Đài Loan vắng mặt tập trận Vành đai Thái Bình Dương 2022: Bất ngờ hợp lý
"Bộ tứ" quyết chặn đánh bắt trái phép ở Thái Bình Dương Sáng kiến của "Bộ tứ" - gồm Mỹ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ - sẽ sử dụng công nghệ vệ tinh để tạo thành hệ thống theo dõi bao trùm Thái Bình Dương |
5 tàu khu trục hộ tống tàu sân bay Liêu Ninh ra Thái Bình Dương tập trận Trung Quốc triển khai tàu sân bay Liêu Ninh dẫn đầu một nhóm tàu khu trục ra Thái Bình Dương tập trận, tờ South China Morning Post hôm 3/5 đưa tin. |
Đài Loan nhiều lần công khai nguyện vọng
Vì sao đây là diễn biến bất ngờ với nhiều người quan sát? Đài Loan đã tuyên bố muốn tham gia RIMPAC từ lâu, dù chỉ với tư cách quan sát viên. Trước RIMPAC gần đây nhất (2020), Người phát ngôn Cơ quan Phòng vệ Đài Loan đã khẳng định lại thông điệp này.
Điểm khác biệt năm 2021 là Mỹ đã “gửi” nhiều tín hiệu cho thấy Mỹ có khả năng mời Đài Loan dự RIMPAC. Cụ thể, tháng 9/2021, Hạ viện Mỹ thông qua Dự luật Ủy quyền Quốc phòng 2022 (NDAA), trong đó có Mục 1248 nêu rõ "Đài Loan nên được mời tham gia RIMPAC 2022”. Sáng tháng 12/2021, Thượng viện thông qua bản NDAA này. Cuối tháng 12, Tổng thống Biden ký duyệt NDAA 2022, đồng thời tái khẳng định việc củng cố các năng lực phòng thủ Đài Loan.
RIMPAC 2018 quy tụ dàn tàu chiến hùng hậu. Ảnh: Hải quân Mỹ |
Mặc dù NDAA 2018 và 2020 cũng có những ngôn từ tương tự, NDAA 2022 có những điều khoản mới về Đài Loan theo chiều hướng mở rộng giới hạn hợp tác Mỹ - Đài, ví dụ như yêu cầu Bộ Quốc phòng lên kế hoạch hỗ trợ Đài Loan, thực hiện đánh giá năng lực phòng thủ của Đài Loan và khả năng hợp tác giữa Lực lượng Vệ binh Quốc gia với quân đội Đài Loan.
Ngoài ra, Biden là lãnh đạo nhiều lần “buột miệng” cho biết Mỹ sẽ “bảo vệ” Đài Loan – động thái đi ngược chính sách “mơ hồ chiến lược” cỏa Mỹ với Đài Loan nếu thành sự thật - dù sau đó các tuyên bố này được Nhà Trắng đính chính. Nhiều ý kiến cho rằng Mỹ có thể điều chỉnh chính sách "mơ hồ" này khi điểm nóng Đài Loan ngày một căng thẳng do các hiện diện quân sự xung quanh eo biển và chiến sự Ukraine khiến cộng đồng quốc tế ngày càng quan tâm đến Đài Loan.
Mỹ không muốn chủ động gây hấn Trung Quốc
Vậy vì sao Mỹ không mời Đài Loan tham gia RIMPAC?
Lý do “muôn thuở” là Mỹ không muốn khiêu khích Trung Quốc. Để Đài Loan tham gia RIMPAC. Mỹ có thể vượt qua “giới hạn đỏ” của Trung Quốc khi chính thức tập trận quân sự với Đài Loan, đặt Đài Loan ngang hàng các quốc gia khác tại một diễn đàn Trung Quốc không được mời (Trung Quốc đã từng tham gia RIMPAC nhưng bị Mỹ “tước” lời mời năm 2018). Mặc dù chính sách thời Biden vẫn tập trung vào cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc, quan chức Mỹ đã nhiều lần tuyên bố không “tìm kiếm” xung đột (gần đây nhất là Tuyên bố của Blinken về cách tiếp cận Trung Quốc ngày 26/5).
Tàu của hải quân Mỹ và Hàn Quốc tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) ngày 7/7/2014. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN |
Cũng có thể, nếu có Đài Loan, các nước RIMPAC khác sẽ từ chối tham gia RIMPAC do không muốn bị nhìn nhận là đứng về phía Mỹ để “chống Trung”, nhất là những nước theo truyền thống cân bằng ảnh hưởng giữa các nước lớn. Mỹ không mời Đài Loan vào sáng kiến Khuôn khổ Kinh tế Ấn – Thái mới đây (IPEF) cũng một phần vì lý do này.
Ngoài ra, nội bộ Mỹ có thể cũng chưa hoàn toàn đồng thuận về tham gia của Đài Loan. Xét cho cùng, NDAA chỉ nhấn mạnh Đài Loan “nên được mời” và đây là “suy nghĩ của Quốc hội” (sense of the Congress), không khẳng định lời mời là bắt buộc. Cũng không loại trừ khả năng các lực lượng – chủ thể trực tiếp tham gia và hoạch định RIMPAC, ví dụ như các lực lượng Quốc phòng, có tiếng nói khác.
Được bắt đầu từ năm 1971, tập trận RIMPAC được tổ chức 2 năm một lần nhằm tăng cường hợp tác giữa các nước tham gia trong việc đảm bảo an ninh cho các tuyến đường giao thông trên biển và đối phó với các thách thức an ninh tiềm tàng trên biển. Cuộc tập trận năm nay là cuộc tập trận thứ 28, dự kiến diễn ra từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 8. |
Những thách thức đa dạng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang đối mặt Ngày 22/2/2022, được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng đã tham dự Diễn đàn Bộ trưởng về hợp tác trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương lần thứ nhất được tổ chức trong khuôn khổ nhiệm kỳ Chủ tịch EU của Pháp, do Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean Yves Le Drian và Đại diện cấp cao EU phụ trách đối ngoại và chính sách an ninh Josep Borrell chủ trì. |
Nhóm tàu sân bay, tàu khu trục của Trung Quốc ra Thái Bình Dương tập trận Một hạm đội Trung Quốc do tàu sân bay Liêu Ninh dẫn đầu đang tiến ra Thái Bình Dương để triển khai tập trận. |