Trang chủ Gia đình Việt Nhớ làng
07:30 | 17/10/2022 GMT+7

Giấc mơ biến di sản thành tài sản của Đinh A Ngưi

aa
Tôi muốn đưa văn hóa của người Ba Na đến gần hơn với bạn bè bốn phương. Vì muốn giữ văn hóa nguyên bản, sự mộc mạc của con người Tây Nguyên, tôi chọn du lịch cộng đồng để vừa quảng bá, vừa bảo tồn theo kiểu " lấy di sản nuôi di sản". Đinh A Ngưi - ông chủ của homestay ở làng Kgiang đã bộc bạch như vậy.
Lễ mừng cơm mới của người Xinh Mun trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ mừng cơm mới của người Xinh Mun trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Ngày 10/10, tại xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên), UBND huyện Điện Biên Đông phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ công bố và trao Chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với Lễ mừng cơm mới của người Xinh Mun ở xã Chiềng Sơ.
100 cây chè Shan tuyết cổ thụ Điện Biên được công nhận là Cây di sản Việt Nam 100 cây chè Shan tuyết cổ thụ Điện Biên được công nhận là Cây di sản Việt Nam
Sáng 15/10, Ủy ban Nhân dân (UBND) huyện Tủa Chùa cùng Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã phối hợp tổ chức công bố và trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam đối với 100 cây chè Shan tuyết ở 2 thôn: Sín Chải và Hấu Chua, xã Sín Chải, huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên)
Đinh A Ngưi với giấc mơ biến di sản thành tài sản.
Đinh A Ngưi với giấc mơ biến di sản thành tài sản.

Người đàn ông nghĩ khác, làm khác

Nhìn thăm thẳm vào núi rừng Kbang (Gia Lai) trong chiều muộn, khi tiếng ching chiêng của dân làng đang ngân lên khúc giao tấu đón khách giữa bập bùng lửa, người đàn ông Ba Na (40 tuổi) Đinh A Ngưi trầm ngâm. Tiếng chiêng này, tiếng trống này, tiếng người đàn ông người đàn bà đang hát dân ca này vốn đã sẵn trong máu A Ngưi, như muôn nghìn người Ba Na khác ở Tây Nguyên. Khi tiếng nhạc cụ vang lên, là cái tay phải gõ, cái chân phải bước theo nhịp điệu, cái tâm hồn phải hòa vào với văn hóa cha ông. A Ngưi bảo thế, không phải chỉ bởi anh là người con của vùng đất cách mạng này, mà cũng bởi anh là cử nhân ngành Quản lý văn hóa.

Nước da đen giòn rắn rỏi, giọng nói trầm và vang, A Ngưi hòa vào đội cồng chiêng của làng mình, cùng diễn tấu để phục vụ du khách trong chính homestay anh dày công xây dựng. Điền trang này của anh, nhưng thực ra cũng là của tất cả người làng. Bao năm trời, dòng máu Ba Na Kon Kđeh chảy rần rật trong người A Ngưi cùng những đăm đắm huyền thoại; của những giai điệu dân ca Hơ Amon, Hơ Achoi đang dần phai nhạt rồi bị lãng quên khi chẳng còn ai hát; chẳng còn mấy ai biết chơi đàn gong. Khi cây nứa, dây buộc dàn cho đàn T’rưng nước đêm ngày rỉ rả cất tiếng cũng dần vắng bên suối. Cõi Mang Lung cũng mang đi nhiều người già biết nhiều các bài ching chiêng. Trái tim A Ngưi đau thắt như ai đó bóp nghẹt hằng đêm. A Ngưi làm văn hóa, muốn bảo tồn văn hóa, muốn sống được bằng văn hóa, không chỉ cho mình, mà muốn cho cả lũ làng nữa.

Nhiều năm trước, khi còn công tác tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, trong những lần dẫn tour cho khách du lịch ghé thăm Kbang, thấy nhu cầu của khách muốn được trải nghiệm và khám phá thêm về Tây Nguyên, A Ngưi chợt nhận ra phải làm gì đó để níu giữ du khách, đồng thời quảng bá được những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Ba Na. A Ngưi nhìn cách làm của nhiều người khác, nhìn cách bảo tồn văn hóa và sống được nhờ di sản của nhiều nơi khác, mà cứ đau đáu cho làng mình.  Làm! Phải làm cái gì đó! A Ngưi quyết tâm thế. Người nhà, và cả dân làng tròn mắt khi A Ngưi quyết tâm xây dựng làng du lịch. Những đôi bàn tay Ba Na  nghìn đời qua vốn chỉ quen trỉa lúa trồng ngô, quen chặt cây đốt củi, những cái tay ấy đâu có biết làm du lịch. Dân làng nghi hoặc, nhìn lên đỉnh núi Kông Lơng Khơng mà than thở. Nhưng, A Ngưi đã quyết. Quyết không chỉ cho mình, mà quyết cho cả làng.
Đinh A Ngưi chơi đàn t' rưng

Nhiều năm trước, khi còn công tác tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, trong những lần dẫn tour cho khách du lịch ghé thăm Kbang, thấy nhu cầu của khách muốn được trải nghiệm và khám phá thêm về Tây Nguyên, A Ngưi chợt nhận ra phải làm gì đó để níu giữ du khách, đồng thời quảng bá được những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Ba Na. A Ngưi nhìn cách làm của nhiều người khác, nhìn cách bảo tồn văn hóa và sống được nhờ di sản của nhiều nơi khác, mà cứ đau đáu cho làng mình.

Làm! Phải làm cái gì đó! A Ngưi quyết tâm thế. Người nhà, và cả dân làng tròn mắt khi A Ngưi quyết tâm xây dựng làng du lịch. Những đôi bàn tay Ba Na nghìn đời qua vốn chỉ quen trỉa lúa trồng ngô, quen chặt cây đốt củi, những cái tay ấy đâu có biết làm du lịch. Dân làng nghi hoặc, nhìn lên đỉnh núi Kông Lơng Khơng mà than thở. Nhưng, A Ngưi đã quyết. Quyết không chỉ cho mình, mà quyết cho cả làng.

Thế là A Ngưi thuyết phục gia đình, gom góp tiền dựng lên những ngôi nhà sàn theo đúng truyền thống của người Ba Na, dựng thêm nhiều lều trại bằng tranh tre dân dã, thiết kế những tour khám phá văn hóa địa phương, các tour trải nghiệm thiên nhiên. Một mình A Ngưi lần mò khảo sát các tuyến đường đi thác Hang Dơi, thác Hang Én hay suối Đăk Lôp, thác Kon Lok… đều là những ngọn thác đồ sộ bên cạnh rừng nguyên sinh rậm rạp những cây cổ thụ thẳng tắp, di tích huyền thoại cánh đồng Cô hầu (người vợ Ba Na) của Vua Tây Sơn, làng kháng chiến Stơr của Anh hùng Núp danh tiếng lẫy lừng, hay làng Chiêng đậm chất Ba Na... Khảo sát xong rồi, A Ngưi lên lịch trình tour tuyến. Và chính anh cũng là hoa tiêu, hướng dẫn viên dẫn đường cho những đoàn du khách khám phá những điều kì bí và vẻ đẹp tự nhiên nơi đây.

Phụ nữ Ba Na ở làng Kgiang hôm nay ai cũng hát hay, múa dẻo
Phụ nữ Ba Na ở làng Kgiang hôm nay ai cũng hát hay, múa dẻo.

Cái xem đã có rồi, còn cái ăn, cái chơi, cái mang về... phải làm sao cho du khách ai cũng hào hứng và thích thú, ai cũng muốn đến và lúc về phải vấn vương, lưu luyến. A Ngưi nghĩ mãi, lũ làng vẫn còn nhiều người biết đến những bài ching chiêng cổ, những bài dân ca Hơ Amon, Hơ Achoi, thổ cẩm vẫn còn nhiều người dệt, đan lát vẫn còn nhiều người quen tay. Làng có nhiều gà, nhiều heo, nhiều trâu bò, mớ lá mì, ngọn rau đắng, trái cà gai, ghè rượu... đến cả căn nhà rông tre nứa nhỏ đẹp, với những đường lượn hoa văn như sóng nước ở làng, hay những chiếc bẫy săn thú thuở xưa phục dựng ở vườn đổ gãy. A Ngưi chép miệng: Những cái đó đều là di sản. Đã được học, là người có chữ, A Ngưi biết di sản không phải chỉ là cái vô hình, mà còn có cả những vật chất dù nhỏ, nhưng gom góp lại sẽ tạo thành một tổng thể cho di sản và có thể khai thác được.

Thế là A Ngưi đứng ra vận động dân làng, văn hóa đó, gà vườn, rau rừng, cá suối... cùng dân làng xây dựng lên làng du lịch cộng đồng. Một người theo, rồi nhiều người theo. Những người đàn ông, người đàn bà, ngay cả trẻ nhỏ cũng hào hứng theo cách A Ngưi dẫn bước. Một tay A Ngưi cắt đặt công việc, từ xây dựng những khu nghỉ ngơi cho khách, tới dựng lại khuôn viên làng cho đậm chất Ba Na, tới việc tìm tòi và tập những bản chiêng chinh, những bài dân ca, cắt đặt người nào ra việc đó, sắp xếp thời gian, lên lịch tour tuyến để du khách có thể trải nghiệm tốt nhất văn hóa và cả thiên nhiên của vùng đất này. Đồng bào Ba Na thủa trước theo Bok Núp chống Pháp đuổi Mỹ giành được thắng lợi, bây giờ lại theo A Ngưi làm kinh tế, chiến thắng đói nghèo, vượt lên số phận và bảo tồn văn hóa của mình. Ai cũng tấm tắc.

A Ngưi và người làng phục dựng lại nhiều lễ hội văn hóa của người Ba Na để phục vụ du khách.
A Ngưi và người làng phục dựng lại nhiều lễ hội văn hóa của người Ba Na để phục vụ du khách.

Trả nghĩa với buôn làng

Từ năm 2019 khi bắt đầu làm du lịch, đôi chân của người đàn ông Ba Na ấy dường như không biết mỏi, in hằn khắp núi rừng Kbang. Dưới chân ngọn núi Kông Lơng Khơng bây giờ đã có một ngôi làng du lịch, đó là làng Kgiang (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang). Ngày đón những lượt khách đầu tiên, những gia đình tham gia phục vụ, từ bán con gà, mớ lá mì, ngọn rau đắng, trái cà gai, ghè rượu, hay mặc trang phục dân tộc diễn tấu ching chêng đều có thù lao bằng hoặc hơn hẳn một ngày đi làm rẫy thuê. Rồi những người phụ nữ trong nhà giữ nghề dệt thổ cẩm, chế ra những chiếc túi lớn nhỏ, giải băng quấn đầu, những bộ trang phục để khách đến thích thì mặc chụp hình hay mua về làm quà. Cũng có khi gom góp mấy đồ mây tre đan của người già mang đến trưng bày để giới thiệu với du khách. Rồi tập hợp người làng bàn cách làm những món ăn dân giã từ heo, gà nhà, cá suối, rau vườn. Điều quan trọng nhất, là kéo được cả cộng đồng cùng làm để ai cũng có thu nhập, ai cũng có niềm tin vào công việc.

Trên diện tích 1 ha, homestay của A Ngưi được xây dựng bây giờ có 6 khu ngủ nghỉ và 1 nhà sinh hoạt cộng đồng. Tại nhà sinh hoạt chung, A Ngưi bày trí những món đồ gần gũi, đặc trưng của đồng bào Ba Na: Cồng chiêng, đàn T’rưng, nhiều trang phục, vật dụng được làm từ thổ cẩm đẹp và tinh xảo do chính tay mẹ anh trồng bông, xe sợi, nhuộm màu và dệt… Du khách được trải nghiệm nấu các món ăn truyền thống như cơm lam, gà nướng, cà đắng, cùng các nghệ nhân đan gùi, dệt váy, áo; xem biểu diễn cồng chiêng, múa xoang, nghe hát kể sử thi… hay được được trải nghiệm thực tế vào rừng khai thác mật ong, hái rau, bắt cá suối cũng như các tour du lịch sinh thái.

Đội chiêng nữ phục vụ du lịch của làng Kgiang.
Đội chiêng nữ phục vụ du lịch của làng Kgiang.

Du khách khắp nơi nghe tiếng dần tìm đến ngày một đông và vô cùng thích thú. Trung bình mỗi tuần homestay đón từ 30 - 100 khách. Nhiều khi, lượng khách đi theo đoàn tăng đột biến, lên đến 4 - 5 đoàn trong dịp cuối tuần. Tính đến cuối năm 2019, lượng khách trong nước và quốc tế đến đây đã lên đến gần 2.000 lượt.

Tuy nhiên, hai năm dịch bệnh vừa qua cũng khiến điểm du lịch của A Ngưi chật vật vì phải tạm đóng cửa. Trong thời gian ấy, anh đã hoàn thành Đề án xây dựng Làng văn hóa du lịch cộng đồng Kgiang . Đề án được UBND tỉnh phê duyệt mở ra bức tranh Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên quê hương Anh hùng Núp. Bây giờ, làng của A Ngưi đã có thể đón 200 khách cùng lúc. Đây không những là điểm nhấn du lịch cộng đồng của huyện Kbang mà còn là mô hình kiểu mẫu về tổ chức sản xuất; giúp đồng bào địa phương phát triển kinh tế ổn định, bền vững, phù hợp với phát triển du lịch cộng đồng thân thiện với môi trường và bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Ba Na trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Từ ngày có A Ngưi làm du lịch mà cả làng được nhờ. Người làng ngoài việc lo chuyện đồng áng, về nhà lại biết trồng thêm vườn rau, nuôi thêm con gà, con heo. Khi rảnh rỗi, họ lại tụ về nhà rông để tập luyện cồng chiêng phục vụ du khách ghé thăm nhà A Ngưi. Già làng Đinh Plich phấn khởi: “Mới đầu, người làng không tin A Ngưi làm được, nhưng sau này thấy khách đến đông nên ai cũng hào hứng, chỉ cần A Ngưi gọi là có mặt. Nhờ A Ngưi mà dân làng có thể phục dựng nhiều nét văn hóa quảng bá đến khách du lịch, lại có thêm thu nhập lo cho gia đình”.

Làng Kgiang của A Ngưi bây giờ làm rất tốt du lịch cộng đồng và bảo tồn văn hóa dân tộc.
Làng Kgiang của A Ngưi bây giờ làm rất tốt du lịch cộng đồng và bảo tồn văn hóa dân tộc.

“Người Ba Na mình có âm thanh ching chiêng, đàn T’rưng… hay thế, giàu có thế. Đẹp cả từ căn nhà rông đến bộ váy áo nữ. Ngon và sạch không chỉ món gà nướng, con cá suối , cơm ống nứa, mà còn thơm cả mùi vị cả những trái bí, trái bầu, nắm rau rừng… làm sao để gìn giữ? Tôi muốn đưa văn hóa của người Ba Na đến gần hơn với bạn bè bốn phương. Vì muốn giữ văn hóa nguyên bản, sự mộc mạc của con người Tây Nguyên, tôi chọn du lịch cộng đồng để vừa quảng bá vừa bảo tồn theo kiểu “lấy di sản nuôi di sản”. Phát triển du lịch cộng đồng là tạo ra câu chuyện để bán, là cách bảo tồn lâu dài và bền vững để người dân trong làng cùng làm giàu trên chính quê hương, biến giấc mơ làng Kgiang ấm no, giàu bản sắc văn hóa trở thành sự thật”, A Ngưi bộc bạch như thế trong tiếng trầm hùng của điệu chiêng bên ngọn lửa dưới chân núi thiên đường.

Trong thời điểm này, A Ngưi chú trọng xây dựng và đào tạo nâng cao sự chuyên nghiệp cho người dân trong phục vụ du lịch. Đồng thời, thu hút khách du lịch nội địa, kèm theo các gói kích cầu du lịch, kết hợp các biện pháp bảo đảm an toàn cho du khách. Du khách đến đây, người ta say với men rượu cần lá rừng, say với những câu chuyện văn hóa thấm đẫm nghìn đời, say với cả tâm huyết và tiếng cười sảng khoái đậm “chất rừng” của anh. Người đàn ông Ba Na Đinh A Ngưi trở về với núi rừng, buôn làng mình và mang theo giấc mơ khởi nghiệp từ chính những di sản mà ông bà để lại. Homestay A Ngưi Kbang bây giờ không chỉ là điểm hẹn yêu thích của du khách khi đến với Tây Nguyên, mà còn là nguồn cảm hứng để dân làng Ba Na nơi đây bắt tay làm du lịch từ chính di sản cha ông để lại và bảo tồn văn hóa của mình. Đồng thời, A Ngưi cũng đang ấp ủ dự định sẽ kết hợp với một số bạn có cùng đam mê, tạo nên những chuỗi liên kết mô hình du lịch cộng đồng tại nhiều vùng miền khác nhau trên cả nước. Đó cũng là cách để người đàn ông Ba Na này “trả nghĩa” với buôn làng Tây Nguyên.

Ông Trần Văn Nhơn, Chủ tịch UBND xã Kông Lơng Khơng cho biết: “Mô hình làm du lịch này đã tạo việc làm cho gần 200 người dân trong làng với mức thu nhập trung bình 200 - 300 nghìn đồng/người/ngày. Ngoài việc biểu diễn cồng chiêng, đan lát…, mỗi người dân đều có thể trở thành “hướng dẫn viên” thân thiện, nhiệt tình giới thiệu và quảng bá văn hóa địa phương. Hiện làng Kgiang có khoảng 30 người có kỹ năng thường xuyên dẫn khách trải nghiệm thực tế vào rừng”.
[Infographics] 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Việt Nam [Infographics] 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Việt Nam
Việt Nam đã có 8 di sản được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới, trong đó có 5 di sản văn hóa, 2 di sản thiên nhiên và 1 di sản hỗn hợp.
Phát huy giá trị di sản và tính đại chúng của Xòe Thái Phát huy giá trị di sản và tính đại chúng của Xòe Thái
Xòe Thái đã không chỉ còn là nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng người Thái vùng Tây Bắc, của dân tộc Việt Nam, mà còn trở thành di sản nhân loại toàn cầu, được cộng đồng quốc tế bảo vệ và phát huy giá trị.
Theo baodantoc.vn
Nguồn:

Tin bài liên quan

VIS Rating: Tỷ lệ hình thành nợ xấu đã chậm lại ở các ngân hàng lớn

VIS Rating: Tỷ lệ hình thành nợ xấu đã chậm lại ở các ngân hàng lớn

Các chuyên gia cho rằng, các ngân hàng lớn đã được hưởng lợi từ sự phục hồi vay mua nhà, trong khi ngân hàng nhỏ vẫn chịu áp lực nợ xấu và chi phí tín dụng cao. Năm 2025, triển vọng ngành được kỳ vọng tích cực hơn.
Thanh niên Việt Nam - Trung Quốc giao lưu âm nhạc dân tộc

Thanh niên Việt Nam - Trung Quốc giao lưu âm nhạc dân tộc

Ngày 26/11, tại Hà Nội đã diễn ra chương trình giao lưu âm nhạc dân tộc thanh niên Việt Nam - Trung Quốc với chủ đề “Cùng cất tiếng hát hữu nghị”. Sự kiện do Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và Học viện Nghệ thuật Quảng Tây (Trung Quốc) phối hợp tổ chức thu hút khoảng 500 khán giả hai nước.
Khi nào tổ chức tín dụng được cho vay đặc biệt lãi suất 0%, không tài sản bảo đảm?

Khi nào tổ chức tín dụng được cho vay đặc biệt lãi suất 0%, không tài sản bảo đảm?

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo Quyết định về khoản vay đặc biệt với lãi suất là 0%/năm, khoản vay không có tài sản bảo đảm để lấy ý kiến đóng góp từ các bên.

Các tin bài khác

Người giữ lửa nghề tương ở Đường Lâm

Người giữ lửa nghề tương ở Đường Lâm

Gần trọn cuộc đời, ông Hà Hữu Thể (ở thôn Mông Phụ, làng cổ Đường Lâm, huyện Sơn Tây, Hà Nội) đã gắn bó với công việc làm tương. Với ông, làm tương không chỉ là một nghề mưu sinh mà còn là cách giữ gìn hồn quê, truyền thống văn hóa của cha ông.
Nghề chế tác đầu lân, sư rồng: cùng mùa xuân, đem niềm vui đi khắp muôn nơi

Nghề chế tác đầu lân, sư rồng: cùng mùa xuân, đem niềm vui đi khắp muôn nơi

Những ngày Giáp Tết Ất Tỵ 2025, căn nhà của ông Trần Anh Phong (ở phố Hai Bà Trưng, thành phố Nam Định) càng trở nên tấp nập, rộn rã. Mỗi người một việc, nhưng tất cả đều tỉ mỉ, trau chuốt cho từng công đoạn để hoàn thành việc chế tác đầu lân, sư, rồng phục vụ cho những ngày lễ, Tết.
Giới thiệu khoảng 200 cổ vật, tranh dân gian quý về tín ngưỡng thờ cúng của người Việt

Giới thiệu khoảng 200 cổ vật, tranh dân gian quý về tín ngưỡng thờ cúng của người Việt

Triển lãm "Riêng một con đường" của nhà sưu tầm Phạm Đức Sĩ trưng bày khoảng 220 hiện vật quý giá, gồm đồ đá, đồ gốm cổ và tranh thờ miền núi, thể hiện bức tranh đa dạng về lịch sử và văn hóa Việt Nam từ thời tiền sử đến thời Hán Việt.
Tôn vinh 200 bức ảnh tái hiện “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”

Tôn vinh 200 bức ảnh tái hiện “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”

Mới đây, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (số 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.

Đọc nhiều

Trao gần 400 triệu đồng hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả sau động đất

Trao gần 400 triệu đồng hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả sau động đất

Ngày 17/4 tại Hà Nội, Đoàn Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar (Hội) do ông Chu Công Phùng, Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đại sứ quán Myanmar tại Việt Nam trao số tiền 392.372.084 triệu đồng nhằm hỗ trợ nhân dân Myanmar khắc phục hậu quả trận động đất nghiêm trọng xảy ra ngày 28/3 vừa qua.
SNV: Đại sứ cho quan hệ nhân dân Việt Nam - Hà Lan

SNV: Đại sứ cho quan hệ nhân dân Việt Nam - Hà Lan

Ngày 16/4, tại Hà Nội, tổ chức phi chính phủ SNV tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm hoạt động tại Việt Nam. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Ngọc Hùng nêu rõ: "Bằng cách đưa những người bạn Hà Lan và quốc tế đến Việt Nam và đưa câu chuyện về Việt Nam ra thế giới, SNV và các tổ chức phi chính phủ Hà Lan là đại sứ cho quan hệ giữa nhân dân hai nước trong nhiều năm qua".
Giao lưu hữu nghị Việt Nam - Cuba kỷ niệm 64 năm chiến thắng Giron

Giao lưu hữu nghị Việt Nam - Cuba kỷ niệm 64 năm chiến thắng Giron

Ngày 16/4 tại tỉnh Vĩnh Phúc, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội hữu nghị Việt Nam - Cuba phối hợp với Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam tổ chức Chương trình Gặp mặt hữu nghị Việt Nam - Cuba nhân kỷ niệm 65 năm quan hệ ngoại giao (1960 - 2025) và 64 năm chiến thắng Giron (1961 - 2025).
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tiếp Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Ethiopia

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tiếp Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Ethiopia

Ngày 16/4 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Ngọc Hùng đã tiếp Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Ethiopia - Đại sứ Birtukan Ayano.
Giao lưu "Khăn hồng hữu nghị" gắn kết thiếu nhi biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Giao lưu "Khăn hồng hữu nghị" gắn kết thiếu nhi biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Tham quan Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn, vẽ nón lá Việt Nam, làm gốm sứ... là những hoạt động Đoàn đại biểu thiếu nhi Trung Quốc được tham gia trải nghiệm tại Chương trình giao lưu "Khăn hồng hữu nghị thiếu nhi biên giới Lạng Sơn (Việt Nam) - Quảng Tây (Trung Quốc)" diễn ra ngày 16/4 tại tỉnh Lạng Sơn.
Hải quân Việt Nam - Trung Quốc tuần tra liên hợp trên vịnh Bắc Bộ

Hải quân Việt Nam - Trung Quốc tuần tra liên hợp trên vịnh Bắc Bộ

Sáng 16/4, Biên đội Tàu 015-Trần Hưng Đạo và Tàu 016-Quang Trung (Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân) cùng đoàn công tác Hải quân Việt Nam đã rời Quân cảng Bắc Hải (Trung Quốc), tham gia tuần tra liên hợp lần thứ 38 trên vịnh Bắc Bộ với Hải quân Trung Quốc.
[Ảnh] Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang tô son cột mốc biên giới Việt - Trung

[Ảnh] Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang tô son cột mốc biên giới Việt - Trung

Sáng 16/4, tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn), Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã thực hiện nghi thức tô son cột mốc biên giới trước khi dẫn đầu đoàn đại biểu sang Trung Quốc tham dự Chương trình Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9.
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
11 nuoc co quan he doi tac chien luoc toan dien voi viet nam
canh bao gia tang lua dao tren khong gian mang
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ
Thời tiết hôm nay (17/4): Cả nước nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (17/4): Cả nước nắng nóng trên diện rộng

Ngày 17/4, các khu vực trên cả nước có nắng nóng, có nơi nắng nóng diện rộng. Tại Hà Nội, nhiệt độ cao nhất lên tới 35 độ C.
Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce

Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce

Giá vàng tăng kỷ lục khi tiếp tục được hỗ trợ bởi sự suy yếu của đồng USD và lực cầu trú ẩn an toàn do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang.
Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 1 bậc, xếp hạng 32 thế giới

Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 1 bậc, xếp hạng 32 thế giới

Chương trình Thương hiệu quốc gia được Chính phủ phê duyệt từ năm 2003 và giao Bộ Công Thương chủ trì triển khai, là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất ở cấp quốc gia.
Thời tiết hôm nay (12/4): không khí lạnh cuối mùa gây mưa ở miền Bắc và miền Trung

Thời tiết hôm nay (12/4): không khí lạnh cuối mùa gây mưa ở miền Bắc và miền Trung

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 12/4 bộ phận không khí lạnh đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam, gây mưa ở nhiều khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
Lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới vượt 3.200 USD

Lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới vượt 3.200 USD

Giá vàng thế giới tiếp đà tăng và “xô đổ” kỷ lục đạt được trước đó không lâu.
Thời tiết hôm nay (5/4): Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường

Thời tiết hôm nay (5/4): Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 5/4, không khí lạnh tăng cường về miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, lệch đông, chủ yếu gây mưa, trời chỉ lạnh về đêm.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

Phiên bản di động