Trang chủ Việt Nam hôm nay
18:07 | 17/04/2025 GMT+7

Bạn bè quốc tế hiến kế giúp Việt Nam phát triển kinh tế và thương mại Halal

aa
Ngày 17/4 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp với Trường Đại học Thương mại và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo Khoa học quốc tế Đổi mới sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững với chủ đề năm 2025: “Phát triển kinh tế và thương mại Halal của Việt Nam”.
Thành phố Hồ Chí Minh muốn thúc đẩy hợp tác phát triển ngành Halal với Kuwait
Thủ tướng: Việt Nam có ba cơ sở quan trọng để phát triển ngành Halal
Bạn bè quốc tế hiến kế giúp Việt Nam phát triển kinh tế và thương mại Halal
Hội thảo Khoa học quốc tế Đổi mới sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững với chủ đề năm 2025: “Phát triển kinh tế và thương mại Halal của Việt Nam”. (Ảnh: Mai Anh)

Hội thảo có sự tham gia của đại diện Đại sứ quán các nước Algieri, Iran, Maroc, Sri Lanka, Pakistan… cùng đại diện các cơ quan, ban ngành liên quan và các doanh nghiệp quan tâm đến lĩnh vực thương mại Halal.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Hoàng, Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại cho biết, Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà ngoại giao, giới doanh nhân, các đại sứ đến từ các quốc gia cùng chia sẻ kiến thức về các lĩnh vực liên quan đến sự cần thiết, kinh nghiệm, thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế, thúc đẩy thị trường xuất khẩu hàng hóa Halal. Hội thảo cũng là dịp để các nhà học giả Việt Nam trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển các dự án với các đồng nghiệp quốc tế.

Những báo cáo khoa học của Hội thảo tập trung vào các chủ đề chính: Xu hướng, kinh nghiệm phát triển kinh tế và thương mại Halal trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam; Thể chế, chiến lược, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về khai mở thị trường Halal để hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển bền vững; Thực trạng phát triển hệ sinh thái kinh tế và thương mại Halal ở Việt Nam; Giải pháp phát triển hệ sinh thái kinh tế và thương mại Halal và các nội dung có liên quan khác.

TS. Trần Thị Thu Hương, giảng viên Trường Đại học Thương mại cho biết, Halal trong tiếng Ả Rập có nghĩa là “được phép” và “hợp pháp”. Người Hồi giáo chỉ sử dụng những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chứng nhận Halal: Không chứa nguyên liệu bị cấm hoặc không được chấp nhận theo luật Hồi giáo; không tiếp xúc với phương tiện, dụng cụ hoặc vật liệu không hợp pháp theo quy định Hồi giáo. Trong quá trình chuẩn bị, chế biến, vận chuyển và lưu trữ không được nhiễm bẩn từ các nguyên liệu Haram (nguyên liệu bị cấm như thịt heo, thịt lừa, động vật có nanh, côn trùng, thịt có chứa máu...)...

Theo TS. Lê Huy Khôi, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương, Việt Nam Việt Nam chưa có tên trong danh sách 30 nước cung cấp thực phẩm Halal tiêu biểu của toàn cầu. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm nông sản đơn giản, không sơ chế, không đòi hỏi tiêu chuẩn cao về chứng nhận Halal. Tính đến tháng 7/2024, khoảng 41% địa phương của Việt Nam chưa có sản phẩm xuất khẩu có chứng nhận Halal. Do đó Việt Nam cần giải pháp thiết thực từ phía Nhà nước cũng như doanh nghiệp để phát triển ngành công nghiệp tiềm năng này.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Kohdayar Marri, Đại sứ Pakistan tại Việt Nam cho biết, nếu Việt Nam thực sự mong muốn thu hút du khách Hồi giáo cũng như tăng cường xuất khẩu sang các nước có đông dân Hồi giáo thì việc xây dựng một hệ sinh thái Halal toàn diện là điều rất cần thiết. Điều đó không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thực phẩm phù hợp với tín ngưỡng, mà còn phải đi xa hơn: cung cấp không gian sinh hoạt tín ngưỡng văn minh, tôn trọng và thuận tiện.

Muốn xuất khẩu sản phẩm Halal thành công, Việt Nam cần xây dựng uy tín như một thương hiệu thực phẩm đáng tin cậy - nơi cung cấp những sản phẩm thịt chất lượng cao, an toàn, thơm ngon và đạt chuẩn quốc tế. Một nhãn dán Halal sẽ không có ý nghĩa nếu không đi kèm với sự cam kết về chất lượng, giá trị và sự tôn trọng khách hàng. Đặc biệt là khi nhiều quốc gia khác đã đi trước, đầu tư bài bản và có sự tham gia tích cực của chính cộng đồng Hồi giáo của họ trong chuỗi sản xuất.

“Tôi nhìn nhận đây là một cơ hội quý báu để Việt Nam thúc đẩy hiểu biết văn hóa và tôn giáo. Ngoại giao Halal không chỉ là sự trao đổi hàng hóa, mà còn là cam kết về lòng tôn trọng, khả năng thích ứng và sự chân thành trong quan hệ quốc tế. Đại sứ quán Pakistan tại Việt Nam cam kết sẽ đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình này. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác trên mọi phương diện để cùng Việt Nam khám phá lĩnh vực Halal đầy tiềm năng”, Đại sứ Kohdayar Marri nói.

Bạn bè quốc tế hiến kế giúp Việt Nam phát triển kinh tế và thương mại Halal
Các đại biểu thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: Cẩm Ly)

Tại Hội thảo, các đại biểu cũng lắng nghe các tham luận như: "Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu sản phẩm Halal của Việt Nam trong bối cảnh mới” của PGS. TS. Đinh Công Hoàng, Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và châu Phi; “Xuất khẩu sản phẩm Halal của Brazil: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam của TS. Lê Thị Tuyền, Viện Kinh tế - Xã hội và Môi trường; “Sự phát triển của nền kinh tế và thương mại Halal tại Việt Nam” của ông Ramlan bin Osman, Giám đốc Trung tâm chứng nhận Halal Quốc gia…

Phát biểu tổng kết và bế mạc Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Xuân Trung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đánh giá cao những đóng góp trí tuệ, tâm huyết của các diễn giả góp phần làm nên thành công của Hội thảo.

Ông cho biết, Ban chuyên môn của Hội thảo sẽ tổng hợp và xây dựng bản kiến nghị chính sách gửi đến Uỷ ban Kinh tế và Tài chính Quốc hội; Ban Chính sách Chiến lược Trung ương; Bộ Công Thương; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Trung tâm chứng nhận Halal Quốc gia… để Việt Nam phát huy tiềm năng lớn và chinh phục ngành kinh tế và thương mại Halal trong thời gian tới.

Đại sứ Vương quốc Maroc tại Việt Nam Jamale Chouaibi:

Maroc có thể là “cửa ngõ” đưa sản phẩm Halal Việt Nam vào thị trường châu Phi

Bạn bè quốc tế hiến kế giúp Việt Nam phát triển kinh tế và thương mại Halal

Để thúc đẩy hợp tác giữa Maroc và Việt Nam trong lĩnh vực Halal, hai bên cần tăng cường trao đổi kiến thức và chuyên môn thông qua các hội thảo, hội nghị chuyên đề và chương trình đào tạo chuyên sâu. Qua đó giúp nâng cao năng lực và bảo đảm việc tuân thủ các tiêu chuẩn Halal. Các cơ quan và doanh nghiệp Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm của Viện Tiêu chuẩn hóa Maroc (IMANOR) - đơn vị có thế mạnh trong lĩnh vực chứng nhận Halal, kiểm định, thử nghiệm và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế.

Tôi tin rằng, Maroc có thể trở thành cửa ngõ để sản phẩm Halal của Việt Nam tiếp cận các thị trường châu Phi, Trung Đông và châu Âu - những khu vực có đông đảo cộng đồng Hồi giáo. Ngược lại, Việt Nam cũng có thể hỗ trợ hàng hóa Maroc thâm nhập hiệu quả vào thị trường Đông Nam Á. Chúng tôi khuyến khích các doanh nghiệp hai nước cùng xây dựng các liên doanh hợp tác, tận dụng lợi thế của Maroc trong chứng nhận Halal và của Việt Nam trong năng lực sản xuất.

Trong lĩnh vực du lịch, với cộng đồng Hồi giáo toàn cầu gần 1,8 tỷ người, tôi nhận thấy tiềm năng rất lớn để cùng phát triển các dịch vụ du lịch và lưu trú đáp ứng tiêu chuẩn Halal. Việc hợp tác có thể được cụ thể hóa thông qua các thỏa thuận và biên bản ghi nhớ, nhằm hài hòa tiêu chuẩn và đơn giản hóa quy trình chứng nhận giữa hai quốc gia.

Tôi đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam tham gia Diễn đàn Halal Maroc lần thứ 7 do IMANOR tổ chức vào tháng 6 năm nay tại Casablanca (Maroc). Đây là cơ hội quan trọng để các doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, kết nối và tìm kiếm cơ hội hợp tác.

Đại sứ quán Vương quốc Maroc tại Việt Nam luôn sẵn sàng đóng vai trò cầu nối giữa các bên liên quan, góp phần hỗ trợ và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực Halal. Tôi kỳ vọng năm nay sẽ ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ trong hoạt động trao đổi đoàn doanh nghiệp giữa hai nước, từ đó mở ra nhiều cơ hội hợp tác cụ thể và làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế - thương mại song phương.

TS. Aemin Nasir, Giảng viên Đại học RMIT:

Cần xây dựng “Khuôn khổ sinh thái Halal chiến lược” gồm 5 trụ cột

Bạn bè quốc tế hiến kế giúp Việt Nam phát triển kinh tế và thương mại Halal

Việt Nam đang đứng trước tiềm năng to lớn từ thị trường Halal toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh khu vực châu Á - Thái Bình Dương chiếm gần 48% dân số theo chế độ ăn Halal. Nếu biết tận dụng cơ hội và phát triển theo hướng bài bản, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành trung tâm sản xuất và cung ứng sản phẩm Halal trong khu vực.

Tôi đề xuất một “Khuôn khổ sinh thái Halal chiến lược” với 5 trụ cột chính như sau:

Thứ nhất, hỗ trợ từ chính phủ: Việt Nam cần xây dựng hành lang pháp lý rõ ràng và nhất quán về sản xuất, chứng nhận và kinh doanh sản phẩm Halal, bảo đảm tính minh bạch và khả thi trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Hệ thống pháp lý này cần được tham chiếu và hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là tiêu chuẩn của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) và Viện Tiêu chuẩn và Đo lường Hồi giáo (SMIIC). Nhà nước cũng cần đưa ra các chính sách tài chính ưu đãi như vay vốn lãi suất thấp hoặc trợ cấp đầu tư để khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực Halal.

Thứ hai, nguồn nhân lực: Việt Nam cần chú trọng đào tạo đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên và kiểm toán viên Halal thông qua các chương trình đào tạo bài bản tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm dạy nghề. Đồng thời, các khóa học ngắn hạn và chương trình cấp chứng chỉ chuyên môn cũng nên được triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong ngắn hạn. Việc nâng cao nhận thức cộng đồng và doanh nghiệp về giá trị kinh tế cũng như yêu cầu khắt khe của thị trường Halal cũng là yếu tố không thể thiếu trong tiến trình xây dựng một nền công nghiệp Halal chuyên nghiệp.

Thứ ba, cơ sở hạ tầng: Việt Nam cần đầu tư mạnh vào các trung tâm R&D hiện đại, được trang bị đầy đủ thiết bị kiểm định tiên tiến. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, như blockchain và QR code, sẽ giúp xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc minh bạch và đáng tin cậy cho sản phẩm Halal. Đồng thời, cần thiết lập bộ tiêu chuẩn Halal quốc gia, phù hợp với điều kiện thực tế trong nước nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế.

Thứ tư, sản xuất: Cần ưu tiên phát triển ngành Halal trong các lĩnh vực có thế mạnh truyền thống của Việt Nam như thủy sản, nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Việc xây dựng các chuỗi cung ứng Halal bền vững là điều kiện tiên quyết, bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường.

Thứ năm, dịch vụ: Đây là lĩnh vực đầy tiềm năng cần được quan tâm phát triển, đặc biệt là dịch vụ logistics và du lịch. Việt Nam có thể xây dựng các khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng thân thiện với du khách Hồi giáo, cung cấp đầy đủ tiện nghi như bữa ăn Halal, phòng cầu nguyện và khu vực vệ sinh riêng biệt. Việc đào tạo nhân viên ngành du lịch về văn hóa Hồi giáo là cần thiết để bảo đảm thái độ phục vụ tôn trọng và chuyên nghiệp. Ngoài ra, Việt Nam nên liên kết với các tổ chức du lịch Halal quốc tế như CrescentRating hoặc Salam Standard để quảng bá điểm đến Việt Nam như một lựa chọn hấp dẫn và đáng tin cậy đối với du khách Hồi giáo toàn cầu.

Thành phố Hồ Chí Minh muốn thúc đẩy hợp tác phát triển ngành Halal với Kuwait Thành phố Hồ Chí Minh muốn thúc đẩy hợp tác phát triển ngành Halal với Kuwait
Phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 63 năm Ngày Độc lập và 33 năm Ngày Giải phóng Nhà nước Kuwait, Phó Chủ UBND thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Võ Văn Hoan cho biết: TP.HCM mong muốn tăng cường hơn nữa các chương trình hợp tác với Kuwait trong lĩnh vực thương mại, y tế, giáo dục, du lịch và đặc biệt là ngành Halal.
Thủ tướng: Việt Nam có ba cơ sở quan trọng để phát triển ngành Halal Thủ tướng: Việt Nam có ba cơ sở quan trọng để phát triển ngành Halal
Ngày 22/10/2024, phát biểu tại Hội nghị “Phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết: Việt Nam có ba cơ sở quan trọng để phát triển ngành Halal.
Mai Anh - Cẩm Ly
Nguồn:

Tin bài liên quan

Kỳ 3: Rộng cửa đến ASEAN và “lục địa đen”

Kỳ 3: Rộng cửa đến ASEAN và “lục địa đen”

Morocco là cửa ngõ giữa châu Phi và châu Âu, trong khi Việt Nam là cửa ngõ vào Đông Nam Á. Tiếp nối mối duyên lịch sử, vị trí địa chiến lược này mở ra cơ hội cho hai quốc gia phát huy chuỗi giá trị chung trong nhiều lĩnh vực mũi nhọn. Morocco và Việt Nam đang trên hành trình viết tiếp những chương mới của mối bang giao vững chắc, bền chặt.
Thủ tướng: Việt Nam có ba cơ sở quan trọng để phát triển ngành Halal

Thủ tướng: Việt Nam có ba cơ sở quan trọng để phát triển ngành Halal

Ngày 22/10/2024, phát biểu tại Hội nghị “Phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết: Việt Nam có ba cơ sở quan trọng để phát triển ngành Halal.
Thành phố Hồ Chí Minh muốn thúc đẩy hợp tác phát triển ngành Halal với Kuwait

Thành phố Hồ Chí Minh muốn thúc đẩy hợp tác phát triển ngành Halal với Kuwait

Phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 63 năm Ngày Độc lập và 33 năm Ngày Giải phóng Nhà nước Kuwait, Phó Chủ UBND thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Võ Văn Hoan cho biết: TP.HCM mong muốn tăng cường hơn nữa các chương trình hợp tác với Kuwait trong lĩnh vực thương mại, y tế, giáo dục, du lịch và đặc biệt là ngành Halal.

Các tin bài khác

Doanh nghiệp Việt cần làm gì trước "bão táp" thuế quan từ Hoa Kỳ?

Doanh nghiệp Việt cần làm gì trước "bão táp" thuế quan từ Hoa Kỳ?

Tại Hội thảo “Thuế đối ứng của Hoa Kỳ và Ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam” ngày 18/4, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công nhấn mạnh: "Các doanh nghiệp cần coi đây là thời điểm để Việt Nam nhìn lại chiến lược phát triển, nâng cao năng lực nội tại, chủ động thích ứng và định vị lại vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu".
Kim ngạch Hồ tiêu quý I/2025 tăng mạnh, giá xuất khẩu đạt kỷ lục

Kim ngạch Hồ tiêu quý I/2025 tăng mạnh, giá xuất khẩu đạt kỷ lục

Khép lại quý I/2025, ngành hồ tiêu Việt Nam chứng kiến nhiều tín hiệu trái chiều khi sản lượng xuất khẩu sụt giảm, nhưng kim ngạch lại tăng mạnh nhờ giá tiêu neo ở mức cao kỷ lục.
Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, đảm bảo an sinh trước biến động kinh tế toàn cầu

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, đảm bảo an sinh trước biến động kinh tế toàn cầu

Ngày 18/4, tại Hà Nội, Phiên họp toàn thể lần thứ nhất của Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội đã được tổ chức nhằm thẩm tra các nội dung theo phân công, chuẩn bị trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét theo thẩm quyền tại Phiên họp thứ 44 và trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9.
Chuyên gia hiến kế phát triển công nghệ chiến lược quốc gia

Chuyên gia hiến kế phát triển công nghệ chiến lược quốc gia

Tại Tọa đàm “Chính sách đặc biệt để phát triển công nghệ chiến lược quốc gia” do Viện Kinh tế Việt Nam và Thế giới (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) tổ chức ngày 17/4, nhiều nhà khoa học, chuyên gia hiến kế.

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 19/4: Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga

Tin quốc tế sáng 19/4: Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga

Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga trong thỏa thuận hòa bình với Ukraine; Mỹ công bố 10.000 trang hồ sơ liên quan đến vụ ám sát Robert F. Kennedy năm 1968; Ukraine-Nga sẽ trao đổi gần 500 tù nhân... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 19/4.
Tin tức quốc tế sáng 18/4: Tổng thống Trump lạc quan về đàm phán thương mại với Trung Quốc

Tin tức quốc tế sáng 18/4: Tổng thống Trump lạc quan về đàm phán thương mại với Trung Quốc

Tổng thống Donald Trump lạc quan về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc; Mỹ và Ukraine ký biên bản ghi nhớ về thỏa thuận khoáng sản; Nhật Bản thặng dư thương mại 63 tỷ USD với Mỹ giữa lúc căng thẳng thuế quan… là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 18/4.
Thông xe 5 tuyến cao tốc trọng điểm dịp 30/4

Thông xe 5 tuyến cao tốc trọng điểm dịp 30/4

Bộ Xây dựng đã báo cáo Chính phủ danh sách 5 dự án giao thông trọng điểm dự kiến khánh thành, thông xe nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Theo đó, có 4 dự án thành phần thuộc dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông (giai đoạn 2021-2025) và 1 dự án đường bộ cao tốc do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư.
Kiều hối chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh đạt hơn 2,4 tỷ USD

Kiều hối chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh đạt hơn 2,4 tỷ USD

Tính đến cuối tháng 3/2025, tổng lượng kiều hối chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh đạt 2,412 tỷ USD, bằng 25,3% so với cả năm 2024 và tăng 19,6% so với quý liền kề trước đó.
Nâng cao nhận thức về biển, đảo cho phụ nữ tỉnh Kiên Giang

Nâng cao nhận thức về biển, đảo cho phụ nữ tỉnh Kiên Giang

Từ ngày 14-18/4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kiên Giang tổ chức tuyên truyền biển, đảo năm 2025 cho các cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn tỉnh.
Giao lưu "Khăn hồng hữu nghị" gắn kết thiếu nhi biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Giao lưu "Khăn hồng hữu nghị" gắn kết thiếu nhi biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Tham quan Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn, vẽ nón lá Việt Nam, làm gốm sứ... là những hoạt động Đoàn đại biểu thiếu nhi Trung Quốc được tham gia trải nghiệm tại Chương trình giao lưu "Khăn hồng hữu nghị thiếu nhi biên giới Lạng Sơn (Việt Nam) - Quảng Tây (Trung Quốc)" diễn ra ngày 16/4 tại tỉnh Lạng Sơn.
Hải quân Việt Nam - Trung Quốc tuần tra liên hợp trên vịnh Bắc Bộ

Hải quân Việt Nam - Trung Quốc tuần tra liên hợp trên vịnh Bắc Bộ

Sáng 16/4, Biên đội Tàu 015-Trần Hưng Đạo và Tàu 016-Quang Trung (Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân) cùng đoàn công tác Hải quân Việt Nam đã rời Quân cảng Bắc Hải (Trung Quốc), tham gia tuần tra liên hợp lần thứ 38 trên vịnh Bắc Bộ với Hải quân Trung Quốc.
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
11 nuoc co quan he doi tac chien luoc toan dien voi viet nam
canh bao gia tang lua dao tren khong gian mang
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ
Thời tiết hôm nay (19/4): Nắng nóng trên diện rộng, có nơi trên 37 độ C

Thời tiết hôm nay (19/4): Nắng nóng trên diện rộng, có nơi trên 37 độ C

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, thời tiết hôm nay (ngày 19/4), tình trạng nắng nóng xảy ra trên diện rộng khắp cả nước.
Thời tiết hôm nay (17/4): Cả nước nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (17/4): Cả nước nắng nóng trên diện rộng

Ngày 17/4, các khu vực trên cả nước có nắng nóng, có nơi nắng nóng diện rộng. Tại Hà Nội, nhiệt độ cao nhất lên tới 35 độ C.
Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce

Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce

Giá vàng tăng kỷ lục khi tiếp tục được hỗ trợ bởi sự suy yếu của đồng USD và lực cầu trú ẩn an toàn do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang.
Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 1 bậc, xếp hạng 32 thế giới

Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 1 bậc, xếp hạng 32 thế giới

Chương trình Thương hiệu quốc gia được Chính phủ phê duyệt từ năm 2003 và giao Bộ Công Thương chủ trì triển khai, là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất ở cấp quốc gia.
Thời tiết hôm nay (12/4): không khí lạnh cuối mùa gây mưa ở miền Bắc và miền Trung

Thời tiết hôm nay (12/4): không khí lạnh cuối mùa gây mưa ở miền Bắc và miền Trung

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 12/4 bộ phận không khí lạnh đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam, gây mưa ở nhiều khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
Lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới vượt 3.200 USD

Lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới vượt 3.200 USD

Giá vàng thế giới tiếp đà tăng và “xô đổ” kỷ lục đạt được trước đó không lâu.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

Phiên bản di động