'Đừng đánh em', 'có vậy thôi mà cũng khóc' và những câu nói phản tác dụng với trẻ
9 sai lầm của bố mẹ hủy hoại tương lai của con |
8 giai đoạn khủng hoảng của trẻ, nếu biết sẽ nuôi dạy con dễ dàng |
Bố mẹ luôn yêu thương con vô điều kiện và mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với con. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi dạy con, có những thói quen, câu nói của bố mẹ xuất phát từ mong muốn tốt đẹp nhưng lại phản tác dụng. Dưới đây là những câu nói không nên nói với con trẻ, các gia đình có thể tham khảo để có cách nuôi dạy con tốt hơn.
"Con có thể trở thành bất cứ ai"
Động viên, khích lệ con theo đuổi đam mê và mục tiêu là điều nên làm. Tuy nhiên, tham vọng quá mức mà không hiểu khả năng của mình sẽ gây nên những tác động tiêu cực. Điều quan trọng hơn cả, là bố mẹ dạy con hiểu rằng con cần có kế hoạch B – một kế hoạch dự phòng cho bản thân trong trường hợp không thực hiện được mục tiêu ban đầu. Không có chuyện cứ chăm chỉ nỗ lực là mọi đứa trẻ có thể trở thành bác sĩ lành nghề, phi hành gia hay ngôi sao sân cỏ.
Vì thế, nhiệm vụ của bố mẹ là dạy cho trẻ biết nhìn nhận và suy nghĩ một cách thực tế, từ đó đặt ra những mục tiêu trong khả năng, đồng thời cho trẻ biết cuộc sống cũng có những điều thất vọng và thất bại.
“Con cứ làm đi, ngay cả khi con không thể”
Câu này thường được nói ra bởi những bố mẹ muốn con thực hiện ước mơ còn dang dở thời trẻ của mình (như nghệ sĩ piano, diễn viên ballet). Cố gắng một cách mù quáng mà không hề hiểu khả năng của mình sẽ khiến trẻ sớm nhận thất bại cay đắng. Từ thất bại này, trẻ dễ bị mất niềm tin vào bản thân và những giá trị mà trẻ từng được dạy. Hãy dạy trẻ biết lắng nghe bản thân mình, và biết cách dừng lại khi đã cố gắng hết sức nhưng không hiệu quả.
“Con giống hệt bố con/ mẹ con”
Sẽ không có vấn đề gì khi bạn so sánh con với bất cứ ai, tất nhiên theo hướng tích cực. Tiếc là, câu nói trên thường được dung để mỉa mai, chỉ trích một cách tiêu cực. Hầu hết các bố mẹ mắc lỗi này, phê phán trẻ khi trẻ có hành động không theo ý muốn của bố mẹ. Câu nói này khiến trẻ không hiểu mình sai ở đâu, và sẽ có xu hướng về phe bố hoặc phe mẹ để có đồng minh. Hơn nữa, câu nói này cũng gây tổn thương người bạn đời.
“Con là giỏi nhất. Không ai có thể so sánh được với con”
Bố mẹ không nên nói câu này, ngay cả khi xuất phát từ tình yêu thương vô bờ và muốn khích lệ con. Câu này sẽ khiến trẻ cảm thấy mình hoàn hảo quá mức, từ đó dẫn đến những tình huống trẻ không dám thử thách bản thân ở những điều mới mẻ. Vì chúng sợ rằng chúng sẽ thất bại và không đáp ứng được kỳ vọng của bố mẹ vào bản thân chúng.
“Con ăn rau xanh đi, tốt cho sức khỏe lắm”
Câu nói này khiến trẻ mơ hồ, cuối cùng cũng không hiểu vì sao phải ăn rau xanh, bởi khái niệm khỏe mạnh là khái niệm không rõ ràng với trẻ. Thay vì nói như vậy, hãy nói chi tiết hơn, ví dụ “con thử ăn rau xanh đi, xem có vị gì, có ngon không”.
“Con đừng đánh em”
Hầu hết các bố mẹ đều cảm thấy khi càng ngăn cấm con đánh em nhỏ, trẻ lại làm ngược lại và không bao giờ hợp tác. Cũng không bao giờ có đứa trẻ nào lại trả lời “vâng, con sẽ không đánh em” khi được yêu cầu như vậy.
Cả trẻ em và người lớn đều có những khi không thể kiểm soát được cảm xúc, vì thế hãy dạy trẻ cách kiềm chế bản thân, thay vì dung bạo lực. Để làm được điều này, trước hết cần dạy trẻ chấp nhận cơn giận giữ và từ đó dần dần kiểm soát được phản ứng của bản thân.
Câu nói “đừng đánh em” sẽ không đủ sức nặng nếu bạn không giải thích cho trẻ lý do. Hãy gợi ý cho trẻ một số cách giải tỏa cơn giận dữ, mặt khác, cho trẻ biết rằng đánh người khác là hành động sai trái. Ngoài ra, khuyến khích trẻ “ném” cảm xúc tiêu cực vào gối mềm hay vẽ một bức tranh miêu tả cơn giận dữ của trẻ, hoặc đơn giản là mô tả cơn giận bằng ngôn từ.
“Đừng có mà khóc lóc vì điều vớ vẩn như vậy”
“Có thế thôi mà cũng khóc” – hầu như các bố mẹ đều từng ít nhất một lần nói với con câu này. Đừng bao giờ đánh giá thấp vấn đề trẻ đang gặp phải, có thể với người lớn, đó là điều vớ vẩn, nhưng với trẻ lại rất quan trọng. Nếu thường xuyên nói câu trên với trẻ, dần dần trẻ sẽ mất niềm tin vào bố mẹ, không còn cần tìm đến bố mẹ để xin lời khuyên hoặc để cảm thấy dễ chịu hơn.
“Để bố mẹ giúp con”
Khi trẻ gặp khó khăn, đừng xuất hiện ngay lập tức và làm mọi điều hộ trẻ. Thay vào đó, hãy cùng trẻ học hỏi, tìm tòi và cùng tìm ra giải pháp tốt nhất. Đây là kỹ năng quan trọng giúp trẻ đương đầu với những khó khăn lớn hơn sau này.
“Đừng có chạm vào nó, con sẽ làm nó vỡ đấy”
Nếu bạn cứ lặp đi lặp lại câu nói này, trẻ sẽ cảm thấy bị bó buộc, mất tự do và sau này sẽ luôn phụ thuộc vào cha mẹ. Bởi trẻ luôn sợ sẽ làm hỏng hoặc làm sai. Thay vào đó, hãy nhắc trẻ cẩn thận và cảnh báo trẻ rằng đồ vật sẽ bị hỏng, bị vỡ nếu con không để ý.
“Con thông minh quá”
Tưởng rằng câu nói này là cách hay nhất để khen ngợi trẻ, tuy nhiên lại phản tác dụng. Bởi trẻ hiểu lầm rằng mình luôn tài giỏi, sau này không cần quá nỗ lực vào việc gì, vẫn luôn có bố mẹ ngợi khen. Sẽ tốt hơn nếu bố mẹ dành lời khen cho nỗ lực và thành quả trẻ đạt được, thay vì ca ngợi rằng trẻ có tài năng thiên bẩm. Nên nói những câu kiểu như “con đã rất vất vả, chăm chỉ để có được thành quả đó” hoặc “bố mẹ thấy con làm được vì con dành quá nhiều thời gian, tâm sức cho nó”.
“Mẹ không khóc đâu. Mẹ ổn mà”
Để trẻ không lo lắng, một số bố mẹ cố đeo tấm mặt nạ hạnh phúc và giả vờ rằng mọi chuyện đều ổn. Tuy nhiên, trẻ dễ dàng cảm nhận được bầu không khí “không hạnh phúc” trong gia đình, và điều này làm chúng sợ hãi. Bởi rõ ràng có điều gì đó không ổn mà bố mẹ lại phủ nhận. Bạn không cần phải nói hết với trẻ điều gì đã thực sự xảy ra, nhưng hãy thoải mái bộc lộc cảm xúc thật trước trẻ. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy chẳng có gì là sai trái khi sống thật với cảm xúc mình đang có.
“Đừng nói chuyện với người lạ”
Câu nói này quá chung chung, trẻ sẽ không hiểu tường tận. Trẻ có thể sẽ tránh xa tất cả mọi người, kể cả những người thiện chí, cố gắng giúp trẻ. Thay vì cấm con bạn nói chuyện với bất kỳ người lạ nào, tốt hơn hết nên giải thích cho chúng cách cư xử trong những tình huống nhất định. Ví dụ: không nên nhận kẹo hoặc không bao giờ lên xe hoặc đến nhà của bất cứ ai nếu không có bố mẹ đi cùng.
Nguy hiểm khôn lường từ việc bố mẹ ép con phải ôm hôn người khác Những hành động tiếp xúc quá thân mật, những cái ôm hay hôn có thể khiến trẻ nghĩ rằng việc người lạ chạm vào các ... |
10 tình huống bố mẹ đang hại con mà không hay biết Cù lét trẻ, dùng đèn ngủ trong phòng của trẻ, bắt ép trẻ phải nhường đồ chơi và biết chia sẻ với mọi người là ... |
7 kiểu bố mẹ dễ nuôi dạy con thành những đứa trẻ ưu tú Gia đình giàu hay nghèo không ảnh hưởng quá nhiều đến thành công sau này của trẻ. Chính phẩm chất của bố mẹ, môi trường ... |