Gỡ nút thắt cho doanh nghiệp để phục hồi đà tăng trưởng
Bảo đảm môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cho doanh nghiệp Bộ Công Thương cần tăng cường hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, gian lận xuất xứ... bảo đảm môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cho doanh nghiệp. |
Thủ tướng Phạm Minh Chính: ‘Thông’ về tư tưởng sẽ gỡ được nút thắt hạ tầng Nút thắt về hạ tầng là một trong những vấn đề lớn nhất nổi lên tại cuộc làm việc ngày 13/5 của Thủ tướng Chính phủ với đầu tàu kinh tế TPHCM. Nhưng các quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng để giải quyết nút thắt này không chỉ có ý nghĩa với TPHCM mà còn với tất cả các địa phương trên cả nước. |
Niềm vui của người nông dân chở những chuyến vải sớm cuối cùng tới các điểm cân tại xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang). Ảnh: Danh Lam/TTXVN. |
Chính sách hỗ trợ phải mạnh như "hồi sức cấp cứu"
Từ đầu năm 2021 đến nay, trung bình mỗi tháng có gần 12.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, kể cả doanh nghiệp quy mô lớn, phản ánh sức chống chịu của doanh nghiệp đã suy giảm bởi dịch bệnh.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy: Năm tháng đầu năm nay, có 59.800 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất giải thể, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo ông Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, “sức khoẻ” của doanh nghiệp thực tế còn nghiêm trọng hơn theo báo cáo, nên cần có giải pháp mạnh để hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có khoanh nợ. “Khoanh để doanh nghiệp ‘quên’ số nợ tạm thời, xoay sở, phát triển, sau đó quay lại trả nợ. Cần giải pháp mạnh như hồi sức cấp cứu”, ông Bùi Quang Tuấn kiến nghị.
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Nguyễn Hoa Cương cho rằng: Chính sách hỗ trợ riêng doanh nghiệp bị ảnh hưởng COVID-19 hiện chưa hợp lý, bởi mới hỗ trợ người lao động, chưa hỗ trợ chủ lao động, trong khi đây mới là lực lượng tạo giá trị gia tăng, công ăn việc làm và là lực lượng chủ yếu nộp thuế.
Khác với 3 đợt dịch COVID-19 trước, đợt dịch lần này có nhiều tác động rất mạnh tới nền kinh tế. “Thứ nhất, làn sóng thứ 4 đã gây đảo lộn sản xuất tại một số khu công nghiệp - KCN ở Bắc Giang và Bắc Ninh; thứ hai, sản lượng công nghiệp giảm do ngừng hoặc thu hẹp sản xuất của một số doanh nghiệp lớn; thứ ba, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu, nhất là xuất khẩu sản phẩm chế tác có thể giảm và nhập siêu có thể quay trở lại thời gian tới”, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng CIEM chia sẻ.
Trong điều kiện chi phí nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp tăng mạnh, TS Nguyễn Đình Cung cho rằng: Chính phủ cần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp tăng khả năng chống chịu và thích nghi với bối cảnh mới như: Tập trung hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; không ban hành các chính sách làm tăng chi phí, thêm gánh nặng cho doanh nghiệp; đặc biệt hỗ trợ an sinh xã hội cho người dân, công nhân, người lao động bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đợt dịch bùng phát lần thứ 4...
Bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc điều hành Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ trăn trở về những ảnh hưởng từ quyết sách đột ngột của các địa phương khi COVID-19 bùng phát. Ban IV nhận được rất nhiều phản ánh của doanh nghiệp về khó khăn mà họ gặp phải do các địa phương áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cứng nhắc, thậm chí cực đoan; nhiều quyết định được ban hành quá đột xuất, theo kiểu "dập cầu dao", khiến doanh nghiệp trở tay không kịp.
“Doanh nghiệp luôn sẵn sàng ủng hộ các quyết sách có sự cân nhắc thấu đáo, nhiều chiều của Chính phủ và các cấp chính quyền”, bà Phạm Thị Ngọc Thủy cho biết. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát, mỗi địa phương cần có thêm các kịch bản cụ thể bảo đảm duy trì các chuỗi cung ứng sản xuất, đặc biệt các chuỗi gắn với các mặt hàng thiết yếu hay mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ đạo. Khi dịch chưa bùng phát, các tỉnh nằm trong các chuỗi liên kết hàng hóa lớn hay chung các cung đường vận tải quan trọng nên có sự thảo luận (có tham vấn doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp) để xây dựng sẵn các phương án lưu thông hàng hóa, các tuyến đường dự phòng cho vận chuyển, các vùng đệm trao đổi nhân sự... nếu COVID-19 lây lan mạnh.
Tháo vướng mắc thể chế
Chế biến sản phẩm dứa đóng hộp tại nhà máy của Công ty CP xuất nhập khẩu nông sản An Giang. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN. |
Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2021, tăng trưởng 6 tháng cuối năm của nước ta đều phải trên mốc 7%. Đây là thách thức lớn trong bối cảnh diễn biến dịch COVID-19 còn phức tạp và nguồn cung vaccine vẫn hạn chế.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đạt gần 4 triệu tỷ đồng; tốc độ tăng GDP dự báo đạt khoảng 5,8%, thấp hơn 0,42 điểm phần trăm so với mục tiêu kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ (tăng 6,22%) và thấp hơn 0,12 điểm phần trăm so với mục tiêu kịch bản Chính phủ cập nhật lại tại thời điểm quý 1/2021 (tăng 5,92%).
“Kinh tế Việt Nam đã trải qua những tháng đầu năm tương đối lạc quan. Xuất khẩu tăng trưởng so với cùng kỳ, ngoại thương duy trì được sự tăng trưởng, công ăn việc làm được phục hồi, GDP tiếp tục tăng trưởng. Thế nhưng từ nay đến cuối năm tình hình sẽ đi về đâu là điều rất khó lường. Chúng ta vẫn có thế mạnh trong xuất khẩu. Nhiều thị trường trên thế giới đang bị tác động mạnh bởi dịch bệnh nhưng rất nhiều nhu cầu hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản, tiêu dùng vẫn cao, mà chúng ta mạnh về nông sản, tiêu dùng, điện tử… cần tiếp tục phát triển trong những tháng tới. Tuy nhiên, phải kiểm soát được dịch bệnh thì mới phát triển được”, TS Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia kinh tế khẳng định.
Trước những khó khăn của nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề nghị Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, các cấp kịp thời tháo gỡ những vướng mắc về thể chế để huy động mọi nguồn lực phục vụ phát triển đất nước; đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi nhất cho sản xuất, kinh doanh.
Đồng thời tích cực chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, nhất là những lĩnh vực cần sự công khai minh bạch. Đặc biệt là đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.
Doanh nghiệp thành lập mới tăng hơn 8% trong tháng 5 Trong tháng 5/2021, cả nước có 11.600 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 150.600 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 8,1%; số vốn đăng ký tăng 33,6%. |
Thị trường văn phòng cho thuê phục hồi trở lại Trong quý I/2021, thị trường văn phòng cho thuê tại Việt Nam, đặc biệt là ở Hà Nội và TP.HCM đã có sự tăng trưởng đáng kể, bất chấp tình hình dịch bệnh trên thế giới đang có diễn biến phức tạp. |
Vì sao các công ty, doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng nên may đồng phục? Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp, đơn vị, đội nhóm dù quy mô lớn hay nhỏ đều sử dụng đồng phục. Bởi vì nó góp phần xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, viral quảng bá doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng. |