Trang chủ Bờ cõi biển đảo Phân định lãnh thổ Việt Nam với các nước: Những bài học
06:47 | 18/12/2022 GMT+7

Đại sứ Nguyễn Quý Bính tiết lộ hậu trường lần đầu tiên Việt Nam tham dự UNCLOS năm 1973

aa
Đại sứ Nguyễn Quý Bính, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, nguyên Vụ trưởng Luật pháp và Điều ước quốc tế đã có những chia sẻ về câu chuyện hậu trường lần đầu tiên Việt Nam tham dự Hội nghị Luật biển lần thứ 3 của Liên hợp quốc (LHQ).
Kỷ niệm 40 năm công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS) Kỷ niệm 40 năm công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS)
Ngày 8/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổ chức Hội thảo quốc tế Kỷ niệm 40 năm công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS). Hội thảo có sự tham dự của 150 đại biểu đến từ Việt Nam và quốc tế.
UNCLOS: Hiến pháp của đại dương UNCLOS: Hiến pháp của đại dương
Ngày 10/12/1982, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) chính thức được ký kết. Được ví như bản Hiến pháp của đại dương, trải qua 40 năm, UNCLOS năm 1982 không chỉ là một văn kiện pháp lý quốc tế có giá trị phổ quát, giúp các quốc gia thiết lập được trật tự pháp lý toàn diện, công bằng, hòa bình trên biển, mà còn có giá trị hướng về tương lai, phù hợp mục tiêu phát triển bền vững của nhân loại.

Đại sứ Nguyễn Quý Bính cho biết, Hội nghị Luật biển lần thứ 3 của Liên hợp quốc (LHQ) (UNCLOS) được triệu tập theo nghị quyết 2750 C (XXV) của Đại hội đồng ngày 17/12/1970. Hội nghị tiến hành 10 khóa họp từ năm 1973 đến năm 1982, mỗi khóa kéo dài 2 tháng, với sự tham dự của 160 nước.

Kết quả của hội nghị là một Công ước quốc tế đa phương đồ sộ về luật biển (gọi tắt là Công ước Luật biển 1982), bao gồm 320 điều khoản và 9 Phụ lục. Lễ ký Công ước tổ chức tại Montego (Jamaca) ngày 10/12/1982; và tiếp tục để mở cho các nước khác ký tại trụ sở LHQ ở New York từ 1/7/1983. Công ước bắt đầu có hiệu lực từ ngày 16/11/1994 và trở thành một trong những văn kiện quốc tế đa phương quan trọng nhất của thế kỷ XX, với 168 quốc gia phê chuẩn tính đến nay.

Đại sứ Nguyễn Quý Bính tiết lộ hậu trường lần đầu tiên Việt Nam tham dự UNCLOS năm 1973
Hội nghị của Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ III (1973-1982).

Việt Nam bắt đầu tham dự hội nghị Luật biển lần thứ III từ tháng 5/1977 (Khóa họp lần 6); ngay sau khi nước Việt Nam thống nhất trở thành thành viên của LHQ. Trước đó, từ 1973 đến 1976, là giai đoạn đấu tranh về tư cách đại diện của miền Nam Việt Nam tại hội nghị.

Việt Nam tham dự hội nghị trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn: Đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, tư liệu về luật biển rất hạn chế, kinh nghiệm hoạt động tại diễn đàn đa phương đang còn thiếu, ta tham dự khá muộn khi các bên đã đi sâu vào đàm phán nhân nhượng thực chất nên khá bỡ ngỡ, chủ trương chính sách biển của nhà nước ta liên quan đến các nội dung đang thảo luận tại hội trường chưa hình thành rõ nét.

Trong bối cảnh đó đoàn phải tích cực làm nhiều việc cùng một lúc; vừa học hỏi và nắm bắt các khía cạnh lợi ích hoặc thiệt hại đối với mỗi nhóm nước, vừa xây dựng quan điểm pháp lý của ta trong các vấn đề mấu chốt với vị thế 1 quốc gia ven biển (trên 1 loạt vấn đề về qui chế lãnh hải và quyền qua lại vô hại của tàu nước ngoài trong đó có tàu quân sự, qui định về đường cơ sở, qui chế các đảo và bãi đá, chế độ pháp lý vùng đặc quyền kinh tế và quyền tự do hàng hải, giới hạn ngoài cùng của thềm lục địa, các nguyên tắc về phân định biển, nguyên tắc và cơ chế giải quyết tranh chấp, chế độ khai thác đáy đại dương, chiến lược kinh tế biển...).

Đại sứ Nguyễn Quý Bính cho biết, ngay sau khi đất nước thống nhất, nhà nước đã rất coi trọng phần công tác về biển giới lãnh thổ, trong đó phải kể đến công lao của Bộ trưởng Nguyễn cơ Thạch. Ông là người có công đầu to lớn trong việc hoạch định chính sách chiến lược quốc gia về biển cũng như biên giới lãnh thổ và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyển sâu trong lĩnh vực này.

“Lúc đó nhóm các nước XHCN đang có 1 vai trò lớn tại hội nghị và đồng thuận phối hợp chặt chẽ về quan điểm; Đoàn ta còn tham gia nhóm các nước đang phát triển nên hiểu rõ hơn lợi ích của các nhóm nước khác nhau, đáp ứng được sự quan tâm của các cơ quan trong nước về lợi ích thiết thực của Việt Nam.

Mặt khác, cùng với hoạt động tham dự tại hội nghị, phần việc quan trọng to lớn hơn đối với đoàn ta là chuyển tải ngay về trong nước các chế định mới và phát triển tiến bộ về luật biển, tuyên truyền giải thích về các điều khoản của dự thảo công ước, phối hợp các ngành tiến hành một loạt nghiên cứu xây dựng chính sách của nhà nước ta. Nhiều bài viết về hội nghị và các qui định luật biển mới đã được đăng tải. Kết quả của các hoạt động này dẫn đến việc Chính phủ Việt Nam nhanh chóng ra tuyên bố 12/5/1977 về các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam (trước khi có Công ước Luật biển 1982), tạo cơ sở cho đoàn khẳng định rõ lập trường tại hội nghị và trong đàm phán phân định biển với các nước láng giềng trong giai đoạn sau này”, ông nói.

Đại sứ Nguyễn Quý Bính tiết lộ hậu trường lần đầu tiên Việt Nam tham dự UNCLOS năm 1973
Đại sứ Nguyễn Quý Bính, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, nguyên Vụ trưởng Luật pháp và Điều ước quốc tế. Ảnh: Phạm Lý

Theo nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia cho rằng xét tổng thể, đóng góp của đoàn ta trong và sau khi tham dự hội nghị có thể tóm tắt trên hai khía cạnh:

Về đối ngoại, đã góp phần đề xuất và thực hiện các quyết sách lớn của nhà nước ta về biển: Tiếp theo việc tham gia ký Công ước vào ngày 10/12/1982 tại Jamaica, ngày 23/6/1994, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã ra Nghị quyết về việc phê chuẩn văn kiện pháp lý quan trọng này. Điểm 1 trong Nghị quyết nêu rõ: "Bằng việc phê chuẩn Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982, nước CHXHCN Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyển khích sự phát triển và hợp tác trên biển".

Quốc hội khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng nội thủy, lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng ĐQKT và thềm lục địa Việt Nam trên cơ sở các quy định của Công ước và các nguyên tắc của pháp luật quốc tế, yêu cầu các nước khác tôn trọng các quyền nói trên của Việt Nam.

Về xây dựng luật trong nước liên quan đến biển, đã tạo cơ sở cho việc tư vấn chính sách của Bộ Ngoại giao đối với chính phủ và các ngành lên quan trong quá trình xây dựng và ban hành các qui định luật trong nước cũng như trong đàm phán phân định ranh giới biển với các nước láng giềng.

Cụ thể: Tiếp sau Tuyên bố 12/5/1977, ngày 12/11/1982, Chính phủ Việt Nam ra tuyên bố về đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải, theo đó Việt Nam lựa chọn hệ thống đường cơ sở thẳng. Tuyên bố cũng nêu rõ các đảo và quần đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam đều có lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng.

Ngày 21/6/2012, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua Luật Biển Việt Nam, gồm 7 chương, 55 điều, trong đó khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường phù hợp với Công ước Luật Biển 1982 của LHQ.

Bộ Ngoại giao đã chủ trì đàm phán thành công với Thái Lan về phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (1992- 1997), với Malaixia về thiết lập vùng khai thác chung trong khu vực thềm lục địa chồng lấn (1992), với Trung quốc về việc phân định Vịnh Bắc Bộ (1974- 2000), với Campuchia về “Vùng nước Lịch sử” giữa hai nước (1982), với Indonesia về phân định ranh giới thềm lục địa (1978-2003). Mặc dù quá trình đàm phán khó khăn và kéo dài qua nhiều năm, nhưng kết quả đạt được đã góp phần tạo dựng môi trường hoà bình, ổn định, phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới.

UNCLOS là một văn kiện sống, có khả năng thích ứng với những phát triển mới UNCLOS là một văn kiện sống, có khả năng thích ứng với những phát triển mới
Gạt bỏ mưu toan của một số ít quốc gia muốn hạ thấp tầm quan trọng của Công ước, cùng nhau giải quyết tranh chấp, các vấn đề an toàn và an ninh hằng hải, chống các tội phạm trên biển, bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng ngoài quyền tài phán quốc gia…. là những chia sẻ của một số học giả quốc tế tại Hội thảo quốc tế Kỷ niệm 40 năm Công ước của của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) vừa diễn ra tại Hà Nội.
40 năm UNCLOS 1982: Cơ chế hữu hiệu để giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển 40 năm UNCLOS 1982: Cơ chế hữu hiệu để giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển
Tiến sĩ, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, thành viên Ủy ban Luật quốc tế của Liên hợp quốc (LHQ) nhiệm kỳ 2023 - 2027 nhấn mạnh Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) được ký kết ngày 10/12/1982, đánh dấu lần đầu tiên thiết lập một bộ quy tắc cho các hoạt động biển và đại dương, xây dựng trật tự pháp lý mới trên biển đầy tiềm năng.
Phạm Lý
Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Những bài học sau 15 hội thảo quốc tế về Biển Đông

Những bài học sau 15 hội thảo quốc tế về Biển Đông

Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 15 vừa được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh (25-26/10/2023) thu hút sự tham dự của hơn 50 diễn giả từ 20 nước trong và ngoài khu vực. Chủ đề của Hội thảo là “Thu hẹp vùng biển xám, mở rộng vùng biển xanh”. Mục tiêu "thu hẹp vùng biển xám" tức là khiến không gian biển trở nên minh bạch và hòa bình hơn. "Mở rộng vùng biển xanh" là giúp xác định những tiềm năng của biển thông qua việc đẩy mạnh những hoạt động thiết thực như chuyển đổi xanh, năng lượng điện gió, chuyển đổi năng lượng biển…
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa tiếp xúc cử tri huyện Trường Sa

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa tiếp xúc cử tri huyện Trường Sa

Chiều 29/6, tại Khánh Hòa, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm các ông Lê Hữu Trí, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Khánh Hòa và bà Hà Hồng Hạnh, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh đã tiếp xúc với 250 cử tri huyện Trường Sa sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Hiệp định về Biển cả là dấu mốc phát triển mới của luật pháp quốc tế

Hiệp định về Biển cả là dấu mốc phát triển mới của luật pháp quốc tế

Từ ngày 19-20/6 tại New York (Mỹ), Hội nghị Liên chính phủ của Liên hợp quốc (LHQ) đã chính thức thông qua Hiệp định về Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia, còn gọi là Hiệp định về Biển cả, đánh dấu sự ra đời của văn kiện thứ ba thực thi Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Khẳng định thúc đẩy đối thoại và hợp tác để bảo vệ giá trị của UNCLOS

Khẳng định thúc đẩy đối thoại và hợp tác để bảo vệ giá trị của UNCLOS

Đại sứ Đặng Hoàng Giang chủ trì buổi gặp mặt thường niên các nước thành viên Nhóm bạn bè UNCLOS, đồng thời kỉ niệm hai năm ngày thành lập Nhóm.

Đọc nhiều

Ngân hàng Nhà nước tăng giá bán vàng miếng lên 79 triệu đồng/lượng

Ngân hàng Nhà nước tăng giá bán vàng miếng lên 79 triệu đồng/lượng

Sau hơn 1 tháng giữ nguyên giá bán vàng miếng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phải điều chỉnh tăng lên trong bối cảnh giá vàng thế giới liên tiếp tăng, chinh phục các mức kỷ lục mới.
5 nhóm mục tiêu công tác của 6 tháng cuối năm

5 nhóm mục tiêu công tác của 6 tháng cuối năm

Hội nghị diễn ra ngày 16/7 tại Hà Nội do Lãnh đạo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam chủ trì cùng toàn thể Cơ quan Thường trực tham dự.
Cuộc thi “Sài Gòn - Thành phố tôi yêu”: Sân chơi sáng tạo của sinh viên ngành du lịch

Cuộc thi “Sài Gòn - Thành phố tôi yêu”: Sân chơi sáng tạo của sinh viên ngành du lịch

Sau vòng sơ khảo và bán kết đầy cạnh tranh, ngày 17/7, chung kết Cuộc thi “Sài Gòn - Thành phố tôi yêu” đã diễn ra tại TP Hồ Chí Minh. 7 đội thi lọt vào vòng chung kết đã mang đến những màn “trình diễn” đặc sắc - đầy hứng khởi, tiếp thêm động lực cho nhiều sinh viên khác đang theo học ngành du lịch.
Tuổi Mậu Dần 1998 có nên sinh con năm 2025 không?

Tuổi Mậu Dần 1998 có nên sinh con năm 2025 không?

Năm Ất Tỵ 2025 thường được gọi là Xuất Huyệt Chi Xà (Rắn rời hang). Bé sinh năm này sẽ có mệnh Phú Đăng Hỏa. Tuổi Mậu Dần 1998 có nên sinh con năm 2025 không?
Việt Nam nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng khu vực giữa Biển Đông

Việt Nam nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng khu vực giữa Biển Đông

Sáng 17/7 (theo giờ địa phương), tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao do Đại sứ Trịnh Đức Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia làm Trưởng đoàn, đã chính thức nộp Hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở Khu vực Giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên Hợp Quốc (CLCS).
Tàu buồm 286-Lê Quý Đôn thăm, giao lưu với hải quân Indonesia

Tàu buồm 286-Lê Quý Đôn thăm, giao lưu với hải quân Indonesia

Ngày 17/7, tàu buồm 286-Lê Quý Đôn, Hải quân nhân dân Việt Nam đã đến Surabayar, bắt đầu chuyến thăm và giao lưu với hải quân Indonesia kết hợp huấn luyện đi biển đường dài cho cán bộ, chiến sỹ, học viên trên tàu.
Nhiều địa phương quyết liệt trong chống khai thác IUU

Nhiều địa phương quyết liệt trong chống khai thác IUU

Đoàn Thanh tra EC sẽ đến Việt Nam thực hiện đợt kiểm tra lần thứ 5 về khắc phục "Thẻ vàng" IUU. Trong thời gian này, nhiều địa phương trên cả nước như: Quảng Bình, Khánh Hòa, Kiên Giang đang triển khai các giải pháp chống khai thác IUU trong 2 tháng cao điểm (tháng 7 và tháng 8) để giữ vững những kết quả đã đạt được, đảm bảo không phát sinh các hành vi vi phạm IUU trong thời gian tới.
ghi nhan dong gop cua dai su thuy dien tai viet nam cho quan he huu nghi hai nuoc
bo doi hai quan vung 5 cuu tau ca ngu dan mac can
dong dien yoga huong den mot the gioi hoa binh va huu nghi
ra mat sach uy ban viet nam doan ket va hop tac a phi my latinh nhung chang duong nhung nguoi ban
video doc dao nhung ngoi lang viet tren dat trung hoa
de nhung ky niem xua tao sinh trong hien tai va tuong lai
ho chi minh la bieu tuong cua hoa binh doc lap va tien bo xa hoi
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Người ra nước ngoài định cư và thôi quốc tịch Việt Nam sẽ bị thu hồi căn cước công dân

Người ra nước ngoài định cư và thôi quốc tịch Việt Nam sẽ bị thu hồi căn cước công dân

Người Việt Nam khi ra nước ngoài định cư, nếu thôi quốc tịch Việt Nam thì căn cước công dân sẽ bị thu hồi; nếu vẫn giữ quốc tịch Việt Nam thì sẽ không bị thu hồi căn cước công dân.
Từ 1/7 kiểm soát giấy tờ xe và người điều khiển qua VNeID có giá trị như kiểm tra trực tiếp

Từ 1/7 kiểm soát giấy tờ xe và người điều khiển qua VNeID có giá trị như kiểm tra trực tiếp

Thông tư Bộ Công an vừa ban hành quy định các thông tin giấy phép lái xe; giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định… đã được tích hợp, cập nhật trong căn cước điện tử, Ứng dụng định danh quốc gia (VNeID) sẽ có giá trị như kiểm tra giấy tờ trực tiếp.
Cấp căn cước cho người gốc Việt chưa xác định quốc tịch từ ngày 1/7

Cấp căn cước cho người gốc Việt chưa xác định quốc tịch từ ngày 1/7

Cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi, công dân chưa đăng ký thường trú, tạm trú và cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch là những điểm mới đáng chú ý của Luật Căn cước năm 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7.
Từ ngày 1/7, BHXH thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên VNeID

Từ ngày 1/7, BHXH thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên VNeID

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã và đang tập trung các nguồn lực, phát huy lợi thế sẵn có của ngành để sẵn sàng cho việc triển khai sử dụng thống nhất tài khoản VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.
Thời tiết hôm nay 22/6: Nắng nóng ở miền Bắc dịu dần

Thời tiết hôm nay 22/6: Nắng nóng ở miền Bắc dịu dần

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết miền Bắc hôm nay 22/6 tiếp tục giảm nhiệt, cao nhất phổ biến 31-34 độ.
Thời tiết hôm nay (19/6): có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao

Thời tiết hôm nay (19/6): có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, ngày 19/6 sẽ nắng nóng ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động