Trang chủ Gia đình Việt Tổ ấm
09:00 | 23/02/2022 GMT+7

Chấn chỉnh tình trạng lạm dụng ngôn ngữ trên mạng

aa
Sự xuất hiện của Internet đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của văn minh nhân loại. Và từ đây, internet kéo theo một số thay đổi trong cuộc sống của nhiều cộng đồng dân cư, trong phong cách, thói quen, sở thích,... của nhiều người. Riêng về ngôn ngữ, bên cạnh những yếu tố tích cực, tiếp cận kịp thời sự phát triển của khoa học-công nghệ, đã xuất hiện thói quen sử dụng "ngôn ngữ mạng" lệch chuẩn ở một bộ phận người dùng với nhiều hạn chế có thể tác động tiêu cực đến giới trẻ, nên sớm cần được quan tâm chấn chỉnh cho phù hợp.
Gỡ lưới vướng vào chân vịt của tàu cá, một ngư dân Hà Tĩnh tử vong Gỡ lưới vướng vào chân vịt của tàu cá, một ngư dân Hà Tĩnh tử vong
Chấn chỉnh tình trạng loạn giá dịch vụ khám sức khỏe Chấn chỉnh tình trạng loạn giá dịch vụ khám sức khỏe "hậu COVID-19" tại thành phố Hồ Chí Minh
Chấn chỉnh tình trạng lạm dụng ngôn ngữ trên mạng
Học sinh Trường tiểu học Achimedes hào hứng với Ngày hội Ðọc sách năm 2021. (Ảnh chụp trước đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4)

"Ngôn ngữ mạng" là khái niệm thường được sử dụng để chỉ cách nói/cách viết được sử dụng trên môi trường mạng, chủ yếu là các địa chỉ phi chính thống như các mạng xã hội Facebook, YouTube, Twitter, TikTok, Instagram,… đến nhiều kênh giao tiếp khác như Zalo, Viber, WhatsApp, và thường được thể hiện qua livestream, comment, chát... Gọi là phi chính thống nhưng ảnh hưởng của chúng trong cuộc sống hằng ngày của mỗi cộng đồng lại vô cùng to lớn. Chính vì thế, trước tình trạng thói quen thể hiện ngôn ngữ qua các kênh kể trên của một số lượng người sử dụng không nhỏ có độ chênh nhất định so với ngôn ngữ được sử dụng như chuẩn mực giao tiếp, giảng dạy, học tập, đưa vào sách vở, nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo ngại về việc các diễn đạt ngôn ngữ phi chính thống đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc tiếp thu ngôn ngữ chuẩn mực của con em mình.

Quan sát các trang mạng xã hội, có thể dễ dàng thấy nhiều biểu hiện của sự lệch lạc tiếng Việt trong cách nói và cách viết, từ việc làm biến dạng vỏ từ ngữ hay cố tình viết sai chính tả, chẳng hạn: buồn viết thành bùn, luôn thành lun, rồi viết thành rùi, nhé viết thành nhóe, nhá thành ná, xinh thành xưn/xuynh/xynh, mình thành mềnh, yêu thành iu, thế thành thía,… làm sao thành nàm thao, như này thành dư lày, rồi thành dồi, sợ thành xợ, cô giáo thành kô záo, giá cả thành zá cả, trai đẹp thành zai đẹp, đẹp trai thành đập chai… Một số bạn trẻ còn tạo ra lối viết tắt từ đơn giản đến phức tạp như: chồng thành ck, vợ thành vk, trước thành trc, được thành dc, với thành vs, ha ha thành kk… Ðể tránh sự kiểm soát của phụ huynh, nhiều bạn trẻ còn tự quy ước với nhau để tạo ra cách viết chỉ hai người hoặc người trong nhóm mới hiểu được. Những lối ví von kiểu mới được nhiều người ưa dùng thoạt nhìn có dáng dấp như thành ngữ, tục ngữ nhưng thực chất đều là những đơn vị mới được giới trẻ cấu tạo và sử dụng như ngôn từ hằng ngày của họ: Buồn như con chuồn chuồn, phê như con tê tê, ác như con tê giác, chán như con gián, hổ báo trường mẫu giáo, dân chơi không sợ mưa rơi… Ða số đơn vị ngôn từ như thế chỉ liên kết về mặt hiệp vần cho vui tai chứ không có liên hệ về mặt ngữ nghĩa như các câu thành ngữ, tục ngữ cổ truyền, mẫu mực.

Cùng với việc làm méo mó, biến dạng tiếng Việt, hiện tượng chêm xen tiếng Anh vào câu chuyện hằng ngày hoặc trên các kênh giao tiếp của giới trẻ ngày càng trở nên dày đặc, các từ ngữ tiếng Anh được sử dụng với tần số cao. Trong nhiều trường hợp, điều này tạo ra trở ngại khi người lớn tuổi muốn giao tiếp hoặc muốn đọc thông tin từ phía người trẻ. Nhiều đơn vị từ ngữ nay đã trở thành cửa miệng của giới trẻ như: check in, bill, deadline, online, off, live, show, sale, menu, lập team… Rồi là nói tắt, viết tắt với tiếng Anh như BWF, one for night (149)… Không chỉ có thế, việc chêm xen tiếng Anh còn bị lạm dụng trong nhiều bài hát do giới trẻ sáng tác và đã được phát tán/xuất bản một cách khá tự do trên mạng, đôi khi nằm ngoài sự kiểm soát của cơ quan chức năng. Ðiển hình như trường hợp một số ca sĩ có số người hâm mộ đông đảo thường xuyên sáng tác, thể hiện những ca khúc có ca từ chêm xen các câu, từ tiếng Anh. Có người viết nhạc trẻ tuổi còn "sính ngoại" đến mức không chỉ chêm xen tiếng Anh vào ca từ như "Why it’s me. Làm sao đây? trước mắt tôi là... Tell me... Khi tất cả những yêu thương sau lưng chỉ là dối trá. I can’t suffer unpredictable things you did to me" (bài: Không cần thêm một ai nữa) mà còn sử dụng cả nghệ danh "như Tây" là Mr.Siro ft. BigDaddy!

Tình trạng cách nói, cách viết tiếng Việt lệch chuẩn xuất hiện tràn lan và có xu hướng ngày càng tăng trong thời gian qua đang gây nhức nhối, phản cảm, lo lắng với nhiều người, đặc biệt là những người quan tâm tới việc giữ gìn những giá trị văn hóa dân tộc, trong đó có ngôn ngữ. Thực ra, không phải đến hôm nay chúng ta mới phải lên tiếng về các vấn đề liên quan tiếng Việt. Ngay từ năm 1966, Thủ tướng Phạm Văn Ðồng từng phát động phong trào Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Khi ấy, một hội thảo trang trọng được tổ chức đã quy tụ sự tham gia của rất nhiều trí thức nổi tiếng với hàng trăm báo cáo, tham luận đều xoay quanh vấn đề làm sao để nói và viết tiếng Việt ngày càng trở nên hay hơn, đúng hơn, chính xác và hấp dẫn hơn. Ðiều ấy cũng đồng nghĩa với việc tiếng Việt cần đạt được sự chuẩn hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các văn bản có tính pháp quy, trong các tác phẩm được xuất bản, in ấn trên lãnh thổ Việt Nam.

Khi internet như đã trở thành yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, chúng ta buộc phải chấp nhận một môi trường hoạt động mới của tiếng Việt, đó là môi trường mạng cùng sự ra đời của "ngôn ngữ mạng". Về cơ bản, tiếng Việt thể hiện qua "ngôn ngữ mạng" vẫn nằm trong cơ chế chung của các quy tắc đã được cộng đồng thừa nhận về từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp. Nhưng sự quá đà của một bộ phận người sử dụng internet, nhất là giới trẻ khiến không ít người lo ngại về việc tiếng Việt mất đi vẻ đẹp chuẩn chỉ, sự trong sáng tự nhiên. Hơn thế nữa, khi trẻ em tiếp xúc với mạng internet ngày càng sớm thì ảnh hưởng của cách nói, cách viết lệch chuẩn như thế vào các tâm hồn ngây thơ, trong sáng là điều khá rõ ràng, ai cũng cảm nhận được. Nhiều phụ huynh không khỏi giật mình khi thấy con em họ mới học lớp 1, lớp 2 đã thuộc rất nhanh những câu rap ngắt nhịp với nội dung khá thô tục và suồng sã, đang bị nhiều người lên án như: "Em đừng la/liếm anh, Anh bỏ hồng/trần vì em, Không bao/giờ bế con…". Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề suốt thời gian qua, nhiều trường học phải đóng cửa, học sinh phải học online, việc truy cập vào internet là điều tất yếu, vì thế sự tiếp xúc với những cách nói cách viết thiếu chuẩn mực ngày càng lan tràn với tốc độ chóng mặt. Vậy làm thế nào để có thể giải quyết được tình trạng nêu trên?

Khi dịch bệnh còn nhiều phức tạp như hiện tại, nhiều trẻ em ở thành phố, ngoài giờ học rất dễ nguy cơ chỉ biết đắm mình trong trò chơi điện tử, phim hoạt hình, hoặc một số trang mạng xã hội. Các em thiếu đi sự định hướng trong đọc sách để mở rộng khả năng ngôn ngữ, và bị hạn chế về vận động, tương tác với môi trường bên ngoài, xa lạ trước những vẻ đẹp của thế giới tự nhiên. Do đó sự phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường càng phải được tiến hành một cách sâu sát, cụ thể. Chỉ khi đem đến cho các em vẻ đẹp đích thực của đời sống và ngôn ngữ, thì những biểu hiện lệch chuẩn mới từng bước bị đẩy lùi. Các thầy cô giáo dạy Ngữ văn trong trường phổ thông, bên cạnh các tác phẩm bắt buộc phải học trong chương trình, nên giới thiệu với học sinh các tác phẩm cần đọc, phù hợp với từng lứa tuổi của các em. Khuyến khích các em đến với tác phẩm văn học phù hợp, qua vẻ đẹp của ngôn ngữ âm nhạc, qua tục ngữ, ca dao, dân ca, đặc biệt là qua giao tiếp hằng ngày của phụ huynh và người lớn tuổi,… chúng ta có thể giúp các em cảm nhận và tiếp nhận được cái hay, cái đẹp trong tiếng nói của cha ông.

Bên cạnh đó, lối nói tắt, viết tắt, cố tình viết sai chính tả hầu như chỉ có cơ hội tồn tại trên môi trường mạng, bởi khi thực hiện bài vở trên lớp, học sinh, sinh viên vẫn phải viết theo những chuẩn mực đã được tiếp thu từ môi trường giáo dục chính thống. Cũng cần bình tĩnh để nhìn nhận rằng, xét cho cùng, việc giới trẻ sử dụng tiếng Việt với nhiều lệch chuẩn chỉ là một lát cắt rất nhỏ trong dòng chảy bất tận của tiếng Việt. Không vì một vài cá nhân hoặc một nhóm người mà tiếng Việt lại dễ dàng thay đổi diện mạo nghìn đời của nó. Chỉ cái hay, cái đẹp, cái hợp lý và tiện dụng mới là những thứ có cơ hội ở lại lâu dài và bền vững cùng cộng đồng. Tuy nhiên, để giảm bớt những tác động tiêu cực đến thói quen sử dụng ngôn ngữ, góp phần định hướng một cách tốt nhất cho các thế hệ con em chúng ta khi nói và viết tiếng Việt, bên cạnh sự chung tay của cả xã hội, rất cần đến sự vào cuộc tích cực của các nhà khoa học, đội ngũ giáo viên, các cơ quan hữu quan, các đơn vị có trách nhiệm trong việc bảo vệ, xây dựng giá trị, chuẩn mực văn hóa cho cộng đồng.

Thực tế, việc sử dụng ngôn ngữ trên mạng đã và đang có sự kiểm soát khá hiệu quả từ phía người quản lý, điều hành. Những phát ngôn, hình ảnh thiếu chuẩn mực đều bị nhắc nhở, thậm chí chủ nhân của phát ngôn, hình ảnh xấu phải chịu xử phạt với những mức độ khác nhau. Ðiều này là cần thiết và cần đẩy mạnh hơn nữa nhằm góp phần gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Bên cạnh đó, những cá nhân có ảnh hưởng trong cộng đồng mạng, nhất là người nổi tiếng, cần nâng cao trách nhiệm và ý thức trong việc sử dụng ngôn ngữ hằng ngày của mình trên các trang cá nhân, từ đó hỗ trợ và đem đến những tác động tích cực với xã hội nói chung, với sự phát triển của trẻ em nói riêng. Và sự nỗ lực của mỗi người sẽ tạo ra động lực để toàn xã hội thêm yêu tiếng Việt như một tình cảm tự nhiên, nhân bản, còn mãi trong trái tim mỗi người Việt Nam.

Làm rõ nội hàm khái niệm “trừng phạt thể chất tinh thần trẻ em” Làm rõ nội hàm khái niệm “trừng phạt thể chất tinh thần trẻ em”
Làm rõ nội hàm “trừng phạt thể chất tinh thần trẻ em”, chú trọng các biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình (BLGĐ), tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề BLGĐ… đây là những khuyến nghị của Mạng lưới Quản trị Quyền Trẻ em (CRG) đối với Dự thảo Luật Phòng chống BLGĐ (sửa đổi).
Biên phòng Nghệ An cấp cứu ngư dân bị chấn thương nặng trên biển Biên phòng Nghệ An cấp cứu ngư dân bị chấn thương nặng trên biển
Tối 28/11, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Diễn Thành, Bộ đội Biên phòng Nghệ An đã khẩn trương, kịp thời vận chuyển, cấp cứu 1 ngư dân bị chấn thương nặng trong lúc lao động trên biển.
Theo Báo Nhân dân
Nguồn:

Tin bài liên quan

Dùng TikTok làm kênh tuyên truyền bảo hiểm xã hội tới hàng triệu người dân Thủ đô

Dùng TikTok làm kênh tuyên truyền bảo hiểm xã hội tới hàng triệu người dân Thủ đô

Một trong những điểm mới trong công tác tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (BHXH, BHYT, BHTN) của BHXH thành phố Hà Nội là tận dụng kênh TikTok để thu hút hàng triệu lượt người xem. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu thực hiện BHXH trong năm 2023 của Thủ đô đều “bội thu”.
Các nhà giáo dục gen Z dạy lịch sử bằng TikTok

Các nhà giáo dục gen Z dạy lịch sử bằng TikTok

Các học giả và nhà giáo dục đang ngày càng sử dụng TikTok để chia sẻ xác nội dung lịch sử ít được đề cập trong sách giáo khoa. Theo kết quả khảo sát năm 2022 từ nền tảng học tập trực tuyến Study.com, cứ 4 người dùng ở Mỹ thì có một người sử dụng TikTok cho mục đích giáo dục, trong đó lịch sử là một trong những môn học phổ biến nhất.
Ban nhạc rock người Việt ở Nhật Bản ra mắt album đầu tay

Ban nhạc rock người Việt ở Nhật Bản ra mắt album đầu tay

Album VƯỢT của KURROCK sẽ có mặt trên các nền tảng âm nhạc trực tuyến lớn vào ngày 30/6, đánh dấu cột mốc quan trọng cho hoạt động của ban nhạc người Việt này tại thị trường Nhật Bản.

Các tin bài khác

Quảng Bình hỗ trợ xây mới và sửa chữa 254 ngôi nhà “Đại đoàn kết”

Quảng Bình hỗ trợ xây mới và sửa chữa 254 ngôi nhà “Đại đoàn kết”

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Bình vừa thông tin trên quangbinh.gov.vn, đã có 254 ngôi nhà “Đại đoàn kết” được hỗ trợ xây mới và sửa chữa cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trong đó phần lớn là hộ đồng bào dân tộc thiểu số với tổng số tiền 12,4 tỷ đồng.
Đà Nẵng tiếp nhận gần 2,4 tỷ đồng xây nhà đại đoàn kết cho tỉnh Điện Biên và khu vực Tây Bắc

Đà Nẵng tiếp nhận gần 2,4 tỷ đồng xây nhà đại đoàn kết cho tỉnh Điện Biên và khu vực Tây Bắc

Nhằm thực hiện Chương trình ủng hộ xây dựng nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh Điện Biên và một số địa bàn khu vực Tây Bắc, đến nay, MTTQ Việt Nam thành phố Đà Nẵng đã tiếp nhận ủng hộ từ các địa phương, đơn vị với tổng số tiền gần 2,4 tỷ đồng.
Trao tặng kinh phí xây dựng nhà ở cho 2 hộ nghèo ở huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An)

Trao tặng kinh phí xây dựng nhà ở cho 2 hộ nghèo ở huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An)

Sáng ngày 29/8, tại Nghệ An, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An tổ chức trao tặng kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 2 hộ nghèo ở hai xã Mường Nọc và Tiền Phong (huyện Quế Phong).
Đắk Lắk bàn giao 2 nhà tình thương tại hai xã Cư Bao (Thị xã Buôn Hồ) và Cư Mốt (huyện Ea H'leo)

Đắk Lắk bàn giao 2 nhà tình thương tại hai xã Cư Bao (Thị xã Buôn Hồ) và Cư Mốt (huyện Ea H'leo)

Vừa qua, tại hai xã Cư Bao (Thị xã Buôn Hồ) và xã Cư Mốt (huyện Ea H'leo) đã tổ chức Lễ bàn giao và khánh thành 02 căn nhà tình thương và trao tặng 20 chiếc xe đạp cho 20 học sinh nghèo, vượt khó trên địa bàn hai xã này.

Đọc nhiều

Lợi nhuận thuần từ kinh doanh bảo hiểm sụt giảm, Manulife, Prudential, Dai-ichi Life và Cathay Life vẫn lãi nghìn tỷ nhờ đâu?

Lợi nhuận thuần từ kinh doanh bảo hiểm sụt giảm, Manulife, Prudential, Dai-ichi Life và Cathay Life vẫn lãi nghìn tỷ nhờ đâu?

Trong bối cảnh lãi thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm sụt giảm đáng kể, các “ông lớn” bảo hiểm nhân thọ vẫn duy trì được lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng nhờ doanh ...
Quảng Ngãi: sở, ban, ngành chung tay bảo vệ, bảo đảm quyền con người

Quảng Ngãi: sở, ban, ngành chung tay bảo vệ, bảo đảm quyền con người

Sáng ngày 26/4/2024, Văn phòng Thường trực về nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền cấp cơ ...
Truyền thông về ASEAN: cần biến thông tin thành tri thức cho người dân

Truyền thông về ASEAN: cần biến thông tin thành tri thức cho người dân

Đây là nội dung được ông Triệu Minh Long – Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Thông tin và Truyền thông) nhấn mạnh tại Hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về ...
Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức họp mặt kỷ niệm 63 năm Chiến thắng Giron

Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức họp mặt kỷ niệm 63 năm Chiến thắng Giron

Ngày 25/4, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh (HUFO), Hội hữu nghị Việt Nam - Cuba Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức họp mặt kỷ niệm 63 năm ...
Bạn bè quốc tế tham gia cuộc thi cứu hộ biển tại Đà Nẵng

Bạn bè quốc tế tham gia cuộc thi cứu hộ biển tại Đà Nẵng

Ngày 27/4, tại Đà Nẵng diễn ra Hội thi cứu hộ biển quốc tế Đà Nẵng 2024. Sự kiện thu hút 48 vận động viên đến từ 12 đội thi, trong đó có 5 đội thi quốc tế đến từ Úc, Myanmar, Phillipines, Malaysia tham gia.
Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều ngày 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam.
Tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Chuyến tuần tra liên hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc lần này trải dài trên phạm vi 13 điểm, từ Đông Bắc đảo Cồn Cỏ 48 hải lý đến Đông Nam đảo Trần 14 hải lý.
top 3 diem den thu hut du khach quoc te tai ha noi
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
Xin chờ trong giây lát...
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Cách đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VneID

Cách đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VneID

Mới đây, Sở Tư pháp TP Hà Nội đã xây dựng tài liệu hướng dẫn đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh xác thực điện tử (VNeID) và hướng dẫn tra cứu trạng thái hồ sơ nhận kết quả cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Nắng nóng bao trùm cả nước, có nơi trên 40 độ

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Nắng nóng bao trùm cả nước, có nơi trên 40 độ

Thông tin về tình hình thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo thời tiết chủ đạo trên cả nước là nắng nóng, có nơi nắng nóng trên 40 độ.
Nắng nóng trải dài từ Bắc vào Nam, có nơi trên 39 độ C

Nắng nóng trải dài từ Bắc vào Nam, có nơi trên 39 độ C

Trong ngày cuối tuần, cả nước xảy ra nắng nóng trong đó các khu vực Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa-Phú Yên, Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi nắng nóng gay gắt.
Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Hầu hết các khu vực trên cả nước đón ngày nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch - 18/4 dương lịch) trong thời tiết nắng nóng, nhiều nơi xuất hiện nắng nóng gay gắt. Thời điểm chiều tối và đêm khả năng mưa rào và dông vài nơi
Kazakhstan dành 3 học bổng du học cho sinh viên Việt Nam trong năm 2024

Kazakhstan dành 3 học bổng du học cho sinh viên Việt Nam trong năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo tuyển sinh đi học tại Kazakhstan diện Hiệp định năm 2024. Theo đó, Chính phủ Kazakhstan cấp 3 học bổng cho công dân Việt Nam đi đào tạo tại quốc gia này theo trình độ đại học.
Thông tin về học bổng Ấn Độ, cơ hội việc làm đến sinh viên Việt Nam

Thông tin về học bổng Ấn Độ, cơ hội việc làm đến sinh viên Việt Nam

Chương trình học bổng của chính phủ Ấn Độ; cơ hội việc làm; những lưu ý khi du học Ấn Độ... là những thông tin được cung cấp tại tọa đàm “Tăng cường giao lưu nhân dân-kết nối giáo dục, đào tạo Việt Nam-Ấn Độ” diễn ra vào ngày 10/4 tại Hà Nội.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động