Giá vàng trong nước vẫn giữ xu hướng tăng
Giá vàng trong nước
Mở phiên giao dịch sáng 17/11, giá vàng trong nước vẫn có xu hướng tiếp tục tăng. Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 60,80 triệu đồng/lượng (mua vào) và 61,55 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 300.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 250.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên giao dịch ngày 16/11. Chênh lệch giữa mua và bán là 750.000 đồng/lượng.
Cùng thời điểm, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng ở mức 60,50 triệu đồng/lượng (mua vào) và 61,50 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 250.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 400.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên giao dịch ngày 16/11. Chênh lệch giữa mua và bán là 1 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước có thể tăng lên mức 62 triệu đồng/lượng trong thời gian tới - Ảnh minh họa. |
Giá vàng thế giới
Đến 9h ngày 16/11 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.854,3 USD/ounce. Vàng giao tháng 1/2022 trên sàn Comex New York ở mức 1.857,2 USD/ounce.
Đêm 16/11 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.872 USD/ounce. Vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York ở mức 1.873 USD/ounce. Giá vàng thế giới đêm 16/11 thấp hơn khoảng 1,2% (22 USD/ounce) so với đầu năm 2021.
Giá vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 53,1 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 8,7 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 16/11.
Các chỉ số cho thấy, giá vàng thế giới đã tăng mạnh và lên gần mức cao nhất trong 5 tháng ngay cả khi thông tin cho thấy người tiêu dùng Mỹ chi tiêu nhiều hơn so với dự báo trong tháng 10 vừa qua.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, tổng mức bán lẻ của nước này tăng 1,7% trong tháng trước, cao hơn so với mức dự báo tăng 1,3%. So với cùng kỳ năm trước, doanh số bán lẻ tăng 16,3%.
Mặc dù doanh số bán lẻ tăng hơn so với dự báo, một số nhà kinh tế lưu ý rằng lạm phát gia tăng có thể tieps tục ảnh hưởng tới sức tiêu dùng.
Vàng tăng giá còn do các thị trường chứng khoán thế giới chùng lại sau đợt tăng liên tiếp kéo dài và dồn dập lập kỷ lục trước đó. Giới đầu tư cân đối những báo cáo lợi nhuận tích cực của doanh nghiệp với những rủi ro về lạm phát và số ca nhiễm COVID-19 gia tăng tại châu Á, châu Âu và cả một số khu vực ở Mỹ.
Vàng tăng giá khi mặt hàng có quan hệ mật thiết với vàng là dầu tăng mạnh. Nhiều dự báo cho rằng, giá dầu thô có thể lên mức 100 USD/thùng do sức cầu tăng mạnh sau đại dịch. Cùng với đó, đồng Bitcoin quay đầu giảm giá khá mạnh.
Giá vàng thế giới hiện đã tăng khoảng 100 USD trong gần 2 tuần qua. Đây là chuỗi tăng giá dài nhất kể từ tháng 5. Vàng được hỗ trợ bởi rủi ro từ lạm phát cao.
Vàng được hỗ trợ trong bối cảnh nhiều ngân hàng trung ương lớn vẫn giữ quan điểm không vội nâng lãi suất. Chủ tịch chi nhánh Minneapolis của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) mới đây dự đoán lạm phát sẽ tăng cao hơn trong vài tháng tới, nhưng FED không nên phản ứng thái quá với điều này vì lạm phát có thể chỉ là tạm thời.
Các chuyên gia dự báo, giá vàng còn có thể tăng cao hơn nữa. Theo đó, nếu lạm phát dai dẳng thì vàng sẽ còn tăng giá. Theo đó, giá vàng có thể tăng lên mức 2.600 USD/ounce.
Giá vàng trong nước tiếp tục tăng, "áp sát" ngưỡng 61 triệu đồng/lượng Ngày 16/11, giá vàng trong nước tiếp tục được điều chỉnh tăng và có thể chạm ngưỡng 61 triệu đồng/lượng trong thời gian tới. Trong khi đó, giá vàng thế giới đã chấm dứt chuỗi tăng kéo dài trong bối cảnh đồng USD tăng mạnh. |
Đầu tuần, giá vàng trong nước giảm nhẹ Sáng 15/11, giá vàng SJC giảm nhẹ về mức 59,95 – 60,65 triệu đồng/lượng (mua - bán). Trong khi đó, giá vàng thế giới tăng lên mức 1.830 USD/ounce, dự báo vàng có thể lên mức 1.900 USD/ounce trong thời gian gần. |
Giá vàng trong nước đang hướng đến đỉnh cao mới? Tuần qua, giá vàng trong nước tuần đã tăng đột biến và hiện đang hướng tới mốc 61 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng thế giới đã giảm nhẹ sau khi vượt qua ngưỡng 1.860 USD/ounce, chỉ ít ngày sau khi Mỹ công bố chỉ số CPI cao nhất trong hơn 30 năm. |