Trang chủ Gia đình Việt Nhớ làng
07:10 | 19/07/2021 GMT+7

CLB thổ cẩm của chị em phụ nữ Ia Mơ Nông

aa
Thổ cẩm của làng sau một thời gian dài dường như đã “ngủ quên” sau ngọn nương, con rẫy nhiều năm qua, thế nhưng vẫn có những bàn tay tài hoa đang ngày ngày âm thầm đánh thức khung cửi truyền thống của dân tộc mình.
Đặt thùng rác và lắp biển cảnh báo tại khu vực Suối đá đĩa triệu năm tuổi ở Gia Lai Đặt thùng rác và lắp biển cảnh báo tại khu vực Suối đá đĩa triệu năm tuổi ở Gia Lai
Hạn chế nhếch nhác tại điểm du lịch mới nổi, chính quyền địa phương đặt thùng rác và lắp biển cảnh báo tại khu vực Suối đá đĩa ở TT Yaly (Chư Păh, Gia Lai).
Ông Hồ Văn Niên vừa được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai Ông Hồ Văn Niên vừa được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai
Trong khi đó, ông Võ Ngọc Thành cũng tái đắc cử Chủ tịch UBND tỉnh này.
CLB thổ cẩm của chị em phụ nữ Ia Mơ Nông

Người dân tại xã Ia Mơ Nông tham gia câu lạc bộ thổ cẩm.

Khởi nguồn từ gian khó

Về làng Kép (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) những ngày này, nhiều người sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh các bà, các cô, các chị say mê với khung cửi để dệt ra những tấm vải thổ cẩm hoa văn bắt mắt. Họ đều là thành viên của Câu lạc bộ dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng Ia Mơ Nông.

Thổ cẩm của làng sau một thời gian dài dường như đã “ngủ quên” sau ngọn nương, con rẫy nhiều năm qua, vì người làng bỏ quên, vì chẳng còn mấy người thích, vì nhiều lý do khác nữa. Thế nhưng, vẫn có những bàn tay tài hoa đang ngày ngày âm thầm đánh thức khung cửi truyền thống của dân tộc mình, giữ màu cho nghề dệt truyền thống của người Jrai trên mảnh đất này. Bà Rơ Châm Mir (69 tuổi) vừa ngồi bên khung cửi, vừa hướng dẫn cho mấy đứa trẻ Jrai về thổ cẩm của làng mình, thi thoảng lại xoa đầu từng đứa như tâm đắc với nghề dệt thổ cẩm của làng.

Người làng Kép 2 này, và cả những làng xung quanh nữa chẳng ai nhớ nghề dệt thổ cẩm này có từ khi nào. Như bà Rơ Châm Mir cũng vậy, chỉ biết từ khi còn nhỏ xíu bà đã thấy các bà, các mẹ, các dì dệt vải ở mọi lúc, mọi nơi… Rồi bà cũng lần mò, cũng được các bà các dì dạy cho từng đường mũi, từng nét hoa văn, từng cách bện chỉ xe sợi. Rồi những tấm thổ cầm cứ thế lần lượt hoàn thành qua tay bà, đưa tới những người làng sử dụng.

CLB thổ cẩm của chị em phụ nữ Ia Mơ Nông
Nghề dệt thổ cẩm của người Jrai tại Ia Mơ Nông đã khởi sắc.

Bà Rơ Châm Mir bảo, theo thời gian và những biến thiên của lịch sử, nghề dệt thổ cẩm của bà con nơi đây đã bị mai một rất nhiều. Nhiều khung cửi ngày xưa đã bị hư hỏng, hay được bà con cất giữ lâu ngày mối một không dùng được nữa. Trong khi đó nguồn nguyên liệu đặc trưng để dệt thổ cẩm của người Jrai bây giờ không còn nữa. Ngày xưa, để có tấm thổ cẩm, đồng bào phải tận dụng bãi bồi ven sông, trồng cây vải lấy bông se sợi, rồi vào núi tìm rễ cây nhiều màu về nhuộm vải. Còn bây giờ, cây bông vải đã nhường chỗ cho một số loại cây kinh tế như mì, bắp, đậu, mía nên bà con muốn dệt vải phải mua chỉ sợi, không hợp với thổ cẩm truyền thống nữa, điều đó khiến nhiều người muốn dệt cũng khó tìm nguyên liệu.

Nghề dệt của làng có được như ngày hôm nay, đó là nhờ vào sự góp sức của bà con trong buôn, nhưng người khởi xướng lại là một người phụ nữ từ nơi khác đến. Đó là chị H’uyên Niê – Phó Chủ tịch Hội phụ nữ xã Ia Mơ Nông. chị H’uyên Niê vốn không phải là người làng Kép, không phải là người Jrai của làng. Chị ở bên Đăk Lăk, nhưng những ngày theo học tại trường ĐH Văn hóa Nghệ thuật quân đội tại Hà Nội, chị gặp và kết duyên cũng với một người con của làng, cũng là một bác sỹ. Sau khi học xong, chị H’uyên Niê tham gia vào Đoàn Ca múa nhạc Đam San ở TP Pleiku. Nhưng rồi, chị theo chồng về làng và sau đó hoạt động phấn đấu để giữ chức Phó Chủ tịch Hội phụ nữ xã Ia Mơ Nông.

CLB thổ cẩm của chị em phụ nữ Ia Mơ Nông
Nhiều người cũng học nghề dệt để có thể cải thiện kinh tế gia đình.

Mang thổ cẩm vào du lịch cộng đồng

Từ ngày làm công tác phụ nữ, chị H’uyên Niê đi các buôn làng nơi đây, thấy nghề dệt của làng vẫn còn, vẫn có nhiều người tranh thủ lúc nông nhàn để làm. Nhưng vì không có đầu ra, lại thiếu sự liên kết nên sản phẩm chỉ để sử dụng chứ không đưa ra thị trường được. Quá trình đô thị hóa, nhiều ngành nghề mới ra đời, nhiều sản phẩm dệt may công nghiệp phổ biến với mọi người dân, trong đó có đồng bào Jrai, thì hình ảnh những người phụ nữ dệt vải thổ cẩm cũng vắng dần. Nhìn thấy nguy cơ mai một nghề truyền thống, nét văn hóa của dân tộc, cuối năm 2018, chị H’uyên Niê và một số phụ nữ trong xã đã cùng nhau vận động những phụ nữ biết dệt vải để thành lập Câu lạc bộ dệt thổ cẩm.

Câu lạc bộ đã đến từng nhà vận động bà con tham gia để cùng nhau khôi phục và giữ nghề truyền thống của dân tộc gắn với du lịch cộng đồng tại xã Ia Mơ Nông. Chị H’uyên Niê chia sẻ: “Ở Làng Kép 2 này vẫn còn một số người phụ nữ đêm ngày cặm cụi bên khung dệt. Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào vẫn còn ở làng này, cứ từ mờ sáng là những người phụ nữ, con gái trở dậy ngồi bên khung cửi dệt thổ cẩm. Mình muốn làm một điều gì đó cho địa phương, để những người phụ nữ trong làng làm sản phẩm ra để bán được, nên mình đã đề xuất ý tưởng thành lập câu lạc bộ thổ cẩm, hỗ trợ cho bà con!”. Đề xuất của chị H’uyên Niê đã nhanh chóng được chính quyền các cấp đồng ý, tạo điều kiện để hoạt động.

CLB thổ cẩm của chị em phụ nữ Ia Mơ Nông

Những sản phẩm thổ cẩm của địa phương được giới thiệu.

Sau gần 2 năm thành lập, đến nay câu lạc bộ đã có hơn 30 người đăng ký tham gia với thành viên tuổi từ 19 đến 60. Như chị H’hoan, hơn 30 năm gắn bó với nghề dệt thổ cẩm dường như đã trở thành một thói quen của chị H’hoan ở làng này, ngày nào không đụng đến khung cửi là chị cảm thấy như thiếu một thứ gì đó. Những tấm thổ cẩm làm áo choàng, khố, túi xách, váy được chị dệt một cách cẩn thận, tỉ mỉ đến từng họa tiết. Sản phẩm chị H’hoan làm ra ngoài việc để phục vụ trong gia đình, chị còn dệt bán cho những ai có nhu cầu mua để có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống gia đình.

Vì thổ cẩm là mặt hàng rất khó để tiêu thụ, nên nhiều người trong làng khi dệt xong một tấm thổ cẩm phải dùng đôi chân của mình đưa thổ cẩm tới từng bản làng để bán. Ban ngày mọi người đi làm nên phải đi bán vào buổi tối, trời sáng mới trở về nhà, vất vả vô cùng. Chị H’uyên Niê, hạn chế của sản phẩm thổ cẩm truyền thống đó là khâu thương mại hóa – tiêu thụ sản phẩm đã dệt. Một phần là vì giá thành sản phẩm khá cao do dệt thủ công hoàn toàn, mỗi tấm vải khổ lớn với hoa văn phức tạp có thể mất tới 1 tháng để hoàn thành, có giá bán ra 1,5 triệu đồng/tấm. Trước những khó khăn, những thành viên trong câu lạc bộ cùng chính quyền các cấp đã đưa ra ý tưởng khôi phục nghề dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng, đồng thời giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện như mạng xã hội, sàn thương mại điện tử để sản phẩm dễ đến tay người tiêu dùng hơn. Khi du khách đến đây, chúng tôi sẽ giúp du khách trải nghiệm việc dệt thổ cẩm để biết thêm về truyền thống của phụ nữ Jrai. Bên cạnh đó, chúng tôi làm ra những sản phẩm lưu niệm du lịch nhỏ gọn bằng thổ cẩm như túi, mũ, ví cầm tay, giỏ, đồ trang sức…

Vừa luôn tay luồn chỉ sợi vào khung cửi, bà Rơ Châm Mir vui mừng cho biết: “Hồi ấy mới dệt trở lại, để bán được một tấm thổ cẩm thì cái chân phải đi nhiều nhưng mình vui vì nhiều đồng bào mình vẫn còn yêu thổ cẩm lắm. Họ còn thích mặc đồ truyền thống của dân tộc nhất là khi lên rừng lên rẫy hay đến mùa lễ hội. Bán thổ cẩm cũng có tiền nên mình mua được nhiều bò và nhiều heo nhờ thổ cẩm đấy. Yàng cho mình cái chân khỏe, cái tay khéo và cái bụng tốt nên mới dệt đẹp và đưa thổ cẩm làng mình đi khắp nơi, cái bụng mình lúc nào cũng chỉ có thổ cẩm thôi. Nhưng người làng khác cũng thích thổ cẩm lắm đấy!”.

CLB thổ cẩm của chị em phụ nữ Ia Mơ Nông

Câu lạc bộ phụ nữ Jrai không rác thải nhựa cũng được thành lập mới đây.

Chia sẻ với PV, chị H’uyên Niê cho biết, trong năm 2021, câu lạc bộ thổ cẩm sẽ vận động các thành viên, người dân trồng bông lấy sợi, để sợi tơ mềm mại có độ đàn hồi chịu nhiệt tốt để thổ cẩm đúng chất hơn. Cùng với đó, sẽ kiến nghị chính quyền địa phương sẽ xây dựng một không gian trưng bày sản phẩm, dệt những sản phẩm lưu niệm để đưa đi giới thiệu tại các trung tâm thương mại, các kênh xúc tiến thương mại và tạo ra sản phẩm du lịch mới. Ðồng thời, kết hợp du lịch trải nghiệm dệt thổ cẩm, vừa gìn giữ văn hóa truyền thống, vừa phát triển kinh tế”.

Không chỉ thành lập câu lạc bộ thổ cẩm, chị H'Uyên cùng chính quyền địa phương còn vận động và thành lập câu lạc bộ phụ nữ “nói không với rác thải nhựa”, để thay đổi thói quen sử dụng các loại rác thải nhựa trong đời sống. Chưa hết, sắp tới địa phương cũng sẽ ra mắt CLB đan lát gồm 6 thành viên nhằm duy trì nghề truyền thống với các mặt hàng như gùi, giỏ, các loại đồ lưu niệm. Nếu có thể, về lâu dài địa phương cũng sẽ phát triển các loại hình Homestay để du khách có nơi nghỉ qua đêm, tìm hiểu thêm về văn hóa bản địa đặc sắc ở vùng đất này.

Đà Nẵng – Quảng Nam lên kế hoạch đón người dân gặp khó khăn trong dịch bệnh tại TPHCM trở về Đà Nẵng – Quảng Nam lên kế hoạch đón người dân gặp khó khăn trong dịch bệnh tại TPHCM trở về
Lãnh đạo Đà Nẵng và Quảng Nam đã quyết định chi hàng chục tỉ đồng để giúp người dân gặp khó khăn ở TP HCM. Ngoài ra, các địa phương này cũng vận động nguồn kinh phí xã hội hóa để giúp bà con vượt qua đại dịch.
Thu mua đồ cũ 'hốt bạc' trong mùa dịch ở Đà Nẵng Thu mua đồ cũ 'hốt bạc' trong mùa dịch ở Đà Nẵng
Đà Nẵng thời gian gầy đây phát triển mạnh những cơ sở thu mua đồ đã qua sử dụng, đồ thanh lý của những nhà hàng quán ăn, văn phòng… để bán lại.
Phát hiện thêm ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, Đà Nẵng hạn chế thêm hoạt động Phát hiện thêm ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, Đà Nẵng hạn chế thêm hoạt động
Từ 12h ngày 15/7, TP Đà Nẵng sẽ tạm dừng hoạt động các nhà hàng, cửa hàng, quán ăn, uống, dừng hoạt động tắm biển, các hoạt động thể thao trong nhà và ngoài trời.
Tiêu Dao
Nguồn:

Tin bài liên quan

Trao tặng 400 suất quà cho đồng bào dân tộc thiểu số ở 3 xã của Gia Lai

Trao tặng 400 suất quà cho đồng bào dân tộc thiểu số ở 3 xã của Gia Lai

Ngày 27 và 28/7, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai phối hợp với các nhà thiện nguyện cùng chính quyền địa phương các xã Chư Don, xã Ia Le (huyện Chư Pưh) và xã Ia O (huyện Ia Grai) tổ chức chương trình tặng quà cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, người già bệnh tật neo đơn, bệnh nhân phong và người khuyết tật tại 3 xã này.
Đưa thổ cẩm Xí Thoại tới gần hơn với người dân Thủ đô

Đưa thổ cẩm Xí Thoại tới gần hơn với người dân Thủ đô

Với nguồn hỗ trợ từ Dự án “Nâng cao thu nhập và điều kiện làm việc cho phụ nữ dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn” do MCNV thực hiện, nghề dệt thổ cẩm tại thôn Xí Thoại đã và đang được bảo tồn và phát huy, thông qua các hoạt động truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ, đầu tư vào trang thiết bị, marketing, quảng bá sản phẩm.
Gia Lai có nhiều đóng góp cho quan hệ hữu nghị Lào - Việt Nam

Gia Lai có nhiều đóng góp cho quan hệ hữu nghị Lào - Việt Nam

Đây là ghi nhận của bà Khăm-Phâu Ân-Thạ-Văn, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHDCND Lào tại Việt Nam tại buổi chào xã giao lãnh đạo tỉnh Gia Lai vào ngày 15/12 nhân dịp sang nhận nhiệm kỳ mới tại Việt Nam.

Các tin bài khác

Người giữ lửa nghề tương ở Đường Lâm

Người giữ lửa nghề tương ở Đường Lâm

Gần trọn cuộc đời, ông Hà Hữu Thể (ở thôn Mông Phụ, làng cổ Đường Lâm, huyện Sơn Tây, Hà Nội) đã gắn bó với công việc làm tương. Với ông, làm tương không chỉ là một nghề mưu sinh mà còn là cách giữ gìn hồn quê, truyền thống văn hóa của cha ông.
Nghề chế tác đầu lân, sư rồng: cùng mùa xuân, đem niềm vui đi khắp muôn nơi

Nghề chế tác đầu lân, sư rồng: cùng mùa xuân, đem niềm vui đi khắp muôn nơi

Những ngày Giáp Tết Ất Tỵ 2025, căn nhà của ông Trần Anh Phong (ở phố Hai Bà Trưng, thành phố Nam Định) càng trở nên tấp nập, rộn rã. Mỗi người một việc, nhưng tất cả đều tỉ mỉ, trau chuốt cho từng công đoạn để hoàn thành việc chế tác đầu lân, sư, rồng phục vụ cho những ngày lễ, Tết.
Giới thiệu khoảng 200 cổ vật, tranh dân gian quý về tín ngưỡng thờ cúng của người Việt

Giới thiệu khoảng 200 cổ vật, tranh dân gian quý về tín ngưỡng thờ cúng của người Việt

Triển lãm "Riêng một con đường" của nhà sưu tầm Phạm Đức Sĩ trưng bày khoảng 220 hiện vật quý giá, gồm đồ đá, đồ gốm cổ và tranh thờ miền núi, thể hiện bức tranh đa dạng về lịch sử và văn hóa Việt Nam từ thời tiền sử đến thời Hán Việt.
Tôn vinh 200 bức ảnh tái hiện “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”

Tôn vinh 200 bức ảnh tái hiện “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”

Mới đây, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (số 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.

Đọc nhiều

PGS.TS Nguyễn Xuân Diện: Người gieo mầm tiếng Việt ở Trùng Khánh

PGS.TS Nguyễn Xuân Diện: Người gieo mầm tiếng Việt ở Trùng Khánh

Suốt 16 năm qua, PGS.TS Nguyễn Xuân Diện đã gắn bó với công việc giảng dạy tiếng Việt tại Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên, thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc. Thầy là giảng viên người Việt đầu tiên của trường, đồng thời cũng là một trong những người đặt nền móng xây dựng khoa tiếng Việt tại đây.
Đồng bào Khmer - thành phần quan trọng trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam

Đồng bào Khmer - thành phần quan trọng trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam

Ông Đào Ngọc Dung, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo nhấn mạnh như trên trong chuyến thăm, tặng quà các tổ chức, cá nhân là người dân tộc Khmer tiêu biểu, hộ nghèo và chức sắc cao cấp Phật giáo Nam tông Khmer nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer, diễn ra ngày 8/4 tại thành phố Cần Thơ.
Vĩnh biệt Marcel Winter - Người bạn Séc dành cả cuộc đời cho Việt Nam

Vĩnh biệt Marcel Winter - Người bạn Séc dành cả cuộc đời cho Việt Nam

Ngày 8/4, Liên hiệp hội người Việt Nam tại Cộng hòa Séc thông báo: ông Marcel Winter, nguyên Chủ tịch Hội hữu nghị Séc - Việt, đã từ trần vào ngày 5/4 sau thời gian lâm bệnh nặng, hưởng thọ 77 tuổi. Sự ra đi của ông là mất mát lớn đối với cộng đồng người Việt tại Séc và những người yêu mến tình hữu nghị hai nước.
50 năm Thống nhất đất nước: Niềm hy vọng cho các nhà cách mạng trên thế giới

50 năm Thống nhất đất nước: Niềm hy vọng cho các nhà cách mạng trên thế giới

Chủ tịch Hội hữu nghị Chile-Việt Nam Abarzúa nhấn mạnh, Việt Nam không chỉ giành được độc lập và thống nhất đất nước mà còn chứng minh cho thế giới thấy tầm quan trọng của tinh thần đoàn kết toàn dân.
Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 diễn ra từ ngày 16 - 17/4

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 diễn ra từ ngày 16 - 17/4

Ngày 9/4 tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt báo chí thông tin về Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9. Theo thông tin tại cuộc gặp, hoạt động sẽ diễn ra từ ngày 16 - 17/4 tại tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Vùng 5 Hải quân tuyên dương quân nhân chuyên nghiệp tiêu biểu xuất sắc

Vùng 5 Hải quân tuyên dương quân nhân chuyên nghiệp tiêu biểu xuất sắc

Ngày 9/4, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức gặp mặt quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) tiêu biểu xuất sắc giai đoạn 2022 - 2025.
Thêm 300 hộ nghèo ở khu vực biên giới có nhà ở mới

Thêm 300 hộ nghèo ở khu vực biên giới có nhà ở mới

Chiều 8/4, tại huyện biên giới Nậm Pồ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo các bản giáp biên giới tại 4 huyện: Điện Biên, Mường Chà, Mường Nhé, Nậm Pồ.
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
11 nuoc co quan he doi tac chien luoc toan dien voi viet nam
canh bao gia tang lua dao tren khong gian mang
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ
Thời tiết hôm nay (5/4): Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường

Thời tiết hôm nay (5/4): Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 5/4, không khí lạnh tăng cường về miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, lệch đông, chủ yếu gây mưa, trời chỉ lạnh về đêm.
Ồ ạt bán ra, giá vàng thế giới rơi thẳng đứng

Ồ ạt bán ra, giá vàng thế giới rơi thẳng đứng

Giá vàng thế giới mất đi khoảng 3% khi các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác, khi cuộc chiến thương mại leo thang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
Những loại giấy tờ cần thiết khi du lịch Nhật Bản

Những loại giấy tờ cần thiết khi du lịch Nhật Bản

Bên cạnh checklist những điểm tham quan hấp dẫn hay những món ăn “phải thử”, du khách đừng quên mang theo đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết cho chuyến đi.
Từ nay đến tháng 9: sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm

Từ nay đến tháng 9: sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm

Từ nay đến tháng 9/2025, dự báo trên phạm vi cả nước sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như nắng nóng, mưa lớn và dông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt, sức khỏe cộng đồng.
Những điểm đến ưa chuộng trong kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Những điểm đến ưa chuộng trong kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Kỳ nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 dù ngắn nhưng vẫn là dịp lý tưởng để du khách tận hưởng những chuyến đi đầy trải nghiệm, mang lại giá trị ý nghĩa, kết hợp giữa nghỉ dưỡng và khám phá văn hóa.
Vé máy bay cao điểm dịp lễ 30/4 - 1/5: Những thông tin cần biết và cách săn vé hợp lý

Vé máy bay cao điểm dịp lễ 30/4 - 1/5: Những thông tin cần biết và cách săn vé hợp lý

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không tăng mạnh. Các hãng hàng không đã lên kế hoạch tăng cường chuyến bay đến nhiều điểm du lịch.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

Phiên bản di động