Đôi nét về dân tộc Bố Y
Chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc Khmer Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành và triển khai thực hiện nhiều chủ trương, chính sách phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer. |
Lễ bỏ mả của tộc người Raglai: Nghi lễ vòng đời Lễ bỏ mả là nghi thức quan trọng nhất trong các nghi lễ vòng đời của người Raglai - lễ chia tay vĩnh viễn giữa người sống và người chết để người chết trở về với thế giới vĩnh hằng. |
Đồng bào Bố Y (Hà Giang) chuẩn bị trang phục đi dự hội. |
Đồng bào Bố Y sử dụng ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Ðai), còn nhóm Tu Dí nói ngôn ngữ Hán (ngữ hệ Hán - Tạng).
Về trang phục: Nam giới thường mặc áo cổ viền, loại áo cánh ngắn, tứ thân; quần lá nhuộm màu chàm bằng vải tự dệt. Phụ nữ Bố Y mặc áo ngắn năm thân xẻ nách phải, cổ, ống tay áo, chỗ cài cúc được trang trí và viền vải khác màu, hoa văn sặc sỡ.
Trang phục của người Tu Dí. |
Đồng bộ với áo là chiếc xiêm khác màu (thường là màu đen trên nền vải xanh), trước ngực được trang trí hoa văn ngũ sắc, ngắn tới thắt lưng. Áo có chiếc xiêm khâu chiết phía trên, có dải thắt lưng rồi buông thõng sau lưng. Phụ nữ mang nhiều đồ trang sức như dây chuyền, vòng cổ, vòng tay.
Phụ nữ Bố Y thường để tóc dài, tết quấn quanh đầu. Có khi đội khăn có trang trí hoa văn đội trên đầu, hoặc khăn chàm bình thường quấn ngang trên đầu.
Tết “Sử Giề Pà – Lễ Tạ ơn trâu” của người Bố Y, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. |
Người Bố Y vốn giỏi làm ruộng nước, nhưng cư trú ở vùng cao nên chủ yếu phải dựa vào canh tác nương rẫy và lấy ngô làm cây trồng chính. Bên cạnh đó, mỗi gia đình thường có một mảnh vườn để trồng rau. Ngoài nuôi gia súc, gia cầm người Bố Y còn nuôi cá ruộng và biết làm nhiều nghề thủ công như dệt, rèn, gốm, đục đá, chạm bạc, đan lát, làm đồ gỗ...
Làng bản của người Bố Y đã định cư từ nhiều đời. Hầu hết các kiến trúc nhà ở đều kiên cố. Có thể bắt gặp nhiều mái ngói âm dương (ngói máng) hay ngói gỗ trên những căn nhà trình tường. Người Bố Y cư trú ở Quản Bạ (Hà Giang) và Mường Khương (Lào Cai).
Trong phong tục cưới xin của đồng bào Bố Y cũng có những nét riêng, độc đáo. Sau khi bà mối bày tỏ nguyện vọng của nhà trai và được nhà gái chấp thuận thì đem lá số cô gái về nhờ thấy cúng so tuổi. Được tuổi thì đem lễ vật đến trả lá số và xin được ăn hỏi. Nhà gái khi đưa lá số con gái mình thường gửi 10 quả trứng gà nhuộm màu đỏ tỏ lòng quý mến chàng rể tương lai.
Hôn nhân người Bố Y. |
Khi cô dâu về nhà chồng thì mang theo một chiếc kéo để tỏ rõ bổn phận của người phụ nư đảm đang biết may vá, thêu thùa... và một con gà mái nhỏ, đến giữa đường thì thả gà vào rừng. Đặc biệt, chú rể sẽ không có mặt trong đoàn đón dâu và em gái chú rể sẽ dắt theo một con ngựa đẹp mã để rước chị dâu về. Đối với người Bố Y thì dù là ngày xưa hay ngày nay vai trò của ông mối, bà mối trong hôn nhân cũng rất được coi trọng. Đó là người có uy tín, thông hiểu lễ nghĩa, biết đối đáp bằng các điệu hát...
Đối với các nghi lễ trong tang ma được đồng bào thực hiện rất trang trọng, nghiêm túc. Người Bố Y chỉ cúng một giỗ đầu. Trong thời kỳ để tang ba năm, con trai không được uống rượu, con gái không được mang đồ trang sức, đoạn tang mới được tính chuyên cưới xin.
Cuộc sống mới của người Bố Y ở Hà Giang. |
Người Bố Y cũng như các dân tộc anh em khác trong vùng, hàng năm đều có các lễ tết như: Tết Nguyên đán (Đân chinh), rằm tháng giêng (síp hả), tết đoan ngọ (Toản vù), tết cơm mới... Trong những dịp này, đồng bào thường làm xôi nếp nhuộm đỏ, làm bánh dày, bánh chưng, bánh chay... để cúng tổ tiên, trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, con người khỏe mạnh, mùa màng tươi tốt, bội thu. Trong dịp hội hè, người Bố Y có các trò chơi đánh đu, cờ tướng, đánh quay, đánh khăng.
Nghệ thuật hát ống trong lễ hội người Bố Y. |
Để giữ gìn bản sắc riêng của dân tộc Bố Y, các ngành chức năng cần tiếp tục có những nghiên cứu, sưu tầm về vốn văn hóa truyền thống của bà con, nhất là về hệ thống ngôn ngữ. Đồng thời phát huy vai trò của những người cao tuổi trong việc giáo dục truyền thống, vốn văn hóa tốt đẹp của dân tộc cho thanh thiếu niên người Bố Y. Bởi đây chính là thế hệ sẽ gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Bố Y trong tương lai.
Giới thiệu với bạn bè quốc tế sự độc đáo của nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam Triển lãm nhằm giới thiệu với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế về sự phong phú, đa dạng, độc đáo của nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam; tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc, động viên, khích lệ đồng bào trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị của âm nhạc Việt Nam. |
Ý nghĩa hoa văn trên trang phục truyền thống dân tộc Lào Từ xa xưa, nghề dệt truyền thống của dân tộc Lào ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam đã phát triển và vẫn được duy trì, bảo tồn cho đến hôm nay. Đặc biệt, hoa văn trên vải thổ cẩm Lào thể hiện những giá trị văn hóa biểu trưng trong đời sống lao động và sinh hoạt của đồng bào. |