Trang chủ Bờ cõi biển đảo Nhịp sống biển đảo
21:34 | 18/11/2020 GMT+7

Chuyện về cô giáo 2 lần viết đơn tình nguyện ra đảo Cô Tô

aa
Đó là câu chuyện về cô giáo mầm non Ngần Thị Minh, hiện có 8 năm tình nguyện dạy học ở huyện đảo Cô Tô, nơi đầu sóng, ngọn gió.
Lan tỏa tình yêu biển, đảo của Tổ quốc Lan tỏa tình yêu biển, đảo của Tổ quốc
Tuyên truyền pháp luật về biển đảo và tặng cờ Tổ quốc cho 200 tàu cá Tuyên truyền pháp luật về biển đảo và tặng cờ Tổ quốc cho 200 tàu cá
Chuyện về cô giáo 2 lần viết đơn tình nguyện ra đảo Cô Tô
Cô giáo Ngần Thị Minh (bên phải) cùng các học trò Trường Mầm non Đồng Tiến (huyện Cô Tô).

Tốt nghiệp loại giỏi, tình nguyện ra đảo dạy học

Là người dân tộc Dao, sinh ra và lớn lên tại xã Song Khủa (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La), cô Ngần Thị Minh hiện là giáo viên Trường Mầm non Đồng Tiến (huyện Cô Tô) đã có 11 năm gắn bó với Quảng Ninh, trong đó có 8 năm tại nơi "đầu sóng ngọn gió" Cô Tô.

Tốt nghiệp bằng giỏi Trường CĐ Sư phạm Quảng Ninh (nay là Trường Đại học Hạ Long) năm 2012, Ngần Thị Minh quyết định viết đơn tình nguyện xin ra huyện đảo Cô Tô dạy học. Cô Tô khi ấy còn chưa có điện lưới quốc gia (ngày 16/10/2013 Cô Tô chính thức có điện lưới), hành trình ra đảo phải mất 1,5 giờ đồng hồ chạy tàu cao tốc, việc cấm tàu xảy ra thường xuyên mỗi khi có bão hay sóng lớn. Việc di chuyển giữa các đảo cũng không mấy thuận lợi.

Minh tâm sự: “Từ khi còn ngồi trên giảng đường tôi đã dành nhiều thời gian tìm hiểu về vùng đất và con người Quảng Ninh. Tôi viết đơn xin ra đảo vì tôi thấy ở đây, học sinh thiệt thòi quá nhiều, trong khi giáo viên lại luôn thiếu. Tôi muốn đem đến cho các em những kiến thức, những phương pháp học mới, giúp các em không bị khoảng cách quá xa xôi trong học tập so với học sinh ở đất liền...”.

Chuyện về cô giáo 2 lần viết đơn tình nguyện ra đảo Cô Tô
Ngày 20/11/2019 tràn ngập niềm vui của cô và trò Trường Mầm non Thanh Lân.

Được phân công về Trường Mầm non Thanh Lân (huyện Cô Tô), mặc dù đi lại khó khăn, qua 2 lần tàu di chuyển từ đất liền mới đến được đảo, cô giáo có nước da bánh mật, khuôn mặt luôn nở nụ cười và giọng nói ấm áp Ngần Thị Minh cũng không một chút nản lòng.

Sinh ra ở miền núi, học cao đẳng ở TP Uông Bí, bắt đầu sự nghiệp của mình ở đảo tiền tiêu của Tổ quốc, những ngày đầu mọi thứ đều xa lạ đối với cô giáo Minh. Quá nhiều thiếu thốn vì không có điện lưới (xã Thanh Lân chính thức được hòa điện lưới quốc gia ngày 19/12/2013), nhưng chính ánh mắt thơ ngây, tiếng gọi “mẹ” trong trẻo của các học sinh đã giúp cô vượt qua tất cả những khó khăn, quyết tâm thực hiện nguyện vọng của bản thân.

Thanh Lân lúc bấy giờ dù là xã đảo xa xôi nhất của huyện Cô Tô, không có điện lưới, nhưng điều kiện kinh tế của bà con không đến nỗi quá khó khăn, người dân đi biển, làm nghề chế biến sứa… Tuy nhiên, so với đất liền, trẻ em ở đây thiệt thòi nhiều, chỉ riêng mua sắm các trang thiết bị, đồ dùng học tập đã không dễ dàng. Bởi thế, mỗi khi có dịp vào đất liền, cô giáo Minh lại bỏ tiền túi tìm mua thêm đồ dùng học tập, các chất liệu, rồi mày mò tự làm đồ dùng, đồ chơi cho học sinh. Vì vậy, lớp học của cô luôn đầy đủ, vui vẻ, tràn ngập tình yêu thương.

Thêm một lần viết đơn tình nguyện ra đảo Trần

Ở tuổi 33, độc thân, cuộc sống học tập, công tác của cô giáo Ngần Thị Minh là những chuỗi ngày tình nguyện không ngừng nghỉ. Những nơi cô đến lần sau thường khó khăn hơn những lần đầu.

6 năm sinh sống và dạy học ở đảo Thanh Lân không những không khiến cô giáo Minh thấy vất vả mà xin về đất liền, ngược lại năm 2018, một lần nữa cô tình nguyện viết đơn xin ra công tác ở đảo Trần (huyện Cô Tô), được ví như "Trường Sa ở Đông Bắc", mặc dù biết cuộc sống ở đây khó khăn, thiếu thốn hơn nhiều so với đảo Thanh Lân.

Năm 2016, Trường Phổ thông Liên cấp đảo Trần được xây dựng kiên cố với 6 phòng học. Theo quy định của Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT huyện Cô Tô, do điều kiện tại đảo Trần quá khó khăn, ít học sinh, là lớp ghép, hệ liên cấp, nên các giáo viên Trường Mầm non Thanh Lân và Trường Tiểu học Thanh Lân được phân công thực hiện nghĩa vụ dạy học tại đảo Trần theo hình thức luân phiên.

Thông thường, mỗi giáo viên chỉ đi công tác, thực hiện nghĩa vụ 1 kỳ học (4,5 tháng). Tuy nhiên, sau khi viết đơn tình nguyện và được chấp thuận, từ khi đến đảo Trần, trải qua những ngày đầu làm quen, chính sự gần gũi của cuộc sống và con người nơi đây đã níu kéo "bước chân không mỏi" của cô giáo Ngần Thị Minh. Không những xin ở lại thêm 1 kỳ học, sau 1 năm công tác, cô giáo Minh một lần nữa viết đơn tình nguyện ở lại thêm 1 năm học.

Kết thúc năm học 2019-2020, cô giáo Minh được điều động về Trường Mầm non Đồng Tiến (đảo Cô Tô lớn), kết thúc 2 năm gắn bó với đảo Trần.

Ông Nguyễn Khánh Bình, Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Cô Tô, nhận xét: Cô giáo Ngần Thị Minh đã có 2 năm công tác và hiện là giáo viên duy nhất tình nguyện đi nghĩa vụ lâu nhất tại đảo Trần. Việc di chuyển từ đất liền ra đảo Trần rất khó khăn, không có phương tiện vận chuyển dịch vụ cố định, cuộc sống sinh hoạt ở đảo vô vàn thiếu thốn, nhưng các thầy cô giáo không hề nản chí, vẫn luôn một lòng vì học trò. Đó là điều chúng tôi hết sức ghi nhận và thực sự cảm ơn sự chung tay, đồng lòng của các thầy, cô giáo đối với giáo dục Cô Tô.

Chuyện về cô giáo 2 lần viết đơn tình nguyện ra đảo Cô Tô
Cô giáo Ngần Thị Minh cùng học trò tại Cột cờ Tổ quốc đảo Trần.

"Khi có cơ hội, nhất định tôi sẽ trở lại"

Với cô giáo Minh, những năm ở đảo Trần là kỷ niệm đẹp không thể quên. "Ở đó, thiên nhiên gần như giữ nguyên được vẻ hoang sơ vốn có. Con người vô cùng thân thiện, gần gũi. Những tháng ngày ở đó, tôi được phụ huynh học sinh và các CBCS quân đội đóng quân trên đảo giúp đỡ rất nhiều, nên không cảm thấy xa lạ. Đối với tôi, đảo Trần là cả một bầu trời lưu luyến, khi có cơ hội, nhất định tôi sẽ trở lại" - cô giáo Minh tâm sự.

Những ngày đầu đặt chân đến đảo Trần, cô giáo Minh đã luôn tự động viên bản thân "Trong gian khổ, thiếu thốn của đảo xa, càng cần phải cố gắng, cố gắng nhiều hơn nữa, bởi các con đã quá thiệt thòi, nếu giáo viên nản nữa thì các con sẽ không thể tiếp cận được với những nét mới của giáo dục hiện đại". Vì thế, cô luôn cố gắng đem hết kỹ năng nghề nghiệp, tình yêu thương của mình dành cho trẻ.

Bởi chưa có điện lưới, những tiết học thông minh, phương pháp dạy học mới, dù rất muốn nhưng cô giáo Minh chưa thể đem đến cho học sinh, là điều cô ngày đêm trăn trở. "Ngày ngày, tranh thủ, tận dụng từng lúc có điện, tôi sạc đầy pin máy tính, điện thoại, sạc dự phòng, rồi cho các con tiếp cận dần với những tiết học thông minh. Tôi nghĩ, chỉ bấy nhiêu thôi đã phần nào giúp các con không bị quá lạc hậu so với các bạn cùng trang lứa ở đất liền".

Ở đảo có rất ít dân, Trường chưa đến 10 học sinh nhưng rất ham học. Sống cùng trong khu tái định cư, mỗi sáng cô giáo Minh đi một vòng quanh khu để đón học sinh đến trường, buổi trưa lại một vòng đưa học sinh trở lại nhà. Khi phụ huynh học sinh đi biển, nếu trước kia thường đưa con cùng lênh đênh sóng nước, nhưng từ khi có các cô giáo, đều yên tâm đem con đến gửi cô, nhờ cô trông.

Thậm chí, kể cả thứ 7, chủ nhật, mặc dù được nghỉ học, bố mẹ không vắng nhà, nhưng các em vẫn muốn đi học, cô giáo lại tiếp tục làm cô trông trẻ, không có ngày nghỉ. Chẳng thế mà dù đã chuyển công tác, phụ huynh học sinh vẫn nhiều lần gọi điện hỏi thăm cô.

Cô giáo Minh xúc động nói: "Tôi cảm thấy mình may mắn vì nhận được nhiều tình cảm yêu mến của phụ huynh và trẻ, còn cả sự trân trọng của CBCS quân đội đóng trên địa bàn dành cho các thầy cô ở đảo. Đó là những tình cảm tôi sẽ luôn mang theo trong suốt cuộc đời mình".

Cô giáo Minh chia sẻ: Ở đảo Trần chỉ có 2 giáo viên. Trường có khuôn viên rộng, trẻ mầm non, tiểu học đều bé, nên những công việc như dọn vệ sinh, trang trí khánh tiết… đều phải nhờ đến các đồng chí bộ đội, vì phụ huynh thường đi làm xa. Các anh thường chủ động hỏi han, quan tâm giúp đỡ, chưa cần mình ngỏ lời. Tôi cảm thấy đó là sự ưu ái quá lớn dành cho chúng tôi.

Đảo Trần được hòa lưới điện quốc gia ngày 2/9/2020 cũng là ngày cô giáo Minh nhận quyết định rời đảo, về Trường Mầm non Đồng Tiến nhận công tác. Mặc dù không được cùng học sinh ở đây dự lễ khai giảng năm học mới, nhưng nghĩ về những tháng ngày tiếp theo, cô giáo Minh luôn cảm thấy mừng cho học sinh, cho quân và dân đảo Trần.

"Năm 2019, do đúng những ngày có gió to, sóng lớn, bị cấm tàu, nên lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện không thể tham dự lễ khai giảng cùng thầy và trò đảo Trần. Năm học này, đảo có điện lưới, cộng thêm sự quan tâm hơn nữa của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tôi tin rằng các con sẽ có một năm học nhiều thành công; quân và dân luôn kiên cường bám trụ để xây dựng đảo Trần ngày một phát triển" - cô giáo Minh chia sẻ.

Chuyện về cô giáo 2 lần viết đơn tình nguyện ra đảo Cô Tô
Bộ đội đảo Trần cùng cô giáo trồng cây tại trường học.

Bà Nguyễn Thị Nga, Hiệu trưởng Trường Mầm non Đồng Tiến, cho biết: Mặc dù nhà trường không nằm trong diện phải phân công giáo viên đi nghĩa vụ luân phiên như Trường Mầm non Thanh Lân, nhưng tinh thần tình nguyện, hết mình vì học trò vùng đảo của cô giáo Ngần Thị Minh đã lan tỏa thông điệp về tình yêu thương, sẵn lòng hy sinh của những người làm nghề "trồng người" vì tương lai của thế hệ trẻ.

Tháng 12/2019, cô giáo Minh vinh dự được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục mầm non năm học 2017-2018 và 2018-2019. Đó là phần thưởng, sự động viên rất lớn đối với cô giáo đã hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình cho giáo dục mầm non ở huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.

Trên trận địa “canh trời” của lính đảo Cô Tô Trên trận địa “canh trời” của lính đảo Cô Tô

“Khẩu đội sục sạo từ 32 về 34” … “Sục sạo đường bay 3, vật chuẩn 41”… khẩu lệnh của Trung đội trưởng liên tiếp ...

Dân bức xúc, du khách ngạc nhiên khi vé tàu ra đảo Cô Tô tăng cao Dân bức xúc, du khách ngạc nhiên khi vé tàu ra đảo Cô Tô tăng cao

Những ngày qua, giá vé vận chuyển hành khách tuyến Vân Đồn – Cô Tô đột nhiên tăng từ 200.000 đồng/vé lên 250.000 đồng/vé, khiến ...

Choáng ngợp trước vẻ đẹp “hút hồn” của Cô Tô Choáng ngợp trước vẻ đẹp “hút hồn” của Cô Tô

Nắng vàng, cát trắng, biển xanh khiến con người hoạt bát, năng nổ hơn bao giờ hết, tại Cô Tô du khách có thể thoải ...

Hằng Ngần
Nguồn: baoquangninh.com.vn

Tin bài liên quan

Quảng Ninh: 10 ngư dân gặp nạn trên biển được cứu hộ thành công

Quảng Ninh: 10 ngư dân gặp nạn trên biển được cứu hộ thành công

Trận dông lốc xảy ra đêm 20/4 đến rạng sáng 21/4 trên địa bàn huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) đã khiến gần chục phương tiện bị đánh đắm. 10 ngư dân gặp nạn được cứu hộ thành công.
Khuyến khích du khách không mang rác thải nhựa ra huyện đảo Cô Tô

Khuyến khích du khách không mang rác thải nhựa ra huyện đảo Cô Tô

Để đảm bảo môi trường gắn với phát triển du lịch xanh và bền vững, UBND huyện Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) đề nghị các công ty lữ hành, các hãng tàu vận tải, chủ các cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch quan tâm thông tin, khuyến nghị tất cả du khách không mang túi nylon ra đảo Cô Tô (Quảng Ninh).
Thăm quan Cô Tô chỉ bằng 1 thao tác quét mã QR code

Thăm quan Cô Tô chỉ bằng 1 thao tác quét mã QR code

Du khách trong nước và quốc tế chỉ cần một thao tác quét mã QR code trên Smartphone hoặc truy cập địa chỉ https://cototourism.vn sẽ được cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích về Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là bước đột phá trong công tác quản lý Khu di tích nhằm nâng cao trải nghiệm cho du khách.

Các tin bài khác

Tặng quà, khám sức khỏe và cấp thuốc cho ngư dân tỉnh Bình Thuận

Tặng quà, khám sức khỏe và cấp thuốc cho ngư dân tỉnh Bình Thuận

Sáng 28/8, tại thị trấn Phan Rí Cửa (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận), Vùng 4 Hải quân phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, chính quyền địa phương tổ chức Chương trình Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển.
Vùng 3 Hải quân tiếp nhận ngư dân gặp nạn ở Hoàng Sa

Vùng 3 Hải quân tiếp nhận ngư dân gặp nạn ở Hoàng Sa

Sáng 24/8, tại vùng biển Hoàng Sa, Tàu Hải cảnh 4110 của Hải quân Trung Quốc đã bàn giao hai ngư dân bị nạn cho Tàu 952, Hải đội 311, Lữ đoàn 161, Vùng 3 Hải quân Việt Nam.
Lữ đoàn 127 bế mạc Hội thi tàu chính quy mẫu mực, Hội thao huấn luyện tàu năm 2024

Lữ đoàn 127 bế mạc Hội thi tàu chính quy mẫu mực, Hội thao huấn luyện tàu năm 2024

Chiều 23/8, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Lữ đoàn 127, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức bế mạc Hội thi tàu chính quy mẫu mực, Hội thao huấn luyện tàu năm 2024. Đại tá Trịnh Xuân Tùng, Tư lệnh Vùng dự và chỉ đạo.
Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân Ninh Thuận vươn khơi, bám biển

Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân Ninh Thuận vươn khơi, bám biển

Sáng 18/8, tại tỉnh Ninh Thuận, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, chính quyền địa phương tổ chức Chương trình Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển.

Đọc nhiều

Ngày hội văn hóa hữu nghị "Sắc màu ASEAN": Sôi động, hấp dẫn, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc

Ngày hội văn hóa hữu nghị "Sắc màu ASEAN": Sôi động, hấp dẫn, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc

Ngày 30/8, tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội văn hóa hữu nghị “Sắc màu ASEAN” do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội (HAUFO) phối hợp với Đại sứ quán Lào tại Việt Nam tổ chức.
Lễ tiễn mùa đông ở Nga: Nơi băng tuyết tan chảy bởi nụ cười và tiếng hát

Lễ tiễn mùa đông ở Nga: Nơi băng tuyết tan chảy bởi nụ cười và tiếng hát

Tiễn mùa đông (Maslenitsa) là một lễ hội truyền thống của người Slavo, đánh dấu sự chuyển giao từ mùa đông sang mùa xuân, thể hiện sự kết nối giữa con người với thiên nhiên. Thưởng thức các món ăn truyền thống, tham gia các trò chơi dân gian và giao lưu với người dân địa phương tại khu rừng gần bến tàu Kalistovo, ngoại ô Moscow đã trở thành ký ức khó quên của sinh viên Việt Nam từng học tại Liên bang Nga.
Những giá trị trường tồn về đoàn kết quốc tế trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Những giá trị trường tồn về đoàn kết quốc tế trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 29/8, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương phối hợp với Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Hội thảo khoa học "55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cơ quan Trung ương (1969-2024)".
Nhiều hoạt động kỷ niệm Quốc khánh Việt Nam 2/9 tại nước ngoài

Nhiều hoạt động kỷ niệm Quốc khánh Việt Nam 2/9 tại nước ngoài

Những ngày qua, Đại sứ quán Việt Nam tại các nước Lào, Campuchia, Cộng hòa Séc đã tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm Quốc khánh Việt Nam 2/9.
Các đơn vị Hải quân tăng cường công tác sẵn sàng chiến đấu dịp Quốc khánh 2/9

Các đơn vị Hải quân tăng cường công tác sẵn sàng chiến đấu dịp Quốc khánh 2/9

Trong dịp lễ Quốc khánh 2/9, các cơ quan, đơn vị Hải quân chủ động xây dựng, luyện tập thuần thục các phương án sẵn sàng chiến đấu; duy trì chế độ trực các cấp, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ trên biển, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống.
Quảng Bình: góp phần xây dựng biên giới Việt - Lào hòa bình, hữu nghị, phát triển

Quảng Bình: góp phần xây dựng biên giới Việt - Lào hòa bình, hữu nghị, phát triển

Trong hai ngày 28-29/8, đoàn đại biểu tỉnh Quảng Bình, đoàn đại biểu hai tỉnh Sạ-vẳn-na-khệt và tỉnh Chăm-pa-sắc (Lào) đã tổ chức các buổi hội đàm để đánh giá tình hình hợp tác trong thời gian qua, thống nhất nội dung hợp tác trong thời gian tới nhằm xây dựng biên giới giữa 3 tỉnh hòa bình, hữu nghị, phát triển.
Tiếp nhận 2 tàu tuần tra do Cơ quan Cảnh sát biển Hàn Quốc viện trợ

Tiếp nhận 2 tàu tuần tra do Cơ quan Cảnh sát biển Hàn Quốc viện trợ

Ngày 29/8/2024, tại cảng Chùa Vẽ, Hải Phòng, Cơ quan Cảnh sát biển Hàn Quốc đã bàn giao 2 tàu tuần tra 110 tấn và 25 tấn cho Bộ Công an Việt Nam.
8 thang nam 2024 khach du lich quoc te den ha noi tang 42
inforgraphics ngay hoi van hoa huu nghi sac mau asean
infographics cac truong hop duoc doi cap lai hoac thu hoi giay phep lai xe tu 112025
inforgraphic nhung dieu can biet ve tro cap huu tri xa hoi
con dao top 4 diem den hoang so tuyet dep chua duoc danh gia dung tam
canh bao tinh trang mao danh ngan hang nha nuoc gui link cap nhat thong tin sinh trac hoc
ghi nhan dong gop cua dai su thuy dien tai viet nam cho quan he huu nghi hai nuoc
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Thời tiết hôm nay (29/8): Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (29/8): Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng trên diện rộng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 29/8, Bắc Bộ trời nắng, có nơi nắng nóng trên 35 độ C. Trung Bộ ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.
Thời tiết hôm nay (25/8): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa dông

Thời tiết hôm nay (25/8): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, ngày 25/8, Hà Nội có mưa rào và dông. Trong cơn dông có thể xuất hiện lốc, sét và gió giật mạnh. Khu vực phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Hướng dẫn thực hiện Quy định chống phá rừng (EUDR) của EU

Hướng dẫn thực hiện Quy định chống phá rừng (EUDR) của EU

EU đang đưa ra các hướng dẫn chi tiết liên quan đến thực thi luật chống phá rừng. Luật sẽ có hiệu lực thực hiện từ 30/12/2024 và áp dụng từ 30/6/2025 cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, Luxembourg và EU đã đưa ra các hướng dẫn thực hiện Quy định chống phá rừng (EUDR) của EU.
Nhiều hoạt động đặc sắc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam dịp nghỉ lễ 2/9

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam dịp nghỉ lễ 2/9

Nhân kỷ niệm Ngày Quốc khánh 2/9, từ ngày 31/8 - 3/9, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn.
Chính sách mới có hiệu lực từ giữa tháng 8/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ giữa tháng 8/2024

Một số Nghị định mới của Chính phủ quy định về tiêu chuẩn xét thăng hạng đối với viên chức ngành tài nguyên và môi trường; ngành hành chính, văn thư... sẽ có hiệu lực từ giữa tháng 8/2024.
Thời tiết hôm nay (21/8): Vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông

Thời tiết hôm nay (21/8): Vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm qua và sáng sớm ngày 21/8, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ đã có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to; khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to cục bộ.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động