Trang chủ Gia đình Việt Tập tục
21:50 | 07/07/2022 GMT+7

Độc đáo nghi thức đám cưới của người Dao quần trắng ở Yên Bái

aa
Theo phong tục dân tộc Dao quần trắng ở Yên Bái, khi đoàn nhà trai đến chưa được vào nhà gái đón dâu ngay mà phải vào “nhà tạm", khi nào được giờ thì mới vào nhà gái.
Lễ hội Năm mới Ysyakh Tuymaada độc đáo của người Yakut Lễ hội Năm mới Ysyakh Tuymaada độc đáo của người Yakut
Độc đáo nghề dệt truyền thống của người Dao họ Độc đáo nghề dệt truyền thống của người Dao họ
Độc đáo nghi thức đám cưới của người Dao quần trắng ở Yên Bái
Trang phục cưới của người Dao quần trắng.

Được biết, người Dao quần trắng ở Yên Bái chủ yếu tập trung tại xã Ngòi A (Văn Yên). Họ cư trú men theo các khe suối, các sườn núi, sống tập trung thành thôn bản, có truyền thống ở nhà sàn dài ba đến năm gian, cột tròn to, chân cột kê bằng đá, nước lần chảy quanh nhà, phía trước có ao cá, vườn tược… Gia đình nào cũng có đồi rừng và chủ yếu là trồng quế. Cây quế nhiều năm qua đã mang lại thu nhập cao cho đồng bào Dao quần trắng ở đây.

Lễ cưới của nhà gái được tổ chức trước nhà trai một ngày. Trước ngày cưới của nhà gái, nhà trai phải mang lễ vật gồm: một con lợn 50 kg móc hàm, 6 con gà trống, 10 lít rượu, gạo, một chiếc vòng tay bằng bạc trắng và tiền xu, kẽm… sang nhà gái để nhập tục, thời gian do thầy cúng đã định. Tới nhà gái, đại diện nhà trai đưa tờ giấy đỏ cho nhà gái, với ý nghĩa là đã mang đủ lễ vật theo yêu cầu; nhà gái kiểm tra và ký vào tờ giấy đỏ đã nhận đầy đủ lễ vật rồi mời đoàn đưa lễ dùng bữa cơm với gia đình.

Theo giờ của thầy cúng, nhà gái phải làm lễ (Cải sát) cho cô dâu - còn gọi tẩy uế để lấy cái may mắn cho cô dâu trước khi về nhà chồng và cầu mong thần thánh, tổ tiên phù hộ cho cô dâu đi đâu, làm gì cũng được bảo vệ, không bị “ma” xấu lợi dụng, nhòm ngó… Vị trí đặt bàn thờ trong lễ Cải sát được lập gần bếp, sát buồng trong, gần buồng chú rể.

Lễ vật gồm: 5 chén rượu, trầu cau, tiền xu kẽm. Cô dâu phải ra vái lạy tổ tiên 3 lạy rồi ngồi quay lưng lại với thầy cúng. Thầy khấn xong bài cúng thì dùng dao phép có tua rua đập ba tiếng xuống nền sàn và cầm hai thanh âm dương ném nhẹ xuống sàn, hai mặt ngửa là đã được tổ tiên cho phép…

Thầy cúng dùng nước thánh, giấy thánh, gạo, muối, rượu hòa với nhau vẩy vào người cô dâu và xung quanh bàn thờ để xua đuổi ma tà. Khi đã làm xong các thủ tục, ông thầy cúng dùng dây gai (đã được chuẩn bị trên bàn cúng) để nhập các thần vào đó và buộc vào tay cô dâu, ý nghĩa chiếc dây gai là để giữ vía cho cô dâu về nhà chồng. Khi đã làm xong lễ "Cải sát", thầy cúng phải làm thêm một thủ tục nữa là chuẩn bị một mâm cúng để báo cáo cho tổ tiên biết về lễ vật của nhà trai đã mang tới đầy đủ và dán bùa phép ở trong nhà để bảo vệ cho nhà chủ làm lễ cưới không bị “ma” xấu quấy nhiễu.

Bên nhà trai, cũng phải làm lễ "Cải sát" các thủ tục cúng giống bên nhà gái, chỉ khác nhà gái về "cái sảo" (đặt đường âm, dương) và lễ vật trong mâm cúng báo cáo thánh thần, tổ tiên về việc của ngày cưới, dán giấy bùa bảo vệ gia đình. Sáng hôm sau, đến giờ đã định, nhà trai mặc quần áo cưới dân tộc Dao (quần trắng - đội nón, quạt truyền thống) sang nhà gái. Trưởng đoàn là ông Mờ, đứng đầu, thứ hai là ông Mối…

Khi đến bản nhà gái, ông Mờ chuyển cho mỗi người một tờ giấy đỏ (đã chuẩn bị sẵn) thắp hương và hóa vàng, trình làng bản rằng, chúng tôi là bên nhà trai xin được vào làng có việc như đã báo cáo trước. Sau đó, lại đi tiếp, khi đến gần nhà gái, ông Mờ cử hai người đại diện ra hú hai tiếng báo hiệu cho nhà gái là đoàn đã tới.

Độc đáo nghi thức đám cưới của người Dao quần trắng ở Yên Bái
Cô dâu người Dao quần trắng trong ngày cưới.

Theo phong tục dân tộc Dao quần trắng, khi đoàn nhà trai đến chưa được vào nhà gái đón dâu ngay mà phải vào “nhà tạm", khi nào được giờ thì mới vào nhà gái. Đến gần trưa, đại diện hai người nhà trai sang nhà gái xin cơm và xem giờ chính thức, phải mang theo hai đồng tiền kẽm để xin vào cửa thầy xem giờ chính thức để đoàn nhà trai vào nhà gái.

Xong thủ tục đó, nhà gái làm hai mâm cơm sang nhà tạm cho đoàn nhà trai. Giờ đẹp đến, đoàn nhà trai sang nhà gái, khi đến chân cầu thang, thì gặp chướng ngại vật do nhà gái dựng lên là cắm hai chiếc que có 3 dây đỏ bắt chéo, phía trên đầu mỗi que có hai chiếc vòng bạc và tiền… Chú rể phải bịt kín mặt bằng khăn màu vàng, tay cầm chiếc quạt che mặt… Trước khi lên nhà, nhà gái hát đối bắt buộc nhà trai phải trả lời, nếu giải được thì được lên. Ngoài những câu đối đáp xã giao thì một số câu khó như:

Nhà gái đố: Cái gì biết kêu mà không thấy?

Nhà trai trả lời: Sấm kêu mà không thấy mặt. Mặt trời thấy mà không kêu.

Nhà gái đố: Các ông đi ngựa có cái gì?

Nhà trai trả lời: Chúng tôi đi ngựa có cái yên...

Hai bên cứ đố như thế, một lúc nhà gái lại chuyển sang hỏi dò nhà trai:

Nhà gái hỏi: Các ông ở khe nào?

Nhà trai đáp: Trên trời dưới đất chúng tôi không biết khe nào.

Nhà gái lại hỏi: Các ông làm gì mà không có họ?

Nhà trai đáp: Người người đều có họ, chỉ có rồng mới không có họ.

Nhà gái hỏi: Có ai làm vua trên trời?

Nhà trai đáp: Chỉ có trời mới làm vua cho trời.

Nhà gái hỏi : Dưới mặt đất có cái gì làm thăng bằng?

Nhà trai đáp: Chỉ có cái cân mới làm được thăng bằng.

...Nhà gái hỏi : Ai bảo các người đến?

Nhà trai đáp: Nhà chủ bảo chúng tôi đến...

Khi đã đến một thời gian nhất định, nhà gái chuyển sang hỏi họ:

Nhà gái hỏi: Các ông họ gì?

Nhà trai đáp: Chúng tôi là họ (trả lời họ của nhà trai).

Nhà gái hỏi : Một năm có bao nhiêu ngày?

Nhà trai đáp: Một năm có 360 ngày. Chúng tôi chỉ biết thế thôi, không biết gì hơn nữa… (ý là khiếm tốn)

Khi nhà gái thấy ưng ý những câu đối đáp của nhà trai, sẽ cử một người xuống tháo rào cản hát đối, đoàn nhà trai lên nhà. Lên nhà, ông thầy bên nhà gái ra đón và làm phép, nhà trai đưa lọ rượu ngọt được bịt kín và một xâu tiền xu trong bát hương nhỏ, (chưa có hương) ông thầy nhà gái nhận và đặt dưới bàn thờ Bàn Vương họ. Chú rể và hai chú bé (gọi là “linh cẩu” của đoàn nhà trai đi để bảo vệ chú rể và khi đón cô dâu trên đường về nhà chồng) cùng chú rể vào buồng nhỏ đã được định sẵn, còn ông Mờ và mọi người thì đi ra gian chính chỗ có ông thầy cúng làm lễ.

Chú rể ngồi ở buồng một lúc thì ông thầy gọi ra lạy tổ tiên bên nhà gái, xong lại trở về vị trí cũ. Còn ông thầy Mờ ở ngoài tiếp tục hát đối đáp với đoàn nhà gái. Đến giờ đã định, cô dâu vào gặp mặt chú rể (gọi là chạm mặt), chú rể chùm cái khăn lên trên đầu, tay cầm quạt che mặt, cô dâu mặc quần áo cưới đội mũ có sừng, tay cũng cầm quạt che mặt tiến vào phòng chú rể, nhìn mặt rất nhanh xong liền chạy vụt ra. Ở phía ngoài vẫn cúng và hát đối...

Sáng hôm sau, giờ đẹp đã đến, ông thầy mở lọ rượu và làm lễ với nhà gái, hai bên cùng ăn cơm uống rượu. Khi ăn cơm, chú rể có một rể bạn giúp việc, bưng rượu lạy bàn thờ tổ 3 lạy, lạy ông, bà, bố mẹ, họ hàng 3 lạy, vừa lạy vừa uống rượu để thể hiện đạo làm con và thể hiện sức vóc trai tráng của mình (biết uống rượu, biết bắt cá và đi rừng).

Sau khi làm xong thủ tục nhận họ, chú rể để khăn vàng lại đưa cho ông Mờ rồi một mình xuống cầu thang về nhà mình. Tiếp theo, ông Mờ hát xin đón cô dâu về nhà chồng. Cô dâu từ trong buồng (chùm khăn kín mặt) hai "linh cẩu" dẫn cô dâu đi đường (bên nhà gái làm một số trò chơi vui nhộn để thể hiện sự đoàn kết hai gia đình).

Độc đáo nghi thức đám cưới của người Dao quần trắng ở Yên Bái
Đón cô dâu về nhà.

Khi đến gần cửa, có mấy cháu nhỏ chạy ra đóng cửa lên xuống, ông thầy Mờ phải ra nói chuyện và cho tiền các cháu thì mới mở cửa được (cho tượng trưng). Xuống tới chân cầu thang, cô dâu và đoàn dừng lại, bà nội và người thân dặn dò cô dâu… Ông Mờ hát chào và lên đường về nhà chồng. Khi gần tới nhà trai cũng bắt buộc phải ở “nhà tạm", thủ tục cũng như khi chú rể sang nhà gái.

Được giờ vào nhà chồng, khi đến cầu thang, bà đón lấy trang phục của nhà trai mặc cho cô dâu như váy, yếm, vòng bạc, và che mặt bằng khăn vàng cho cô dâu lên nhà. Tới cửa, ông thầy cúng bên nhà trai làm phép nhập ma về nhà mình và tẩy hết cái xấu trên đường đi. Chú rể ở trong nhà ra nhập vào đoàn đưa cô dâu vào nhà. Hai linh cẩu và hai phù dâu đưa cô dâu vào trong buồng, một lúc ông thầy gọi cô dâu ra lạy tổ tiên và làm lễ trừ tà cho cô dâu, chú rể. Sau đó, nhà trai dọn mâm cỗ mời mọi người; đồng thời cô dâu bê khay cơm, rượu đi nhận họ hàng bên nhà trai từ cao xuống thấp (thủ tục cũng như bên nhà gái).

Sáng hôm sau, hai phù dâu và cô dâu về nhà gái trước, chú rể và cô dâu ở lại nhà gái một đêm, đi cảm ơn ông Mờ và mời bạn bè, họ hàng tới dùng bữa và kết thúc đám cưới.

Độc đáo ngày “Tết con trẻ” của người Pa Dí, Lào Cai Độc đáo ngày “Tết con trẻ” của người Pa Dí, Lào Cai
Độc đáo nghi lễ cúng Then của đồng bào Thái trắng Độc đáo nghi lễ cúng Then của đồng bào Thái trắng
Anh Vũ (T/H)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em hỗ trợ người dân Yên Bái tái thiết cuộc sống sau bão số 3

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em hỗ trợ người dân Yên Bái tái thiết cuộc sống sau bão số 3

Trong hai ngày 4-5/11, hàng nghìn hộ gia đình tại Yên Bái, những người chịu thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 3 (Yagi), đã nhận được sự hỗ trợ từ chương trình cứu trợ khẩn cấp do Tổ chức Cứu trợ Trẻ em phối hợp triển khai cùng các đối tác.
Xuất cấp hơn 137 tấn hạt giống cây trồng hỗ trợ tỉnh Yên Bái

Xuất cấp hơn 137 tấn hạt giống cây trồng hỗ trợ tỉnh Yên Bái

Ngày 1/11, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định 1319/QĐ-TTg về việc xuất cấp hạt giống cây trồng từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Yên Bái.
FAVIJA trao 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 (bão Yagi)

FAVIJA trao 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 (bão Yagi)

Sáng 18/9, tại trụ sở Uỷ ban TƯ MTTQ VN, ông Đỗ Quang Ba, Chủ tịch Tổ chức Giao lưu Quốc tế Việt Nam Nhật Bản (FAVIJA) đã trao số tiền 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 (bão Yagi).

Các tin bài khác

Tín ngưỡng thờ cúng của người Việt qua lăng kính học giả Pháp

Tín ngưỡng thờ cúng của người Việt qua lăng kính học giả Pháp

Cuốn sách “Biểu tượng, phù hiệu và đồ thờ của người An Nam” của học giả Pháp Gustave Dumoutier khám phá đời sống tinh thần của người Việt thế kỷ XIX
[Ảnh] Lễ cúng Rằm tháng Giêng - Nét đẹp văn hoá truyền thống Việt Nam

[Ảnh] Lễ cúng Rằm tháng Giêng - Nét đẹp văn hoá truyền thống Việt Nam

Mỗi dịp Rằm tháng Giêng, hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, theo phong tục truyền thống, mỗi gia đình Việt đều chuẩn bị mâm cỗ cúng thành kính dâng lên tổ tiên và các đấng thần linh, thể hiện lòng biết ơn, tôn kính đối với những người đi trước và cầu mong một năm mới an lành, may mắn.
[Ảnh] Tái hiện lễ hạ nêu, khai ấn trong cung đình Huế

[Ảnh] Tái hiện lễ hạ nêu, khai ấn trong cung đình Huế

Ngày 4/2, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức lễ hạ nêu ở sân Triệu Miếu và Thế Miếu bên trong Đại nội Huế, đánh dấu kết thúc Tết Nguyên đán năm Ất Tỵ.
"Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" - những ẩn ý của người xưa

"Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" - những ẩn ý của người xưa

Tập tục “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” vào dịp Tết Nguyên đán có từ lâu đời, chứa đựng nhiều triết lý sâu sắc về cuộc sống của cha ông ta và vẫn giữ nguyên giá trị đến tận ngày nay.

Đọc nhiều

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau vừa phối hợp cùng Tổ chức WWF - Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến các bên liên quan trong việc xây dựng ý tưởng cho dự án bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại tỉnh Cà Mau.
Lan tỏa Việt phục tại London (Vương quốc Anh)

Lan tỏa Việt phục tại London (Vương quốc Anh)

Sự kiện “Việt phục bộ hành London” vừa diễn ra giữa lòng thủ đô nước Anh, thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và du khách. Những bộ trang phục truyền thống từ áo viên lĩnh, giao lĩnh, áo tấc, nhật bình, ngũ thân, áo dài, áo yếm… đến các thiết kế cách tân hiện đại cùng nhau sải bước trên đường phố London.
Đại sứ Marc Knapper: Mỹ muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình phát triển

Đại sứ Marc Knapper: Mỹ muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình phát triển

Đại sứ khẳng định Mỹ mong muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình trở thành một nền kinh tế dựa trên công nghệ cao, năng lượng sạch như lãnh đạo cấp cao đã đề ra.
Quan hệ Việt Nam - Brazil: Gắn bó, thực chất từ nền tảng nhân dân

Quan hệ Việt Nam - Brazil: Gắn bó, thực chất từ nền tảng nhân dân

Đại hội Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil được tổ chức ngay sau chuyến thăm chính thức Brazil và dự Hội nghị cấp cao các nước mới nổi (BRICS) của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 04-08/7. Đây là sự kiện quan trọng, nối tiếp các dấu mốc trong quan hệ hai nước: Việt Nam - Brazil ký thỏa thuận nâng cấp lên Đối tác chiến lược (11/2024); Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường và chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của Tổng thống Lula da Silva (tháng 3/2025).
Sôi động giao thương, du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

Sôi động giao thương, du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

6 tháng đầu năm nay, lượng khách xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn) tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Điều này phản ánh rõ nét nhu cầu giao thương, du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị đã tăng cao.
Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân giúp nhân dân chữa cháy rừng

Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân giúp nhân dân chữa cháy rừng

Vào lúc 17 giờ 00 phút ngày 8/7, cán bộ, chiến sĩ Trạm 535 thuộc Trung đoàn 351, Vùng 3 Hải quân đã phối hợp với các lực lượng vũ trang và nhân dân trên địa bàn xã Phú Trạch, tỉnh Quảng Trị đã khống chế hoàn toàn đám cháy rừng, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Prey Veng (Campuchia), Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khánh thành cặp cửa khẩu quốc tế Tân Nam (Tây Ninh, Việt Nam) - Meun Chey (Prey Veng, Campuchia) trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân giữa các tỉnh giáp biên hai nước.
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
infographic viet nam hoan thanh vai tro dong chu tich chuong trinh dong nam a searp giai doan 2022 2025
infographic sua phap lenh dan so vo chong tu quyet dinh so con va thoi gian sinh con
infographics quan he doi tac toan dien giua viet nam va hungary
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Hợp tác triển khai các chuyến bay thẳng giữa Hokkaido và Việt Nam

Hợp tác triển khai các chuyến bay thẳng giữa Hokkaido và Việt Nam

Chiều 9/7, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, ông Nakata Takahiro, Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Hokkaido cho biết: tỉnh Hokkaido, công ty Hokkaido Airlines và Tổng công ty Vietnam Airlines đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về triển khai các chuyến bay thẳng giữa Hokkaido và Việt Nam.
Trí tuệ nhân tạo Việt vào top 12 thế giới về nhận dạng văn bản

Trí tuệ nhân tạo Việt vào top 12 thế giới về nhận dạng văn bản

Mô hình CATI-VLM của Việt Nam xếp hạng Top 12 thế giới và số 1 Việt Nam tại cuộc thi RRC tháng 6/2025, nâng cao chuyển đổi số bằng AI.
Hỗ trợ khẩn cấp 450 hộ gia đình bị ảnh hưởng do đợt mưa lũ bất thường trong tháng 6/2025

Hỗ trợ khẩn cấp 450 hộ gia đình bị ảnh hưởng do đợt mưa lũ bất thường trong tháng 6/2025

Sáng nay 9/7, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Quảng Trị phối hợp với tổ chức Samaritan’s Purse (Hoa Kỳ), UBND xã Mỹ Thủy tổ chức trao quà hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại nặng do đợt mưa lũ bất thường xảy ra trung tuần tháng 6/2025.
Thời tiết hôm nay (08/7): Hà Nội mưa dông vào chiều tối và đêm

Thời tiết hôm nay (08/7): Hà Nội mưa dông vào chiều tối và đêm

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đưa ra thông tin dự báo thời tiết tại Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước ngày và đêm 08/7.
Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua (04/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 02 năm 2025.
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Phiên bản di động