
Gìn giữ nghề vẽ sáp ong trên vải lanh ở Lào Cai
![]() |
Những họa tiết được vẽ bằng sáp ong trên váy áo không chỉ thể hiện sự tinh tế, khéo léo, kiên trì của người phụ nữ mà còn là biểu hiện cho sự biến chuyển của mặt trời, thời tiết, không gian và thời gian trong vũ trụ quan cổ đại của dân tộc Mông (Ảnh: Báo Lào Cai). |
Để làm ra một bộ váy áo từ vải lanh, phụ nữ dân tộc Mông phải trải qua rất nhiều công đoạn cầu kỳ, phức tạp, cần sự khéo léo, kiên trì và thời gian. Tuy nhiên, công đoạn có yếu tố quyết định đến giá trị về thẩm mỹ cũng như vật chất chính là tạo hoa văn trên vải bằng sáp ong.
Nguyên liệu là sáp ong có màu vàng và màu đen (đã lấy hết mật) rồi nấu chảy, trộn đều tương ứng với độ đậm nhạt màu sắc. Trước khi vẽ cần chuẩn bị chậu than củi đun sáp ong hoặc cũng có thể đặt trực tiếp lên bếp lửa. Với phụ nữ nơi đây thì thường sử dụng chiếc bát sành miết mặt vải thật nhẵn, dùng bút vẽ được thiết kế bởi một thanh tre và 2 lá đồng có khe ở giữa để vẽ.
Đặc biệt, khi vẽ hoa văn (hình tam giác, hình trôn ốc, đồng tiền, chữ thập…), người phụ nữ phải ngồi ở bếp lửa, chấm bút vào bát sáp ong nóng đặt trên than hồng. Vẽ đến đâu, quấn vải đến đó. Tỷ mỷ, kỳ công và đòi hỏi sự sáng tạo nên để hoàn chỉnh một dải vải làm thân váy, người phụ nữ phải mất cả tuần, cả tháng, thậm chí vài tháng. Sau khi vẽ xong toàn bộ trang phục, tấm vải được mang đi luộc, nhuộm chàm và phơi nắng mới hoàn chỉnh. Lâu và kỳ công là vậy nhưng mỗi phụ nữ đồng bào dân tộc Mông ở Pha Mu vẫn luôn gìn giữ bằng nhiều cách.
Hoa văn trên vải của người Mông là những trang ký sử, những câu chuyện kể về thế giới quan, thiên nhiên vùng sơn cước đầy sống động.
Trang phục của những người nghệ nhân Mông làm ra, có những nét không đều tay nhưng điều đó lại đem đến cái lạ, cái riêng hay cái đẹp của việc không hoàn hảo.
Sau khi vẽ xong toàn bộ hoa văn bằng sáp ong lên áo, váy, họ lại mang đi luộc, phải đun sôi lửa và đều tay lớp sáp mới bong hết và để lại hoa văn đẹp trên lớp vải. Luộc rồi chưa phải đã xong, tiếp tục lấy chàm về nhuộm, phơi vài lần nắng mới được chiếc váy lanh hoàn chỉnh.
Những bộ trang phục độc đáo của người Mông được thực hiện theo cách thức thủ công truyền thống cần được phát huy, gìn giữ, bảo tồn trước nguy cơ mai một theo thời gian.
Tin bài liên quan

Khánh thành hai điểm trường mầm non tại xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát (Lào Cai)

Thủ tướng: Đưa Vân Nam và Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương giữa Trung Quốc với ASEAN

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em hỗ trợ khẩn cấp 10 tỷ đồng cho người dân vùng bão lũ Lào Cai
Các tin bài khác

Người giữ lửa nghề tương ở Đường Lâm

Nghề chế tác đầu lân, sư rồng: cùng mùa xuân, đem niềm vui đi khắp muôn nơi

Giới thiệu khoảng 200 cổ vật, tranh dân gian quý về tín ngưỡng thờ cúng của người Việt

Tôn vinh 200 bức ảnh tái hiện “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”
Đọc nhiều

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp thăm Việt Nam

Hậu phương quốc tế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Quyết định hoãn áp thuế là “nghệ thuật đàm phán” của ông Trump?

Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc: Phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên nhiều lĩnh vực
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Quân y Việt - Trung khám, chữa bệnh cho người dân biên giới hai nước

Sĩ quan, cán bộ trẻ Việt - Trung cùng xây dựng biên giới hòa bình, ổn định

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 diễn ra từ ngày 16 - 17/4
Multimedia

[Infographics] Phá lấu, thắng cố vào danh sách món hầm ngon nhất Đông Nam Á

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại từ 1/4/2025

[Infographic] 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới theo nhóm ngành năm 2025

[Infographics] Lừa đảo làm cộng tác viên chốt đơn hàng online

4 nội dung và 3 mục tiêu chính của Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030

11 nước có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam
