Trang chủ Gia đình Việt Hồn nước
18:09 | 22/01/2020 GMT+7

Bánh tổ, biểu tượng Tết độc đáo của người xứ Quảng

aa
Với người dân xứ Quảng, cứ mỗi ngày Tết người dân nơi đây thường làm một loại bánh đặc biệt để phục vụ Tết. Loại bánh đặc biệt này được phơi nắng phơi sương nhiều ngày đêm có thể để hàng tháng trời.
doc dao loai banh phoi nang phoi suong o xu quang don tet Nhiều chuyến hàng ra đảo Lý Sơn phục vụ người dân đón Tết
doc dao loai banh phoi nang phoi suong o xu quang don tet Những điểm bắn pháo hoa ở TP.HCM chào đón Tết Canh Tý 2020

Tết đến trên thị trường tràn ngập nhiều loại bánh với mẫu mã rất đẹp, chất lượng ngon nhưng bánh tổ vẫn chiếm vị trí rất quan trọng với người dân xứ Quảng. Bánh tổ không chỉ là một món ăn ngon mà còn mang trong mình một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Với người dân xứ Quảng, thì bao năm qua cứ mỗi ngày Tết với họ là một loại bánh chỉ có ở xứ này được làm để phục vụ Tết. Điều đặc biệt là loại bánh này được phơi nắng phơi sương nhiều ngày đêm, có thể để hàng tháng trời, có thể hấp, chiên xào và ăn dần trong nhiều ngày trời.

doc dao loai banh phoi nang phoi suong o xu quang don tet
Bánh tổ trở thành món đặc sản ngày xuân ở xứ Quảng

Người dân Quảng Nam dù có tha phương sống ở bất cứ nơi đâu, đến ngày Tết cổ truyền dân tộc vẫn không quên món bánh tổ. Truyền thuyết kể rằng bánh này vốn do tổ mẫu Âu Cơ làm ra phát cho trăm con lên núi xuống biển làm lương khô ăn dọc đường. Cũng có người cho rằng loại bánh này làm ra cốt là để cúng ông bà nên mới có tên gọi bánh tổ. Chưa có ai biết chính xác nguồn gốc của bánh tổ có từ đâu, người Quảng Nam thì bảo đây là loại bánh làm ra để cúng tổ tiên, ông bà trong ngày đầu năm mới nên gọi là bánh tổ. Người dân bây giờ chỉ biết do tiền nhân để lại nên cứ làm, cứ cúng, cứ thành truyền thống. Bánh tổ lấn dần các loại bánh khác, trở thành bánh chủ đạo ngày xuân của xứ Quảng.

Bánh tổ là loại bánh của người dân xứ Quảng thường xuất hiện trong dịp Tết. Những ngày đầu năm, trên bàn thờ gia tiên của người dân ở đây không thể thiếu loại bánh này. Bà Vũ Thị Hoàng (70 tuổi, người dân Điện Bàn, Quảng Nam) cho biết: “Năm nào cũng vậy, cứ dịp Tết đến là cả gia đình tôi lại làm loại bánh đặc biệt này. Đây là loại bánh cổ truyền trong ngày Tết của người dân xứ Quảng. Cũng như những loại bánh mứt khác, bánh tổ được chế biến trước Tết mấy ngày. Như một món để dành, bánh tổ nấu ra không phải để ăn ngay mà để sau một thời gian cho “ngấm” khi đó mới đậm đà, vị ngọt bùi sẽ tăng lên. Để có những ổ bánh tổ mềm mại, thơm ngon không cứng cũng không nhão đòi hỏi phải hoàn thiện nhiều công đoạn từ khâu chọn nguyên liệu cho đến lúc bảo quản”. Bà Hoàng có thâm niên gần 40 năm làm loại bánh đặc biệt này, nên gần như là người tỏ tường về loại bánh có một không hai này.

Nguyên liệu chính gồm có gạo nếp, đường, gừng, vừng mè. Nếp phải là loại nếp hạt mẩy, đều tròn thì mới dẻo và thơm. Đường phải là loại đường bát, một loại đường đặc sản của Quảng Nam. Hai thứ phụ liệu không thể thiếu là hạt mè và gừng. Mè trắng khô đãi sạch, phơi nắng rồi đem vào rang đều tay, gừng giã nhỏ gạt lấy nước. Nếp sau khi phơi thật khô rồi đem xay thật mịn thành bột và đường bát được tán ra nấu thành nước, trộn hai thứ này với liều lượng nhất định. Khi trộn, phải trộn thật đều, pha thêm chút nước gừng sau đó bỏ vào khuôn. Khuôn bánh tổ thường đan bằng tre trông như cái rọ, lá chuối được chọn lựa cẩn thận cắt ra lót vào trong khuôn. Bánh được gói lại và dùng tăm tre ghim kín các mép lá.

Người làm đã chụẩn bị những cái “rọ” đan bằng tre giống như rọ buộc mõm trâu, bò rồi lấy lá chuối ngoài vườn cắt ra, lót xung quanh “rọ”. Người ta thường dùng một nồi to để hấp, đặt một tấm vỉ tre ở giữa có chu vi bằng chu vi nồi, phía dưới đổ nước, sau đó xếp những khuôn bánh lên trên. Đổ hỗn hợp đường – nếp vào “rọ”. Đặt một tấm vỉ tre giữa nồi nấu bánh khá to, dưới đổ nước cách vỉ chừng 5cm. Trên vỉ, đặt “rọ” có hỗn hợp đường thành một lớp dày. Đậy chặt nắp, bắt đầu đun khoảng hơn hai tiếng đồng hồ, bánh chín là nhờ ở sức nóng của hơi nước trong nồi. Bánh chín là nhờ ở sức nóng của hơi nước trong nồi. Thời gian chín khá lâu. Lúc vừa vớt ra, rắc một lớp mè đã rang chín, bóc vỏ lên trên mặt còn rất nóng của bánh. Mè sẽ dính chặt vào, khá đều đặn, đẹp mắt. Công đoạn cuối cùng là đem bánh phơi ra ngoài trời phơi nắng phơi sương trong khoảng một tuần đến khi bánh khô se và cứng lại.

doc dao loai banh phoi nang phoi suong o xu quang don tet
Nhiều người vẫn làm bánh tổ mang phơi nắng phơi sương để dùng ngày Tết

Tuy vậy, bánh tổ ngon là bánh không cứng quá hay nhão quá, khi cắt ra bột không bết vào dao. Bánh tổ Quảng Nam có thể giữ được lâu ngày mà không sợ bốc mùi ẩm mốc; ngược lại càng để lâu, bánh càng dẻo dai, hương vị càng đậm đà. Điều này phụ thuộc vào bí quyết riêng của người làm bánh tổ xứ Quảng. Sau Tết chừng nửa tháng trở đi, món bánh tổ chiên được ưa chuộng bậc nhất. Con gái, con trai đi học xa nhà đều nhớ cất riêng vài ba cái mang vào trường làm quà cho bạn bè. Cả bọn xúm nhau bên chảo dầu nóng, thả từng miếng bánh dẻo thơm vào. Bánh nở phồng mềm nhũn tỏa mùi béo ngậy. Càng ngon hơn khi có thêm vài tấm bánh tráng nướng kẹp vào. Từng lát bánh tổ chiên kẹp giữa 2 miếng bánh tráng mà thưởng thức, một cảm giác ngọt thanh của đường, mùi thơm của nếp, beo béo của dầu, cay cay của gừng làm cho ai một lần được ăn sẽ nhớ mãi cái hương vị này.

Mặc dù ngày nay bánh tổ không còn được lớp trẻ ưa chuộng, nhưng cứ tầm 11, 12 hoặc 27, 28 âm lịch tháng chạp, những gia đình như bà Hoàng và rất nhiều người khác vẫn đổ nồi làm bánh. Bánh tổ thô sơ, mộc mạc, giản dị như tính cách con người xứ Quảng. Sự kết tinh giản dị của bột nếp, đường, gừng, mè đã tạo nên hương vị rất riêng của món bánh tổ xứ Quảng. Bánh tổ đã trở thành loại bánh Tết đặc sản của người dân đất này từ rất lâu rồi.

Bánh tổ làm trước Tết vài ngày, nhưng chưa ai trong gia đình được ăn ngay, phải chờ đến giao thừa, cắt bánh cúng trời đất, tổ tiên xong mới được ăn. Bánh tổ có thể ăn tươi, hoặc nướng, hoặc chiên, mỗi cách ăn đều có hương vị đặc trưng riêng. Ngày Tết gia đình sum họp, bạn bè gặp nhau hàn huyên bên ly trà nóng với vài miếng bánh tổ, hồn quê như đâu đó trở về. Ngày Tết xa quê, bà con Quảng Nam ở đất khách đều tự tay làm bánh tổ cúng ông bà. Nhớ đến món bánh tổ truyền thống âu cũng chính là nhớ về nguồn cội làng quê vậy.

Mỗi dịp xuân sang, mai vàng nở rộ, trên bàn thờ tổ tiên của người Quảng, những ổ bánh tổ luôn chiếm vị trí quan trọng giữa không khí trầm mặc, uy nghiêm của ba ngày đầu năm mới. Mỗi khi lò nổi lửa là lòng lại như thấy Tết đang về...

doc dao loai banh phoi nang phoi suong o xu quang don tet Nhiều chuyến hàng ra đảo Lý Sơn phục vụ người dân đón Tết

Có những chuyến tàu chở hàng trăm tấn hàng hóa ra đảo phục vụ người dân đất đảo như tàu Hải đảo 07 những ngày qua ...

doc dao loai banh phoi nang phoi suong o xu quang don tet Tết của người Việt ở Cameroon: Xa xứ mới thấy Tết cổ truyền thật "xa xỉ"

Những ngày cận Tết năm ấy, trong căn phòng nhỏ tại tầng trệt – những gương mặt háo hức, hớn hở cùng nhau gói bánh ...

doc dao loai banh phoi nang phoi suong o xu quang don tet Đào Tết mini, bưởi cảnh "khủng" giá mềm đua nhau xuống phố phục vụ Tết

Đào Tết mini với giá từ 60.000 đến 80.000/cành, bưởi cảnh "khủng" đã bày bán dày đặc trên Lạc Long Quân, Âu Cơ, Võ Chí ...

Minh Khang
Nguồn:

Tin bài liên quan

Khách quốc tế ở Việt Nam: “Lễ hội Xuân của các bạn chính là Tết của tôi”

Khách quốc tế ở Việt Nam: “Lễ hội Xuân của các bạn chính là Tết của tôi”

Văn hóa truyền thống với những phong tục tập quán ngày tết, lễ hội đầu Xuân... nhiều sắc màu bản địa đã gieo vào tâm trí những vị khách ngoại quốc ở Việt Nam những ấn tượng đặc biệt và khó quên.
Hội trí thức Việt Nam tại Vương quốc Anh - Cầu nối hợp tác khoa học hai nước

Hội trí thức Việt Nam tại Vương quốc Anh - Cầu nối hợp tác khoa học hai nước

Năm 2024, Hội trí thức Việt Nam tại Vương quốc Anh hướng tới mục tiêu đóng góp vào việc xây dựng các chính sách chiến lược của Việt Nam.
Người Lào đón tết Việt tại Đắk Lắk

Người Lào đón tết Việt tại Đắk Lắk

Ngày tết Việt, người Lào ở Đắk Lắk cũng quây quần bên nhau, đón mùa Xuân, chúc nhau một năm mới bình an, hạnh phúc để nhớ về quê hương, nguồn cội.

Các tin bài khác

Tết té nước ở Tam Đường (Lai Châu): cầu mong năm mới may mắn, sức khỏe, làm ăn phát đạt

Tết té nước ở Tam Đường (Lai Châu): cầu mong năm mới may mắn, sức khỏe, làm ăn phát đạt

Ngày 22/3, Lễ hội Bun Vốc Nặm (Lễ hội té nước) lần thứ 5 năm 2024 của dân tộc Lào được tổ chức tại bản Nà Vàn, xã Nà Tăm, huyện Tam Đường (Lai Châu) thu hút đông đảo nhân dân trong huyện và tỉnh Lai Châu tham gia.
Khai mạc Năm du lịch Quốc gia - Điện Biên năm 2024

Khai mạc Năm du lịch Quốc gia - Điện Biên năm 2024

Tối 16.3, tại Quảng trường 7.5, TP Điện Biên Phủ, đã diễn ra Lễ khai mạc Năm du lịch Quốc gia và Lễ hội hoa ban Điện Biên năm 2024 với chương trình nghệ thuật đặc sắc hội tụ những sắc màu văn hóa trong cả nước.
Độc đáo phiên chợ dùng lá cây thay tiền ở Tây Ninh

Độc đáo phiên chợ dùng lá cây thay tiền ở Tây Ninh

Phiên chợ độc đáo có một không hai ở Tây Ninh, đó là người mua hàng bằng lá thay tiền. Nghe tưởng chuyện đùa nhưng đó lại là sự thật.
Đặc sắc nón lá làng Chuông

Đặc sắc nón lá làng Chuông

Làng nghề làm nón lá truyền thống làng Chuông nằm ở địa bàn xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 30 km. Nón lá nơi đây nổi tiếng khắp cả nước bởi năm đặc tính: chắc, khỏe, bền, thanh, đẹp.

Đọc nhiều

Bộ đội Hải quân Vùng 5 góp sức khống chế "giặc lửa" ở Vườn quốc gia Phú Quốc

Bộ đội Hải quân Vùng 5 góp sức khống chế "giặc lửa" ở Vườn quốc gia Phú Quốc

Chiều 24/4, sau 6 giờ tích cực triển khai các phương án dập lửa, cán bộ, chiến sĩ Vùng 5 Hải quân cùng các lực lượng chức năng đã kịp thời khống chế được đám ...
Lợi nhuận thuần từ kinh doanh bảo hiểm sụt giảm, Manulife, Prudential, Dai-ichi Life và Cathay Life vẫn lãi nghìn tỷ nhờ đâu?

Lợi nhuận thuần từ kinh doanh bảo hiểm sụt giảm, Manulife, Prudential, Dai-ichi Life và Cathay Life vẫn lãi nghìn tỷ nhờ đâu?

Trong bối cảnh lãi thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm sụt giảm đáng kể, các “ông lớn” bảo hiểm nhân thọ vẫn duy trì được lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng nhờ doanh ...
Doanh nghiệp Việt Nam – Mông Cổ trao đổi cơ hội hợp tác

Doanh nghiệp Việt Nam – Mông Cổ trao đổi cơ hội hợp tác

Ngày 24/4/2024, tại Thủ đô Ulaanbaatar, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ và Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Mông Cổ (MNCCI) đã phối hợp tổ chức cuộc gặp gỡ doanh ...
Ngày hội giao lưu sinh viên quốc tế

Ngày hội giao lưu sinh viên quốc tế

Sinh viên, lưu học sinh đến từ 9 quốc gia, gồm: Lào, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Mexico, Liên bang Nga, Campuchia và Ai Cập vừa cùng hơn 1.000 sinh viên Trường ...
Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều ngày 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam.
Tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Chuyến tuần tra liên hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc lần này trải dài trên phạm vi 13 điểm, từ Đông Bắc đảo Cồn Cỏ 48 hải lý đến Đông Nam đảo Trần 14 hải lý.
Cây xanh của tỉnh Bình Định đến với Trường Sa

Cây xanh của tỉnh Bình Định đến với Trường Sa

Ngày 25/4, tại Xã Cát Hạnh (Huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định), Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiếp nhận 15.000 cây dừa giống, 300Kg thuốc Patox 4GR do UBND tỉnh Bình Định hỗ trợ cho Chương trình “Xanh hoá Trường Sa”.
top 3 diem den thu hut du khach quoc te tai ha noi
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
Xin chờ trong giây lát...
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Cách đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VneID

Cách đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VneID

Mới đây, Sở Tư pháp TP Hà Nội đã xây dựng tài liệu hướng dẫn đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh xác thực điện tử (VNeID) và hướng dẫn tra cứu trạng thái hồ sơ nhận kết quả cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Nắng nóng bao trùm cả nước, có nơi trên 40 độ

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Nắng nóng bao trùm cả nước, có nơi trên 40 độ

Thông tin về tình hình thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo thời tiết chủ đạo trên cả nước là nắng nóng, có nơi nắng nóng trên 40 độ.
Nắng nóng trải dài từ Bắc vào Nam, có nơi trên 39 độ C

Nắng nóng trải dài từ Bắc vào Nam, có nơi trên 39 độ C

Trong ngày cuối tuần, cả nước xảy ra nắng nóng trong đó các khu vực Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa-Phú Yên, Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi nắng nóng gay gắt.
Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Hầu hết các khu vực trên cả nước đón ngày nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch - 18/4 dương lịch) trong thời tiết nắng nóng, nhiều nơi xuất hiện nắng nóng gay gắt. Thời điểm chiều tối và đêm khả năng mưa rào và dông vài nơi
Kazakhstan dành 3 học bổng du học cho sinh viên Việt Nam trong năm 2024

Kazakhstan dành 3 học bổng du học cho sinh viên Việt Nam trong năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo tuyển sinh đi học tại Kazakhstan diện Hiệp định năm 2024. Theo đó, Chính phủ Kazakhstan cấp 3 học bổng cho công dân Việt Nam đi đào tạo tại quốc gia này theo trình độ đại học.
Thông tin về học bổng Ấn Độ, cơ hội việc làm đến sinh viên Việt Nam

Thông tin về học bổng Ấn Độ, cơ hội việc làm đến sinh viên Việt Nam

Chương trình học bổng của chính phủ Ấn Độ; cơ hội việc làm; những lưu ý khi du học Ấn Độ... là những thông tin được cung cấp tại tọa đàm “Tăng cường giao lưu nhân dân-kết nối giáo dục, đào tạo Việt Nam-Ấn Độ” diễn ra vào ngày 10/4 tại Hà Nội.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động