Những thách thức đa dạng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang đối mặt
Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mới của Mỹ Vừa qua, Chính quyền Biden công bố Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mới với 5 trụ cột và 10 nhóm hành động. Chiến lược có nhiều điểm khác biệt so với văn bản tương tự trước đó của Chính quyền Trump năm 2019, có nhiều hướng triển khai cụ thể hơn nhưng vẫn còn những khoảng trống cần lấp đầy. |
Ký kết hợp tác đầu tư Công viên dược Việt - Ấn tại Hải Dương Dự án Công viên Dược phẩm dự kiến sử dụng trên 900 ha đất, nằm tại vùng kinh tế động lực của 2 huyện Bình Giang, Thanh Miện và đang trình Chính phủ phê duyệt. |
Tham dự Diễn đàn có Bộ trưởng Ngoại giao, Đại diện cấp cao của 27 nước thành viên EU và 31 nước khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cùng đại diện Ủy ban, Nghị viện và Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB), 6 tổ chức khu vực (trong đó có ASEAN).
Diễn đàn được tổ chức dưới sáng kiến của Pháp, là bước đi cụ thể của EU nhằm triển khai Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương công bố tháng 9/2021. Bên cạnh ghi nhận vai trò trung tâm của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong trật tự toàn cầu, các trao đổi trong khuôn khổ Diễn đàn cũng nhấn mạnh đến các thách thức đa dạng mà khu vực đang phải đối mặt cũng như các cơ hội, khả năng hợp tác nhằm đạt được các giải pháp chung cho các vấn đề toàn cầu đang đặt ra.
Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng đã tham dự Diễn đàn Bộ trưởng về hợp tác trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương lần thứ nhất. |
Trong phát biểu khai mạc, Đại diện cấp cao EU J. Borrell đã nhấn mạnh “thế kỷ 21 là thế kỷ của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”, hiện chiếm tổng cộng 70% trao đổi thương mại và 2/3 tổng GDP toàn cầu, đồng thời khẳng định châu Âu có khả năng và quyết tâm tăng cường kết nối cùng phát triển với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trên tất cả các lĩnh vực thương mại, đầu tư, an ninh, quốc phòng, chống biến đổi khí hậu…
Sau phiên toàn thể, các đại biểu đã tham gia ba phiên tọa đàm về các chủ đề kết nối và kỹ thuật số, các vấn đề toàn cầu (khí hậu, đa dạng sinh học, đại dương và sức khỏe), an ninh và quốc phòng.
Tham gia phát biểu tại phiên thảo luận, Đại sứ Đinh Toàn Thắng bày tỏ hoan nghênh tinh thần hợp tác của Diễn đàn. Nhấn mạnh vai trò ngày càng quan trọng của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong việc thúc đẩy hợp tác phát triển và liên kết kinh tế toàn cầu, Đại sứ cũng cho rằng khu vực đang phải đối mặt phải đối mặt với các thách thức đa dạng về phát triển, y tế, biến đổi khí hậu, các căng thẳng liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, hay các đe dọa an ninh phi truyền thống…
Tham dự Diễn đàn có Bộ trưởng Ngoại giao, Đại diện cấp cao của 27 nước thành viên EU và 31 nước khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. |
Cho rằng môi trường hòa bình, ổn định và thịnh vượng đóng vai trò tiên quyết cho sự phát triển lâu dài cũng như sự phục hồi kinh tế hậu đại dịch, Đại sứ mong muốn EU và các nước thành viên sẽ tiếp tục có những đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực.
Khoa học công nghệ là lĩnh vực cần thiết và thuận lợi cho hợp tác Việt Nam - Ấn Độ Trả lời phỏng vấn Tạp chí Thời Đại, Đại sứ Phạm Sanh Châu cho rằng, doanh nghiệp, thanh niên và các cơ quan chức năng Việt Nam cần nhanh chóng và quyết tâm, sáng tạo, thúc đẩy, hiện thực hóa các chương trình hợp tác với nước bạn trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khởi nghiệp. |
Đức sẽ triển khai tàu chiến đến khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hai năm một lần Tham mưu trưởng Hải quân Đức, Phó Đô đốc Kay-Achim Schonbac, tuyên bố, trong tương lai, Hải quân Đức sẽ định kỳ hai năm một lần triển khai tàu chiến đến khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. |