Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia còn nhiều cơ hội phát triển, bất chấp dịch bệnh phức tạp
Gỡ nút thắt cho doanh nghiệp để phục hồi đà tăng trưởng Bên cạnh nỗ lực kiểm soát dịch COVID-19, cần có nhiều biện pháp linh hoạt để "cứu" doanh nghiệp, giảm thiểu các ảnh hưởng. |
Doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh tại Campuchia hỗ trợ người nghèo trong đại dịch COVID-19 Ngày 13/6, hàng chục người Campuchia và người gốc Việt buôn bán nhỏ có hoàn cảnh khó khăn tại khu vực quận Chamkar Mon và Prampi Makara của thủ đô Phnom Penh đã được Nhà hàng Hoa Sen, một nhà hàng của người Việt Nam tại Phnom Penh hỗ trợ khẩu trang, lương thực. |
Những người "mở đường"
Kể từ năm 2009, Metfone (Viettel Cambodia) hay Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) được đánh giá là những doanh nghiệp Việt đi tiên phong khai phá thị trường Campuchia. Tiếp đến là MBBank vào năm 2011.
Những doanh nghiệp này đã tạo dấu ấn trong các lĩnh vực viễn thông-nông nghiệp-tài chính/ngân hàng, đặc biệt là thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược hiệu quả, dựa trên thế mạnh, tiềm năng và kinh nghiệm của mỗi doanh nghiệp Việt.
Năm 2009 khi dự án Metfone bắt đầu đi vào hoạt động, với tổng vốn đầu tư 150,3 triệu USD, cái tên ấy còn quá xa lạ. Lúc đó thị trường viễn thông Campuchia đã có 9 nhà mạng, với 6,3 triệu thuê bao. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn có sự xuất hiện của Metfone, thị trường viễn thông Campuchia đã phát triển vượt bậc. Giai đoạn 2018 - 2020, Metfone phát triển mới 2,5 triệu thuê bao, lũy kế thuê bao data cuối năm 2020 chiếm khoảng 75% tổng thuê bao toàn mạng. Doanh thu tiêu dùng từ data dự kiến khoảng 72%, đưa Metfone trở thành một trong những thị trường có tỷ lệ thuê bao data và tỷ lệ tiêu dùng data cao nhất của Viettel.
Từ năm 2009, BIDV đã thành lập ngân hàng tại Campuchia (BIDC). Tính đến cuối năm 2016, BIDC có vốn điều lệ 100 triệu USD, đứng thứ 6 tại thị trường Campuchia. Hệ thống mạng lưới của BIDC cũng đã được mở rộng với 10 chi nhánh, quy mô tổng tài sản đạt 740 triệu USD, dư nợ tín dụng đạt 520 triệu USD… Trong khi đó, Sacombank cũng không ngừng phát triển hoạt động kinh doanh tại Campuchia. Cuối năm 2016, Sacombank Campuchia có tổng tài sản 172,3 triệu USD…Sự xuất hiện của ngày càng nhiều ngân hàng Việt Nam tại Campuchia là một trong những chỉ báo cho thấy, dòng chảy vốn đầu tư từ Việt Nam sang Campuchia sẽ tiếp tục tăng cao.
Tháng 1/2014, Vinamilk đã được cấp phép đầu tư nhà máy sữa cùng Công ty Angkor Dairy Products Company Limited tại Campuchia. Với tổng vốn đầu tư đến hiện tại là 28,7 triệu USD,Vinamilk là nhà máy sữa Việt Nam duy nhất tại Campuchia cho đến thời điểm này. Hằng năm, doanh số xuất khẩu của Vinamilk sang Campuchia vào khoảng 40-50 triệu USD. Tháng 3/2017, Vinamilk nâng vốn đầu tư từ hơn 10 triệu USD lên 21 triệu USD để sở hữu toàn bộ Nhà máy Sữa Angkor Dairy Products Co., Ltd, mà ban đầu Vinamik đã liên doanh với một đối tác Campuchia để xây dựng và đã khánh thành vào tháng 5/2016.
Không chỉ hoạt động độc lập doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia luôn hướng đến gắn kết cùng phát triển. Năm 2021 là năm kỷ niệm 10 năm hợp tác chiến lược giữa tập đoàn Viettel Cambodia và Ngân hàng MB Cambodia.
Trải qua 10 năm hợp tác, hai doanh nghiệp này đã hỗ trợ lẫn nhau giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp dịch vụ ngày càng tốt hơn cho người dân Campuchia, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh để thâm nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường Campuchia đầy tiềm năng. |
Công ty Metfone và ngân hàng MB Cambodia bên cạnh hoạt động kinh doanh cũng đã có nhiều hoạt động xã hội và vì cộng đồng tại Campuchia như: Xây dựng nhà quy tập hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia, hỗ trợ kinh phí di dời cho người gốc Việt tại tỉnh Kampong Chhnang, hỗ trợ người gốc Việt và người Campuchia bị ảnh hưởng của lũ lụt, dịch bệnh. Nhân dịp này, hai doanh nghiệp cũng đã ký kết hợp đồng tín dụng hạn mức 100 triệu USD do ngân hàng MB Cambodia cung cấp cho Công ty Metfone.
Thị trường còn nhiều tiềm năng
Campuchia có quỹ đất rộng với nhiều khu vực lên đến 20.000-30.000ha và có nhu cầu lớn về hợp tác, đầu tư lâu dài trong lĩnh vực thủy sản, chế biến nông nghiệp. Đây là điều thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam chọn đầu tư vào Campuchia. Dư địa cho đầu tư chế biến, nông sản tại Campuchia rất lớn. Nhu cầu lương thực thực phẩm tại quốc gia này có nhiều loại đang thiếu hụt là điểm thuận lợi cho các nhà đầu tư Việt Nam nếu chọn Campuchia. Bên cạnh đó, du lịch, vận tải và logistics, xây dựng, vật liệu xây dựng, giáo dục và đào tạo kỹ thuật nghề nghiệp, vốn là lĩnh vực đầy tiềm năng tại Campuchia.
Việt Nam có vị trí trọng yếu nằm trong 3 hành lang kinh tế Bắc Nam, Đông Tây và phía Nam với nhiều tuyến đường quan trọng như: Đà Nẵng - Lào - Đông Bắc Thái Lan - Bangkok, Vũng Tàu - TP. Hồ Chí Minh - Phnômpênh - Siem Riep - Bangkok, Cà Mau - Kiên Giang - ven biển Campuchia - Bangkok; Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh... Điều này tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy nhanh quá trình giao thương hàng hóa, đẩy nhanh tiến độ kinh doanh, rút ngắn thời gian, giảm chi phí cho doanh nghiệp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Campuchia và khu vực.
Hiện tại, Việt Nam đã vươn lên đứng vị trí thứ 5 về số vốn đầu tư trong số khoảng 70 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Campuchia. Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam được tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực nông nghiệp (trồng cao su và nuôi bò sữa), phân bón, y tế, ngân hàng, hàng không và viễn thông. Tính đến hết năm 2020 đã có khoảng 50 dự án lớn được hoàn thành và đưa vào hoạt động tại Campuchia với tổng số vốn đầu tư đạt khoảng 1,5 tỷ USD.
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, tính riêng năm 2020 đã có 220 dự án của Việt Nam đã được Chính phủ Campuchia cấp phép đầu tư với tổng số vốn đạt gần 5,3 tỷ USD, chiếm 15,2 % tổng số dự án. Hoạt động của các dự án đầu tư của Việt Nam vào Campuchia đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội 2 nước, nhất là các tỉnh biên giới; tạo việc làm ổn định cho hàng vạn lao động; nhiều hàng nông sản Campuchia xuất sang châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc,… đều do doanh nghiệp Việt Nam đầu tư
Theo Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Campuchia, trong 2 tháng đầu năm 2021, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Campuchia đạt 1,331 tỷ USD, tăng 64% so với cùng kỳ năm 2020. Về cán cân thương mại giữa hai nước, trong khoảng thời gian này, Việt Nam xuất siêu sang Campuchia 125 triệu USD.
Khó khăn trong dịch bệnh, doanh nghiệp Việt vẫn có cơ hội
Từ năm 2020, Việt Nam và Campuchia đều bị dịch COVID-19 tác động nặng nề trên mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, bằng những nỗ lực của cả hai phía, trao đổi thương mại song phương vẫn đạt mức hơn 5,3 tỷ USD năm 2020. Cùng với đó, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại đất nước Chùa Tháp vẫn đứng vững, tạo nhiều việc làm cho người lao động, góp phần duy trì an sinh xã hội.
Hoạt động sản xuất được Vinamilk duy trì ổn định trong biến động COVID-19. |
Về hoạt động xuất khẩu, tuy tình hình kinh tế trong nước và thế giới chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 nhưng Vinamilk vẫn chủ động tìm kiếm cơ hội tại các thị trường tiềm năng. . Doanh thu thuần của các chi nhánh nước ngoài đạt 846 tỷ đồng, riêng Angkor Milk (Campuchia) tiếp tục ghi nhận tăng trưởng 2 chữ số. Năm 2020, bất chấp ảnh hưởng dịch Covid-19, thị trường Camphuchia vẫn ghi nhận kết quả khả quan với mức tăng trưởng doanh thu đạt 19%.
Nhìn nhận về những cơ hội tiềm tàng bất chấp diễn biến cuộc khủng hoảng đại dịch COVID-19 tại Campuchia có dấu hiệu vượt ngoài tầm kiểm soát và những dự báo ban đầu, Tổng giám đốc Metfone, ông Phùng Văn Cường cho rằng doanh nghiệp này vẫn có thể tiếp tục tăng trưởng từ từ 7%-8% trong năm 2021, dù đây là con số đầy thách thức.
Năm 2020, Metfone đặt mục tiêu dẫn đầu dịch vụ số tại Campuchia. COVID-19 là thời điểm công ty đẩy mạnh chuyển đổi số, sau khi dẫn đầu thị phần viễn thông tại Campuchia. Trong đó chuyển dịch thuê bao data được coi là yếu tố tiên quyết. Ngoài ra, Metfone còn chú trọng phát triển thuê bao Ví điện tử của Metfone, xây dựng tập khách hàng bền vững để tạo thành hệ sinh thái các dịch vụ số riêng.
Trả lời báo Nhân dân, ông Nguyễn Thanh Dũng, Giám đốc Ngân hàng Agribank Chi nhánh Campuchia, Chủ tịch Câu lạc bộ doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VBCC) cho biết, khi dịch COVID-19 xảy ra, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam đã khẩn trương đề ra được những biện pháp thích ứng với hoàn cảnh, tích cực duy trì hoạt động kinh doanh ổn định, tận dụng cơ hội để phát triển mạnh hơn.
Việt Nam sẽ có các biện pháp hỗ trợ bà con gốc Việt tại Campuchia khi di dời nhà nổi trên sông Mekong Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng lên tiếng trước việc chính quyền Phnom Penh yêu cầu người dân, trong đó có nhiều người gốc Việt ở Campuchia tiến hành di dời, giải toả các nhà nổi, bè nổi và công trình nổi trái phép trên khu vực sông Mekong. |
Bất chấp COVID-19, Việt Nam tiếp tục thuộc top 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố trong báo cáo cập nhật dữ liệu kiều hối toàn cầu tháng 5/2021. Theo đó, Việt Nam tiếp tục thuộc top 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới với hơn 17 tỷ USD kiều hối đã được chuyển về nước năm 2020. |