Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Thông tin, quảng bá về các hoạt động,
ý nghĩa của Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam
ở nước ngoài.
Chung tay "ươm mầm" tiếng Việt khắp năm châu
Ngoài Đề án “Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2023-2030”; nhiều bộ, ban ngành, tỉnh, thành trên cả nước cũng có các hoạt động để tôn vinh và phát triển tiếng Việt tại các nước.
Người nước ngoài truyền cảm hứng học và lan tỏa ngôn ngữ tiếng Việt
"Đỗ" không phải "Đố", "Quằn quại" không phải "Quan quại"... những khoảnh khắc đáng yêu này xuất hiện trong các video TikTok và YouTube của Liliya Kholodova (Nga). Các video này đã thu hút hàng chục nghìn lượt xem và chia sẻ, trở thành biểu tượng sống động về sự gắn kết văn hóa, lan tỏa tình yêu ngôn ngữ Việt Nam vượt qua biên giới.
Lanny Phetnion: Người nước ngoài đầu tiên đạt danh hiệu Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài
Lanny Phetnion, Giảng viên Khoa tiếng Việt, Đại học Quốc gia Lào xuất sắc đạt danh hiệu Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2024. Đây là người nước ngoài đầu tiên đạt danh hiệu Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài với sứ mệnh quảng bá văn hóa, truyền cảm hứng, tạo động lực trong giảng dạy, học tập và sử dụng tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và trong bạn bè quốc tế.
Tiếng Việt - chiếc neo - níu giữ kiều bào với nguồn cội
Tiếng Việt không chỉ là một phương tiện giao tiếp, mà còn là sợi dây vô hình gắn kết những người con xa xứ với cội nguồn, giúp họ tìm lại ký ức, bản sắc và tình yêu quê hương giữa những thay đổi của cuộc sống.
"Ươm mầm" tiếng Việt từ các trường đại học, trung tâm quốc tế khắp năm châu
Tiếng Việt đang trở thành môn học tại nhiều trường quốc tế. Ngôn ngữ này không chỉ dành cho cộng đồng người Việt năm châu mà còn thu hút sự quan tâm của bạn bè quốc tế, góp phần quảng bá sự giàu đẹp của tiếng Việt và văn hóa Việt Nam ra thế giới.
Kiều bào trẻ và nỗ lực gìn giữ, lan tỏa tiếng Việt
"Tròng trành" hay "chòng chành", đâu mới là cách dùng đúng? "Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay" nghĩa là gì? Những câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng lại gợi mở sự phong phú của ngôn ngữ tiếng Việt. Đây là một trong những chủ đề mà trang Facebook “Tiếng Việt giàu đẹp” do anh Lê Trọng Nghĩa, một kỹ sư phần mềm sống tại Tokyo, Nhật Bản, thường xuyên giải đáp cho cộng đồng người Việt xa quê.
Những Tủ sách tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài
Sau 2 năm triển khai, đã có 6 Tủ sách tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài tại 5 nước và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hungary, Đài Loan (Trung Quốc), Pháp, Séc. Đây là một điểm sáng trong việc lan toả tiếng Việt của Uỷ ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (UBNNVNVNONN) và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN).
Hành trình về nguồn của thế hệ trẻ gốc Việt: khám phá bản sắc qua tiếng mẹ đẻ
Daniel Nguyễn Hoài Tiến sinh ra và lớn lên tại quận Cam (California, Mỹ) trong một gia đình gốc Việt, nhưng anh không có nhiều cơ hội tiếp xúc với tiếng mẹ đẻ khi còn nhỏ. Bước ngoặt đến với Daniel vào thời điểm anh tham gia khóa học tiếng Việt tại Đại học California, San Diego. "Đó là bước ngoặt đầu tiên để tôi khám phá ngôn ngữ của cội nguồn mình", Daniel chia sẻ.
Tiếng Việt và hành trình vươn ra thế giới
Với khoảng 6 triệu người Việt sinh sống tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là cầu nối văn hóa giữa các thế hệ người Việt với quê hương. Cộng đồng người Việt đang tích cực đóng góp vào sự phát triển văn hóa - xã hội của địa phương nơi họ sinh sống. Nhu cầu bảo tồn và phát huy tiếng Việt như một phần bản sắc dân tộc đang được chú trọng, với tiềm năng để ngôn ngữ này được công nhận chính thức tại nhiều quốc gia.
Những người mẹ Việt ở nước ngoài gìn giữ tiếng quê hương
Tiến sĩ Trần Hồng Vân, biên phiên dịch tại trường Western Sydney và là thành viên dự án VietSpeech, một dự án của Đại học Charles, nghiên cứu về kỹ năng ngôn ngữ và duy trì tiếng mẹ đẻ cho trẻ em gốc Việt ở Australia, từng xúc động chia sẻ: "Cảm giác rất tuyệt vời khi sinh sống ở nước ngoài mà mình được nghe con nói "Mẹ ơi". Với chị, mỗi lời cô con gái Ivy nói bằng tiếng Việt là một niềm vui khó tả, là sự gắn kết thiêng liêng giữa các thế hệ và nguồn cội.
Công nghệ: chìa khóa bảo tồn, phát triển tiếng Việt cho thế hệ kiều bào trẻ
Sự phát triển vượt bậc của công nghệ trong giáo dục đang mở ra nhiều cơ hội mới cho việc giảng dạy tiếng Việt ở nước ngoài. Từ các ứng dụng học ngôn ngữ đến lớp học trực tuyến, công nghệ đang trở thành công cụ đắc lực giúp thế hệ trẻ kiều bào giữ gìn và phát huy ngôn ngữ mẹ đẻ một cách thuận tiện và hiệu quả.
Đa dạng sân chơi tiếng Việt cho trẻ em kiều bào và sinh viên Nga
Ngày hội tiếng Việt, Dịch thuật tiếng Việt, Tiếng Việt vui, Tìm hiểu về Việt Nam.... là những hoạt động bổ ích cho cộng đồng người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ kiều bào tại Nga và thế hệ những người Nga yêu mến đất nước và con người Việt Nam.
Người phụ nữ giữ hồn tiếng Việt nơi xứ người
Từ nỗi sợ mất đi tiếng mẹ đẻ của những người mẹ xa quê đến sự sáng tạo trong việc phát triển giáo trình và các hoạt động giảng dạy tiếng Việt, Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh đã trở thành biểu tượng tích cực trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về việc giữ gìn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc. Bộ sách giáo khoa "Chào Tiếng Việt" và trại hè tiếng Việt chính là những công cụ mà chị sử dụng để lan tỏa tình yêu tiếng Việt, đặc biệt là trong thế hệ trẻ.
Trường Việt ngữ Cây Tre: giữ gìn tiếng Việt giữa lòng Nhật Bản
Vào một buổi chiều thứ Bảy tại thành phố Higashiosaka (Nhật Bản), tiếng hát và những câu chuyện về quê hương vang lên rộn rã từ lớp học của trường Việt ngữ Cây Tre. Đây không chỉ là nơi dạy tiếng Việt, mà còn là không gian giúp trẻ em người Việt tại Nhật Bản tìm về nguồn cội qua ngôn ngữ mẹ đẻ, văn hóa và lòng yêu Tổ quốc.
Lớp học tiếng Việt dưới hầm trú ẩn ở Odessa (Ukraine)
Bất chấp hoàn cảnh chiến sự khốc liệt, cộng đồng người Việt tại Odessa, Ukraine không ngừng nỗ lực giữ gìn bản sắc văn hóa, tiếng Việt cho thế hệ mai sau.
Lớp học tiếng Việt tại Östergötland: lưu truyền bản sắc Việt Nam trên đất Thụy Điển
Tại vùng Östergötland, Thụy Điển, cô Sally Luu Nguyen (Nguyễn Thị Lưu) đã dành 8 năm truyền dạy tiếng Việt cho thế hệ trẻ gốc Việt, với khát khao duy trì ngôn ngữ và văn hóa quê hương. Trong không gian ấm cúng của lớp học nhỏ, tình yêu và sự bền bỉ của cô giúp kết nối những đứa trẻ sinh ra ở xứ xa với cội nguồn Việt Nam.
Trước Sau
Đọc nhiều
Hội hữu nghị hai nước Việt Nam, Thái Lan tặng máy siêu âm cho huyện Nam Đàn (Nghệ An)
Ngày 12/11, Hội hữu nghị Thái Lan - Việt Nam và Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan đã tổ chức lễ trao tặng máy siêu âm hiệu GE Healthcare Versana Balance cho Trung tâm y tế huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đây là hoạt động nhằm hỗ trợ công tác khám, chữa bệnh cho người dân địa phương, với toàn bộ kinh phí mua sắm thiết bị do hai Hội cùng đóng góp.
Sinh khí mới trong hoạt động Ươm mầm hữu nghị Việt Nam - Campuchia
Năm 2024, Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia cựu phiên dịch (Hội) lần đầu tiên tham gia chương trình Ươm mầm hữu nghị do Trung ương Hội phát động với việc nhận đỡ đầu 8 sinh viên Campuchia đang học tập tại Đại học Kinh tế và Đại học Bách khoa Hà Nội. Sự tham gia của thế hệ trẻ vừa là sự tiếp nối truyền thống ý nghĩa vừa góp phần tạo nên luồng sinh khí mới trong hoạt động Ươm mầm hữu nghị Việt Nam - Campuchia.
Gắn kết tình hữu nghị Việt Nam - Argentina qua giao lưu nhân dân
Ngày 12/11 tại Hà Nội, ông Đồng Huy Cương, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, đã tiếp đoàn đại biểu Đảng Công lý Argentina (PJ) do ông Emilio Jose Ribera, Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng PJ, dẫn đầu nhân dịp đoàn có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
VUSAC Hà Nội: tròn một thập kỷ gắn kết quan hệ Việt - Mỹ
Ngày 12/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Câu lạc bộ Hà Nội của Cựu du học sinh Việt Nam tại Mỹ (trực thuộc Hội Việt - Mỹ).
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị
Mường Ảng - Nâng cao chất lượng giáo dục
Những năm qua, ngành giáo dục huyện Mường Ảng(Điện Biên) không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho người dân ở xã biên giới Tây Nghệ An
Ngày 12/11, tại xã Tri Lễ (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An), Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 4 (Quân khu 4) phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức Lễ khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ kỳ 1, giai đoạn 1 cho 26 học viên là người dân trên địa bàn bản Lam Hợp của xã này.
Khi hai thôn Việt - Lào hòa chung nhịp sống
Mô hình kết nghĩa thôn bản ở biên giới Việt - Lào đang dần trở thành biểu tượng của tình hữu nghị bền vững giữa hai dân tộc. Tại những khu vực biên giới xa xôi này, người dân hai quốc gia không chỉ chung sống hòa bình mà còn hỗ trợ nhau trong mọi hoàn cảnh, tạo nên tình đoàn kết, gắn bó như ruột thịt.