Trang chủ Văn hóa - Du lịch Điểm đến
00:16 | 10/02/2024 GMT+7

Biểu tượng Rồng Việt: Sự hòa hợp và hoàn mỹ

aa
Biểu tượng Rồng của người Việt chứa đựng những triết lý cao siêu nhưng cũng dung nạp những ước muốn, đặc tính sinh hoạt, lao động đời thường. Nó có sự linh thiêng, huyền bí và cao quý của thánh thần, vua chúa nhưng cũng đậm đà hương vị, lời ăn tiếng nói của muôn dân. Sự hội tụ đó còn làm nên một linh vật vừa đẹp, vừa quyền năng, vừa chính đạo và cũng rất thân thiện.
Tết cổ truyền Việt Nam qua lăng kính các nhà ngoại giao
Tết con rồng ở Trung Quốc
Rồng thời Lý có đầu nhỏ, mình thon mềm mại, uốn lượn nhiều vòng, uyển chuyển trên bốn chân chim, mình không có vảy, đặc biệt là đầu không có tai và sừng.
Rồng thời Lý có đầu nhỏ, mình thon mềm mại, uốn lượn nhiều vòng, uyển chuyển trên bốn chân chim, mình không có vảy, đặc biệt là đầu không có tai và sừng.

Âm dương hòa hợp

Trước hiện tượng thiên nhiên mưa, gió, sấm, sét, con người mường tượng ra hình ảnh những vị thần và con vật siêu nhiên, huyền bí. Hình tượng rồng xuất hiện được xem là bản nguyên của tính sáng tạo, là sức mạnh của sự sống.

Từ triết lý mang khát vọng mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, rồng được tạo thêm ý nghĩa về sự khai phá của con người khai hoang, lấn biển.

Rồng còn biểu tượng cho nguồn gốc của dân tộc Việt cổ. Đó là câu chuyện truyền thuyết cách nay mấy ngàn năm, khi Lạc Long Quân lấy Âu Cơ và sinh ra bọc trăm trứng nở ra trăm con trai.

Như thế, ban đầu, triết lý rồng là mang tính âm, tính của “nước”. Cho nên, hình dáng của rồng được tạo tác qua trí tưởng tượng của người Việt cổ là hình thành từ hai loài bò sát, có thể sống dưới nước là cá sấu và rắn.

Vì mường tượng hình tượng rồng mang đặc tính nước, như một con sông nên xuất hiện tên gọi “rồng”. Giới nghiên cứu Việt Nam đã đưa ra những giả thiết về việc hình thành tên gọi rồng. Ví như Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn cho rằng ở thời tiền sử, cách gọi “rồng” đã xuất hiện trong các ngôn ngữ thuộc tiểu chi Proto Việt - Chứt. Một số nhà khoa học khác như Giáo sư Hà Văn Tấn, Cao Huy Đỉnh, Phạm Huy Thông, Đặng Nghiêm Vạn, Chu Quang Trứ cũng từng đề cập khi nghiên cứu các ngôn ngữ cổ. Các nhà nghiên cứu đó đều cho rằng các chữ “krong”, “klong”, “Krông”… trong ngôn ngữ một số tộc người hiện nay có nghĩa là “dòng sông” có mối quan hệ với chữ “rồng” trong tiếng Việt và chữ “long” trong tiếng Hán.

Vì lấy hình dáng cá sấu và rắn, hai loài bò sát nên hình thể rồng mang tính mềm mại, biểu đồ hình “sin” (lượn sóng). Hình thể này sẽ khác biệt với hình tượng rồng của Hy Lạp (tượng trưng cho con rồng phương Tây). Người Hy Lạp quan niệm rằng con rồng là một động vật có khả năng phun ra lửa, hình dạng giống thằn lằn, là biểu tượng cho cái ác và sự hủy diệt. Trong quá trình chinh phục thiên nhiên, người phương Tây coi chế ngự và tiêu diệt được rồng là thể hiện được sức mạnh của bậc anh hùng.

Từ đặc tính “nước” mang tính âm, dần dà rồng mang tính dương. Đó là khi người Việt “đắp thêm” các khả năng siêu nhiên của rồng. Đó là rồng biết bay dù không có cánh. Từ phun mưa, rồng còn biết phun lửa.

Đầu Rồng.
Đầu Rồng.

Trong số học của triết lý Á Đông, số 9 được gọi là “dương cửu” – tức là số dương cao nhất. Vì vậy, để gọi vùng đất trù phú của nước ta ở phía Nam, người Việt gọi đó là đồng bằng sông Cửu Long.

Về sau, rồng được gán thêm các ý nghĩa mới, hiện thực hóa những thực tiễn thời đại, chẳng hạn như xem nó là biểu tượng của các bậc đế vương, của sự cao sang và thịnh vượng.

Từ biểu tượng âm – dương, mùa màng tốt tươi, biểu tượng nguồn gốc dân tộc, biểu tượng cho đế vương, rồng còn biểu hiện cho tính Quốc gia độc lập, tự chủ. Đó là hình tượng rồng thời Lý. Sau ngàn năm thuộc Bắc, dân tộc ta đã giành được chủ quyền độc lập, tự chủ. Vua Lý Thái Tổ lên ngôi dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, đổi tên thành kinh đô Thăng Long (rồng bay lên).

Từ cung đình tỏa đến chốn quê

Triết lý biểu tượng cho tính dân tộc nên dễ hiểu vì sao nhiều địa danh của Việt Nam có chữ “long” (từ Hán Việt nghĩa là rồng), như: Hạ Long, Bái Tử Long, Long Biên, Long An, Vĩnh Long… Đặc biệt là tên gọi kinh đô Thăng Long…

Từ những triết lý cao siêu, to tát, dần dà rồng lại mang những triết lý gần với đời sống sinh hoạt của cá nhân con người. Từ hình tượng rồng trong cung đình, gắn với vua, với những vật dụng của vua như long bào, long ngai, long sàng, long mão… nhiều hình tượng rồng đã đi vào các họa tiết trong đình, chùa làng hay các vật dụng của thường dân như lư hương, dao, đĩa, bình gốm, đỉnh đồng, bệ kê chân cột, mâm đồng, chậu đồng, hộp đựng bút, thậm chí kể cả bàn đạp yên ngựa cũng được trang trí hình rồng.

Hình ảnh Rồng đá Điện Kính Thiên.
Hình ảnh Rồng đá Điện Kính Thiên.

Triết lý rồng cũng được đưa vào cách nói ẩn dụ ví von của người Việt. Từ những việc cao cả, chí lớn tới những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống, quan niệm sống. Ví như: “Cá gặp nước, rồng gặp mây” chỉ người gặp môi trường thuận lợi, tương hợp, may mắn, sum vầy, hội ngộ; “cá chép hóa rồng” chỉ người đi thi đỗ đạt vinh hiển; “Dẫu ngồi cửa sổ chạm rồng, chiếu hoa nệm gấm không chồng cũng hư” chỉ quan niệm đề cao hạnh phúc gia đình; “Họa long điểm tinh” (Vẽ rồng điểm mắt), chỉ hành động đúng hướng, nắm bắt được trọng tâm của sự vật, sự việc; “Rồng nằm bể cạn phơi râu” chỉ trạng thái thờ ơ vì bất lực của người vốn tài giỏi nhưng bị đặt trong môi trường khó hoạt động, khó phát triển được; “Rồng mây gặp hội” chỉ cơ hội may mắn cho sự gặp gỡ và hòa nhập; “Thêu rồng vẽ phượng” ý nói bày vẽ, làm đẹp thêm…

Từ triết lý, biểu tượng rồng đi vào đời sống con người qua các lễ hội, tập tục, phong tục như đua thuyền rồng, múa rồng. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, ngày nay có ít nhất hơn 30 điệu múa rồng chính thức, xuất hiện ở nhiều địa phương. Điệu nhảy được thực hiện bởi một nhóm các vũ công giàu kinh nghiệm, điều khiển một hình rồng dài linh hoạt bằng cách sử dụng các cột được đặt ở các khoảng đều đặn dọc theo chiều dài của con rồng. Nhóm nhảy mô phỏng các chuyển động tưởng tượng của linh hồn dòng sông này một cách uốn lượn, nhấp nhô.

Vẻ đẹp của rồng thời Lý

Các nghệ nhân thời Lý đã sáng tạo nên một hình tượng rồng độc đáo không hề giống bất cứ hình tượng rồng nào trên thế giới.

Thân rồng thời Lý tròn lẳn, da trơn nhẵn, dọc sống lưng có một hàng vảy thấp tỉa riêng ra từng cái, thân to ở phần đầu và nhỏ dần về phía đuôi, thon dài và thanh thoát.

Đầu rồng thời Lý nhỏ, cổ ngước cao, phần mào cấu tạo như ngọn lửa bao trùm toàn bộ môi trên, quyện với răng nanh, xoắn thành hình dáng đám mây bồng bềnh. Mắt rồng to và tròn, phần chân mày kết xoắn. Phần bờm toả ra từ sau gáy hướng về sau, phấp phới bay như gió thổi. Miệng rồng ngậm ngọc, xung quanh đầu cũng được bao phủ bởi những viên ngọc tượng trưng cho sự sang quý. Hàm trên và dưới của rồng mất cân đối, hàm dưới uốn hình sin. Trên trán rồng có hình chữ S ngược, biểu tượng cho mưa gió sấm sét, mang triết lý về sự thuận hoà trong thời tiết, cho đồng ruộng được tốt tươi.

Rồng thời Lý có 11 đến 13 khúc, các khúc có cung độ đều nhau và uốn lượn. Rồng có bốn chân, mỗi chân có ba ngón trước hoặc năm ngón trước, không có ngón chân sau, có 3 đốt và móng vuốt sắc như móng chim.

Giữ gìn nét đẹp của Tết Việt Giữ gìn nét đẹp của Tết Việt
Mỗi dịp Tết đến, bên cạnh hoa mai, hoa đào khoe sắc, mâm ngũ quả… thì không thể thiếu bánh chưng xanh. Đây không chỉ là món ăn mà còn là nét văn hoá lâu đời của người Việt. Những giá trị quý giá đó đã được người dân huyện Chư Păh (Gia Lai) gìn giữ. Để rồi khi xuân chạm ngõ, những làn khói nghi ngút bốc lên từ nồi luộc bánh chưng, cùng mùi hương của lá dong, gạo nếp khiến không khí Tết về tràn ngập khắp các thôn làng.
Ở trời Tây nhớ Tết quê nhà Ở trời Tây nhớ Tết quê nhà
Xa quê biền biệt tháng năm, Tết đến Xuân về là dịp để những người con đất Việt khắp nơi trên thế giới hướng về quê mẹ...
Mạnh Thắng
Nguồn:

Tin bài liên quan

Những địa danh "rồng" nổi tiếng ở Hàn Quốc

Những địa danh "rồng" nổi tiếng ở Hàn Quốc

Là biểu tượng của sức mạnh, thịnh vượng và thành công, rồng từ lâu đã được coi là sinh vật hộ mệnh cho người dân Hàn Quốc.
Tản mạn về giấc mộng rồng

Tản mạn về giấc mộng rồng

Thường trong giấc mộng, con người hay mơ thấy những thứ quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Rồng là loài vật không có thật. Thế nên, con người mộng thấy rồng rất hãn hữu. Và dân gian, dã sử một số dân tộc cho rằng, mơ gặp rồng là có mệnh đế vương.

Các tin bài khác

Poster tuần lễ festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 - không gian đậm chất di sản của cố đô

Poster tuần lễ festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 - không gian đậm chất di sản của cố đô

Ban tổ chức festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 vừa công bố poster chính thức của sự kiện. Poster sử dụng màu tím Huế làm nền kết hợp các hình ảnh đặc trưng như Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, cây ngô đồng… thể hiện sự phong phú và độc đáo của văn hóa Huế.
Lễ hội Làng Sen năm 2024: Nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa

Lễ hội Làng Sen năm 2024: Nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa

Cứ mỗi độ tháng 5 về, Lễ hội Làng Sen năm 2024 được long trọng tổ chức tại Sân vận động Làng Sen (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) với nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa tập trung tại thành phố Vinh và huyện Nam Đàn.
Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà nhận danh hiệu Di sản thiên nhiên thế giới

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà nhận danh hiệu Di sản thiên nhiên thế giới

Danh hiệu Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được trao cho thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh tại Lễ hội Hoa phượng đỏ - Hải Phòng 2024 tối 11/5.
7 quốc gia tham dự Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024

7 quốc gia tham dự Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024

Đây là những thông tin được đưa ra tại Họp báo quốc tế Giới thiệu Festival Huế 2024 và Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 có chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” diễn ra vào chiều 9/5, tại Hà Nội.

Đọc nhiều

Tử vi hôm nay 12 con giáp 18/5/2024: Ngọ gặp nhiều điềm lành trong công việc

Tử vi hôm nay 12 con giáp 18/5/2024: Ngọ gặp nhiều điềm lành trong công việc

Tử vi hôm nay 12 con giáp 18/5/2024 tam hợp xuất hiện mang đến những điều kiện thuận lợi cho tuổi Ngọ trong công việc.
Tử vi hôm nay 12 con giáp 19/5/2024: Dần gặp gỡ nhiều cơ hội tài lộc

Tử vi hôm nay 12 con giáp 19/5/2024: Dần gặp gỡ nhiều cơ hội tài lộc

Tử vi hôm nay 12 con giáp 19/5/2024 tuổi Dần còn có thể tìm thấy nhiều cơ may tài lộc, kiếm về tay không ít tiền bạc.
15 quốc gia thành viên EU đề xuất tăng cường biện pháp kiểm soát người di cư

15 quốc gia thành viên EU đề xuất tăng cường biện pháp kiểm soát người di cư

Trong bức thư gửi Ủy ban châu Âu (EC) ngày 16/5, 15 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đề nghị EC đưa ra những cách thức và giải pháp mới để ngăn chặn làn sóng di cư bất hợp pháp vào châu Âu.
TP.HCM gặp gỡ, giao lưu với cộng đồng người Việt tại Osaka, Nhật Bản

TP.HCM gặp gỡ, giao lưu với cộng đồng người Việt tại Osaka, Nhật Bản

Ngày 17/5, tại Osaka, Nhật Bản đã diễn ra chương trình “Gặp gỡ, giao lưu với cộng đồng doanh nhân Việt Nam và Cộng đồng người Việt tại Osaka, Nhật Bản”.
Đến với Trường Sa: Mang tình yêu đi, nhận niềm tin về

Đến với Trường Sa: Mang tình yêu đi, nhận niềm tin về

Từ nhiều năm qua, các đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh ra thăm, động viên cán bộ, chiến sỹ và nhân dân đang sinh sống, làm việc tại quần đảo Trường Sa đã mang tình cảm của đất liền ra với vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc và mang niềm tin về sự quyết tâm vượt qua mọi gian khó để bảo vệ biển đảo quê hương về với đất liền.
Bồi dưỡng kiến thức thông tin đối ngoại cho các lực lượng tham gia hoạt động ở khu vực biên giới

Bồi dưỡng kiến thức thông tin đối ngoại cho các lực lượng tham gia hoạt động ở khu vực biên giới

Từ ngày 13 đến 17/5, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức khóa bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ thông tin đối ngoại cho các lực lượng tham gia hoạt động thông tin đối ngoại khu vực biên giới.
Khánh thành và bàn giao công trình tu bổ, tôn tạo nhà tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Phan Vinh

Khánh thành và bàn giao công trình tu bổ, tôn tạo nhà tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Phan Vinh

Vùng 3 Hải quân và Quỹ học bổng Vừ A Dính, CLB “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu” và gia đình khánh thành, bàn giao công trình tu bổ tôn tạo nhà thờ AHLS Nguyễn Phan Vinh
ho chi minh la bieu tuong cua hoa binh doc lap va tien bo xa hoi
cap nhat thong tin dat nuoc nga cho nhung nguoi ban viet nam
inforgraphic quan ly phuong tien co gioi nuoc ngoai tham gia giao thong tai viet nam
top 3 diem den thu hut du khach quoc te tai ha noi
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
Xin chờ trong giây lát...
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Phiên bản di động