắt. Thời điểm chiều tối và đêm khả năng mưa rào và dông vài nơi
Kazakhstan dành 3 học bổng du học cho sinh viên Việt Nam trong năm 2024

Kazakhstan dành 3 học bổng du học cho sinh viên Việt Nam trong năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo tuyển sinh đi học tại Kazakhstan diện Hiệp định năm 2024. Theo đó, Chính phủ Kazakhstan cấp 3 học bổng cho công dân Việt Nam đi đào tạo tại quốc gia này theo trình độ đại học.
Thông tin về học bổng Ấn Độ, cơ hội việc làm đến sinh viên Việt Nam

Thông tin về học bổng Ấn Độ, cơ hội việc làm đến sinh viên Việt Nam

Chương trình học bổng của chính phủ Ấn Độ; cơ hội việc làm; những lưu ý khi du học Ấn Độ... là những thông tin được cung cấp tại tọa đàm “Tăng cường giao lưu nhân dân-kết nối giáo dục, đào tạo Việt Nam-Ấn Độ” diễn ra vào ngày 10/4 tại Hà Nội.
Sử dụng thống nhất mã số định danh công dân là mã số thuế

Sử dụng thống nhất mã số định danh công dân là mã số thuế

Việc thống nhất mã số định danh công dân là mã số thuế sẽ giúp người dân tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí, giảm nhiều khâu thủ tục.
OS phẫu thuật nhân đạo cho các bệnh nhân mang dị tật khe hở môi, hàm ếch tại Hà Nội tháng 3

OS phẫu thuật nhân đạo cho các bệnh nhân mang dị tật khe hở môi, hàm ếch tại Hà Nội tháng 3

Với mong muốn đem lại nhiều nụ cười mới cho trẻ em trên toàn quốc, từ ngày 11-15/3/2024, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba, số 37 Hai Bà Trưng, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, tổ chức Operation Smile Việt Nam (OS) sẽ tổ chức chương trình Phẫu thuật nhân đạo dành cho các bệnh nhân mang dị tật khe hở môi, hàm ếch.
Người nước ngoài đăng ký tài khoản định danh điện tử thế nào?

Người nước ngoài đăng ký tài khoản định danh điện tử thế nào?

Tại dự thảo Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử, Bộ Công an đã đề xuất quy định về trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với người nước ngoài.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động