Trang chủ Gia đình Việt Tập tục
21:14 | 22/01/2023 GMT+7

Độc đáo phong tục ăn Tết của dân tộc Si La ở Lai Châu

aa
Mặc dù là một tộc người có ít nhân khẩu nhất trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, nhưng đồng bào Si La lại có nền văn hóa khá phong phú, mang tính đặc trưng riêng, nổi bật là Tết cổ truyền.
Phong tục tết đặc sắc của một số dân tộc ở Lào Cai Phong tục tết đặc sắc của một số dân tộc ở Lào Cai
Đặc sắc phong tục đón Tết Âm lịch của các nước trên thế giới Đặc sắc phong tục đón Tết Âm lịch của các nước trên thế giới

Doc dao phong tuc an Tet cua dan toc Si La o Lai Chau hinh anh 1

Các gia đình mang lễ vật đến nhà trưởng họ để cúng tổ tiên và thần linh trong dịp tết. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN).

Lai Châu là tỉnh vùng cao biên giới với 20 dân tộc sinh sống, trong đó có dân tộc Si La. Dân tộc Si La ở Lai Châu có lịch sử cư trú lâu đời ven sông Đà thuộc xã Can Hồ, huyện Mường Tè.

Mặc dù là một tộc người có ít nhân khẩu nhất trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, nhưng đồng bào Si La lại có nền văn hóa khá phong phú, mang tính đặc trưng riêng, nổi bật là Tết cổ truyền.

Hiện nay, người Si La tỉnh Lai Châu sinh sống chủ yếu ở huyện Mường Tè với gần 150 hộ, hơn 580 nhân khẩu, chiếm 0,13% dân số toàn tỉnh. Xưa nay, tục ăn Tết sớm thường được biết đến ở cộng đồng dân tộc Mông, nhưng ở Lai Châu còn có một tộc người đón Tết sớm hàng năm, đó là dân tộc Si La ở xã Can Hồ, huyện Mường Tè.

Hàng năm, cứ đến khi hoa đào (kỳ khà vẹ) nở rộ trên khắp các triền núi, người Si La lại tưng bừng đón Tết cổ truyền của dân tộc mình, tiếng Si La gọi là “cô tô cơ ồ xị.”

Tết của đồng bào Si La có nhiều đặc biệt. Người Kinh cùng với các dân tộc khác lấy thời điểm giao thừa làm mốc chuyển năm, nhưng người Si La lại lấy thời điểm kết thúc mùa thu hoạch để ăn Tết. Chính vì vậy, tùy thuộc từng nơi mùa vụ thu hoạch sớm hay muộn để tổ chức Tết, không nhất thiết phải trùng nhau.

Người Si La ăn Tết theo dòng họ. Ngày đầu tiên của Tết phải là ngày không trùng vào ngày chết (ngày hạ huyệt) của tổ tiên một đời (bố mẹ) của bất kỳ gia đình nào trong dòng họ, cũng không trùng với các ngày con hổ, con khỉ. Người Si La ăn Tết trong 3 ngày. Ngày thứ nhất được gọi là “vạ sị nhi” (ngày mổ lợn), ngày thứ hai gọi là “chí xi tố nhi” (ngày uống rượu) và ngày thứ ba gọi là “chè chớ nhi” (ngày kết thúc).

Ngày trước Tết, người Si La gọi là “cù phạ há nhi” (ngày chuẩn bị rau). Mọi người sẽ dọn dẹp nhà cửa, rửa sạch dụng cụ nấu nướng và chuẩn bị đồ ăn thức uống mấy hôm Tết. Phụ nữ trong nhà tranh thủ đi kiếm cua, cá và chuẩn bị một nhành lúa nếp để cúng tổ tiên.

Ngày Tết, các gia đình dậy từ gà gáy canh một. Ông chủ nhà mang súng kíp ra cửa bắn một phát chỉ thiên báo hiệu đã đến Tết. Phụ nữ các gia đình giã vừng, đồ cơm nếp. Đến khoảng 4 giờ sáng, vừng đã giã nhuyễn, cơm nếp đồ đã tãi nguội cũng là lúc tiếng giã bánh giày vang khắp các gia đình.

Ngày đầu tiên của Tết năm mới, nhà nào cũng mổ lợn. Trước khi con lợn bị chọc tiết sẽ được “ăn Tết” bằng bánh trôi và rượu. Lợn được đặt lên ghế băng, hiên nhà hay phiến đá cao ở sân nhà. Chủ nhà đặt 3 hòn bánh trôi lên mép lợn, rót chén rượu vào mồm lợn 3 lần.

Sau đó, tay đập nhẹ vào đầu lợn, miệng khấn: “Năm nay 1 tạ, sang năm 2 tạ, sang năm nữa 3 tạ.” Theo quan niệm, làm lý như vậy sẽ giúp cho lứa lợn tới sẽ đầy đàn, mau ăn, chóng lớn, mạnh khỏe, không bị dịch bệnh.

Doc dao phong tuc an Tet cua dan toc Si La o Lai Chau hinh anh 2

Các thành viên trong gia đình đồ xôi để giã bánh giầy. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN).

Theo phong tục, gia đình trưởng họ sẽ khởi sự mổ lợn trước rồi các gia đình trong dòng họ mới được mổ lợn ở nhà mình. Đó cũng là lúc cả bản sôi động bởi tiếng lợn kêu, tiếng dao thớt và tiếng cười đùa của các nhà trong dòng họ hò reo thi thố xem nhà nào mổ lợn xong sớm hơn, bởi người Si La tin rằng nếu nhà nào mổ lợn xong sớm thì năm đó làm ăn sẽ gặp nhiều may mắn.

Tuy nhiên, căn cứ điều kiện của mỗi gia đình có thể mổ lợn to hay nhỏ. Nhưng quy định chung phải là lợn đực và lợn đen truyền thống.

Lợn sau khi mổ, bà con Si La lấy gan để người đàn ông lớn tuổi nhất trong nhà xem vận mệnh của gia đình trong năm đó. 2 chân trước cùng một ít lòng, thịt nạc giao cho chủ nhà làm lễ cúng tổ tiên. Đồ cúng được nấu ở bếp nhỏ trong gian buồng thờ - cũng là nơi ngủ của vợ chồng gia chủ. Nghi lễ cúng được thực hiện ngay sau khi đồ cúng được chế biến xong.

Sáng hôm ấy, các gia đình ăn uống vui vầy tại gia. Khi mặt trời ngả về chiều, đại diện các gia đình cùng chuẩn bị các điều kiện cho lễ cúng theo đúng quy trình và cách thức của dân tộc. Anh Hù Chà Hai, Bản Sì Thâu Chải, xã Can Hồ, huyện Mường Tè, chia sẻ: Lễ vật cúng ngoài lợn còn có 2 con sóc (tượng trưng cho sự nhanh nhẹn), 2 con cua, 2 con cá (cầu mong dân tộc Si La đi đâu cũng có nước để sinh sống) và 2 cái bánh giày (ba pa) mang đến nhà trưởng họ để cúng tổ tiên.

Đại diện các gia đình trong dòng họ ngồi quây quần sau lưng trưởng họ, rồi trưởng họ cúng khấn tổ tiên với đại ý là: “Năm cũ đã qua năm mới đến, anh em con cháu tề tựu đông đủ dâng lễ cúng ông bà tổ tiên. Xin ông bà tổ tiên phù hộ cho một năm mới đủ đầy, ấm no, ăn không hết, uống không cạn...” Sau lễ cúng, đại diện các gia đình có thể cùng tham dự bữa ăn tại nhà trưởng họ hoặc có thể mang lễ vật về nhà.

Ngày thứ hai là ngày uống rượu, các cặp vợ chồng mang theo một chai rượu và một con sóc khô sang nhà bố mẹ nuôi và bố mẹ vợ chúc Tết, thăm hỏi và ăn uống cả ngày ở đó.

Ngày thứ ba là ngày kết thúc Tết, sáng hôm ấy, các gia đình gói bánh chưng. Bánh chưng của người Si La là bánh chưng đôi - mỗi chiếc bánh là một cặp đôi gói nhỏ, hình trụ. Khi bánh đã luộc chín, chủ nhà chọn 1-2 cái dâng lên ban thờ để cúng tổ tiên và báo với tổ tiên rằng Tết đã hết.

Trong gia đình người Si La, sau khi ăn Tết xong mới được sắp xếp lại bàn thờ tổ tiên. Bố mẹ là người thực hiện, trong trường hợp ốm yếu, con dâu trưởng sẽ làm thay. Bởi theo quan niệm, dâu trưởng sau này sẽ là chủ gia đình. Bàn thờ tổ tiên được đặt góc nhà phía mặt trời lặn, nơi bố mẹ, người chủ gia đình ngủ.

Trước đây, người Si La không tổ chức vui chơi do cuộc sống di cư. Được sự quan tâm hỗ trợ, đầu tư và khuyến khích của Nhà nước, của huyện Mường Tè, giờ đây trong Tết năm mới của đồng bào Si La, các hoạt động thi giao lưu văn nghệ, thể thao đã được tổ chức thường xuyên và sôi nổi.

Bà Hù Cố Xuân, bản Seo Hai, xã Can Hồ, huyện Mường Tè hào hứng nói, người Si La rất yêu thích văn nghệ, chơi và nghe các loại nhạc cụ như món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống. Vì thế, đồng bào đã chế tác được nhiều loại nhạc cụ riêng của dân tộc mình như sáo, đàn tre.

Ông Kiều Hải Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Tè cho biết, đối với dân tộc Si La ở huyện Mường Tè ngoài phong tục ăn Tết cổ truyền, đồng bào Si La hiện nay vẫn còn gìn giữ và duy trì tổ chức lễ mừng lúa mới, lễ cúng bản, lễ cúng ma suối, các bài hát, điệu múa mang đậm bản sắc dân tộc.

Tuy nhiên, một số giá trị văn hóa truyền thống, các món ăn và một số làn điệu dân ca, dân vũ của người Si La đang dần mai một. Vì vậy, thời gian tới huyện Mường Tè tiếp tục quan tâm và có những chính sách, giải pháp nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa của người Si La.

Cùng đó, huyện khuyến khích người dân thường xuyên duy trì tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, văn hóa văn nghệ; thành lập các đội văn nghệ nhằm gìn giữ, bảo tồn nét văn hóa dân tộc.

Bà con dân tộc Si La thu hoạch lúa nếp nương để giã bánh giầy. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN).

Phụ nữ dân tộc Si La giã bánh giầy. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)

Các gia đình mang lễ vật đến nhà trưởng họ để cúng tổ tiên và thần linh trong dịp Tết. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN).

Trang trí bàn thờ tổ tiên. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN).

Các thành viên trong gia đình đồ xôi để giã bánh giầy. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN).

Bánh giầy được làm từ những bàn tay khéo léo của phụ nữ dân tộc Si La. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN).

Đồ thờ cúng tổ tiên gồm có 2 con cua, 2 con sóc, 2 con cá, 2 chiếc bánh giầy (ba pa) được gói hấp chín. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN).

Phụ nữ dân tộc Si La chuẩn bị các lễ vật để cúng tổ tiên và thần linh. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN).

Thầy mo làm lễ cúng tổ tiên và thần linh. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN).

Tất cả các thành viên tại lễ cúng tổ tiên đều được thưởng thức những lễ vật đã cúng tổ tiên với thần linh để lấy may. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN).

Múa hát vòng xòe thể hiện tình đoàn kết trong cộng đồng dân tộc Si La. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN).

Thi đấu môn đẩy gậy trong Tết cổ truyền của người dân tộc Si La. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)

Ảnh 14

Nơi sinh sống của đồng bào Dân tộc Si La tại xã Can Hồ, huyện Mường Tè (Lai Châu). (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)

Ảnh 15

Đàn ông trong dòng họ tập trung mổ lợn để ăn Tết. (Ảnh: Quý Trung/TTXVẢnh 16

Sau khi cúng tổ tiên xong, thầy mo phát cho những thành viên mỗi người một miếng để ăn lấy may. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN).

Đại diện hai tỉnh của Campuchia chúc Tết lãnh đạo và nhân dân tỉnh Gia Lai Đại diện hai tỉnh của Campuchia chúc Tết lãnh đạo và nhân dân tỉnh Gia Lai
Nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, từ ngày 16-17/1, Đoàn công tác của tỉnh Stung Treng và Kampong Thom (Campuchia) đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Gia Lai nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Đây là dịp để khẳng định về tình cảm gắn bó hữu nghị giữa tỉnh Gia Lai và hai tỉnh Stung Treng và Kampong Thom nói riêng và 2 đất nước Việt Nam - Campuchia nói chung.
Phong tục Tết của những gia đình Lào-Việt Phong tục Tết của những gia đình Lào-Việt
Với các gia đình có thành viên mang dòng máu Việt-Lào anh em, việc gìn giữ nét đẹp truyền thống quê hương, nhất là ngày Tết cổ truyền mang ý nghĩa quan trọng và thiêng liêng mỗi dịp Xuân về.
Theo TTXVN
Nguồn: www.vietnamplus.vn

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Đắk Lắk bàn giao 15 bộ chiêng và 77 bộ trang phục truyền thống cho vùng đồng bào DTTS

Đắk Lắk bàn giao 15 bộ chiêng và 77 bộ trang phục truyền thống cho vùng đồng bào DTTS

Mới đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức bàn giao 15 bộ chiêng của dân tộc: Ê Đê, Mnông, Mường và 77 bộ trang phục truyền thống cho các câu lạc bộ, đội văn nghệ tại các thôn, buôn vùng đồng bào DTTS ở 11 huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh.
Lễ hội Nàng Hai mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ

Lễ hội Nàng Hai mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ

Lễ hội Nàng Hai ở xã Tiên Thành, Cao Bằng, là một điểm sáng nổi bật vì nó mang đậm nét văn hóa đặc trưng của người Tày, thể hiện lòng biết ơn, tôn kính với thiên nhiên và cầu mong mùa màng bội thu.
Hát Kiều Quảng Bình được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Hát Kiều Quảng Bình được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Mới đây, Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghệ thuật trình diễn dân gian hát Kiều trên địa bàn các huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa và thị xã Ba Đồn.
Clip khách Tây đẩy gậy kịch tính với chàng trại H'Mông tại Lễ hội Gầu tào

Clip khách Tây đẩy gậy kịch tính với chàng trại H'Mông tại Lễ hội Gầu tào

Đến Lào Cai dịp này, nhiều du khách nước ngoài thích thú, hào hứng trải nghiệm nét văn hóa bản địa đặc sắc của dân tộc H’Mông trong lễ hội Gầu Tào.

Đọc nhiều

Mở rộng cơ hội hợp tác, kinh doanh cho doanh nghiệp Việt tại Hoa Kỳ

Mở rộng cơ hội hợp tác, kinh doanh cho doanh nghiệp Việt tại Hoa Kỳ

Ngày 21/11, tại TP Cần Thơ, Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ phối hợp Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ”.
Các Liên hiệp hữu nghị Cụm 5: Vận động gần 300 tỷ đồng viện trợ trong năm 2024

Các Liên hiệp hữu nghị Cụm 5: Vận động gần 300 tỷ đồng viện trợ trong năm 2024

Ngày 20/11, tại Cà Mau, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị các tỉnh, thành (Cụm 5) gồm: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

“Trong nỗ lực xây dựng môi trường mạng an toàn, hiệu quả cho trẻ em, World Vision International tại Việt Nam luôn tập trung vào phương pháp tiếp cận lấy trẻ em làm trung tâm. World Vision đặc biệt chú trọng chương trình giáo dục kỹ năng số toàn diện để trẻ em có thể vừa biết cách tự bảo vệ mình, vừa có thể sử dụng internet sáng tạo. Đồng thời tự ý thức vai trò chủ động của mình trong việc xây dựng môi trường internet an toàn, hiệu quả”.
Cựu sinh viên Campuchia tại Việt Nam: tiếp tục nối những nhịp cầu vun đắp tình hữu nghị hai nước

Cựu sinh viên Campuchia tại Việt Nam: tiếp tục nối những nhịp cầu vun đắp tình hữu nghị hai nước

Chương trình “Ươm mầm hữu nghị” do Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia khởi xướng và triển khai đã hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cho hàng trăm sinh viên Campuchia đang học tập tại Việt Nam. Từ sự hỗ trợ đó, sinh viên Campuchia có thêm nền tảng tốt khi đi làm, nhiều cơ hội phát triển và đóng góp tích cực cho tình hữu nghị hai nước. Thạc sĩ Uch Leang, Phó Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu Á - Phi và Trung Đông, Hàn lâm Hoàng gia Campuchia (RAC), Chủ tịch Hội cựu sinh viên Campuchia tại Việt Nam cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên tạp chí Thời Đại.
Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Từ ngày 21-22/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan (Lào) tiến hành tuần tra song phương đoạn biên giới Việt Nam - Lào, từ mốc quốc giới 634 đến mốc quốc giới 637.
Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Ngày 21/11, Tàu 467 Vùng 4 Hải quân đã cứu nạn thành công tàu cá Bình Định bị hỏng máy tại khu vực đảo Phú Quý.
Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển phù hợp với UNCLOS 1982; đồng thời, Việt Nam cũng đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982.
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
infographics brics va nam ban cau cung xay dung mot the gioi tot dep hon
infographics ngay phu nu viet nam 2010 phu nu viet nam chu dong sang tao tu tin toa sang trong thoi dai moi
video tay ninh bao ton phat huy nghe thuat trinh dien dan gian dan toc khmer gan voi phat trien du lich
infographics nobel 2024 giai nobel hoa binh ton vinh to chuc nihon hidankyo cua nhat ban
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Thời tiết hôm nay (23/11): Hà Nội trời rét, ngày nắng hanh

Thời tiết hôm nay (23/11): Hà Nội trời rét, ngày nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 23/11 khu vực Bắc Bộ tiếp tục hạ nhiệt, vùng núi có nơi xuống dưới 15 độ. Trời rét về đêm và sáng sớm, ban ngày nắng hanh.
Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở và được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết hôm nay (20/11), không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu, vùng núi có nơi dưới 17 độ. Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ mưa to. Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 34 độ.
Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo ngày 19/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vài nơi. Đêm và sáng sớm trời lạnh.
Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Ngày 18/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng tới Bắc Bộ, Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông vài nơi.
2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

Biển Đông liên tiếp đón 2 cơn bão số 7 (bão Yinxing) và số 8 (bão Toraji). Đáng chú ý, đã có những thời điểm 2 cơn bão này hoạt động cùng lúc trên Biển Đông, gây ra hiện tượng bão đôi.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động