Trang chủ Văn hóa - Du lịch Điểm đến
17:26 | 10/05/2022 GMT+7

Ảnh: Khám phá thành đá cổ từng là biên giới ‘Đàng trong – Đàng ngoài’

aa
Lũy đá Kỳ Anh được xây dựng vào thời kỳ nội chiến Trịnh - Nguyễn, do nhà Trịnh ở Đàng ngoài xây dựng làm phòng tuyến chống quân Nguyễn từ Đàng trong đánh ra.
Khám phá vẻ đẹp thiên nhiên ở xứ Mường Khám phá vẻ đẹp thiên nhiên ở xứ Mường
Khám phá vẻ đẹp thác Mưa giữa núi rừng biên giới Nghệ An Khám phá vẻ đẹp thác Mưa giữa núi rừng biên giới Nghệ An

Video: Khám phá lũy đá cổ Kỳ Anh

Ảnh: Khám phá thành đá cổ từng là biên giới ‘Đàng trong – Đàng ngoài’ - 1
Khoảng 30 năm về trước, người dân xã Kỳ Lạc (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) phát hiện đoạn thành cổ bằng đá ẩn sâu trong rừng cây. Quá trình mở rộng nghiên cứu, các nhà khảo cổ nhận định đây là hệ thống lũy đá cổ, được xây dựng vào thời kỳ nội chiến Trịnh - Nguyễn, do nhà Trịnh ở Đàng ngoài xây dựng làm phòng tuyến chống quân Nguyễn từ Đàng trong đánh ra.
Ảnh: Khám phá thành đá cổ từng là biên giới ‘Đàng trong – Đàng ngoài’ - 2
Đây là công trình xây dựng cực kỳ cẩn thận, chất lượng cao so với những hệ thống thành lũy đá cổ khác đã từng được phát hiện ở nước ta, đồng thời là chứng tích lịch sử thế kỷ XVII-XVIII của chế độ phong kiến Việt Nam. Hiện nay, đoạn thành đá còn nguyên vẹn thuộc địa phận xã Kỳ Lạc (huyện Kỳ Anh).
Ảnh: Khám phá thành đá cổ từng là biên giới ‘Đàng trong – Đàng ngoài’ - 3
Điểm bắt đầu thành đá cổ là chân dốc Đèo Bụt (xã Kỳ Lạc), kéo dài khoảng 1,5km men theo sườn núi lên đỉnh đèo thuộc núi Trầm Hương (nằm trong dãy Hoành Sơn).
Ảnh: Khám phá thành đá cổ từng là biên giới ‘Đàng trong – Đàng ngoài’ - 4
Thành đá được xây dựng hoàn toàn bằng loại đá tự nhiên có ở chính vùng đất này, người dân địa phương gọi là đá son (vì khi mài đá ra có màu đỏ như son), không sử dụng chất kết dính. Đá son mềm và mịn, nếu để lâu ngày các bột đá bị phân hủy tạo thành chất kết dính rất chắc và bền, có độ cứng cao khi trải qua mưa.
Ảnh: Khám phá thành đá cổ từng là biên giới ‘Đàng trong – Đàng ngoài’ - 5
Thành quay về hướng nam, hiện nay nơi cao nhất còn cao 6m ở bề mặt phía nam, về phía bắc là 3m, mặt thành rộng 3m, chân thành choãi rộng 5m.
Ảnh: Khám phá thành đá cổ từng là biên giới ‘Đàng trong – Đàng ngoài’ - 6
Đặc biệt, cứ cách khoảng 3m dưới chân thành hoặc trên thân thành lại trổ một lỗ hình vuông dạng phễu mặt trước to mặt sau thu nhỏ lại. Mặt trước có kích thước hơn 1,2m, mặt sau 0,80m, có công dụng vừa làm lỗ thoát nước vừa như là lỗ châu mai chạy xuyên qua thân lũy.
Ảnh: Khám phá thành đá cổ từng là biên giới ‘Đàng trong – Đàng ngoài’ - 7
Với kỹ thuật ghép đá công phu và điêu luyện ở trên đèo núi cao, lũy đá vẫn tồn tại với thời gian suốt qua hàng mấy thế kỷ mà không hề bị phá hủy.
Ảnh: Khám phá thành đá cổ từng là biên giới ‘Đàng trong – Đàng ngoài’ - 8
Ảnh: Khám phá thành đá cổ từng là biên giới ‘Đàng trong – Đàng ngoài’ - 9
Ảnh: Khám phá thành đá cổ từng là biên giới ‘Đàng trong – Đàng ngoài’ - 10

Hiện chưa tìm thấy những hiện vật, đồ dùng sinh hoạt có liên quan đến thành lũy, nhưng một phát hiện khá lý thú là công trình không có móng nhân tạo mà người xưa chỉ dựa vào nền đất tự nhiên để xây dựng thành lũy.

Ảnh: Khám phá thành đá cổ từng là biên giới ‘Đàng trong – Đàng ngoài’ - 11
Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn phát hiện một lũy đất gần đó thuộc dãy núi đối diện với đèo Bụt, cũng quay về hướng nam. Tuy nhiên lũy đất này đã bị phá dỡ nay chỉ còn lại dấu vết.
Ảnh: Khám phá thành đá cổ từng là biên giới ‘Đàng trong – Đàng ngoài’ - 12
Theo ông Phan Hoàng Trường, Chủ tịch UBND xã Kỳ Lạc: “Hiện nay địa phương đang giữ gìn và bảo vệ 1.400m thành đá cổ, trong đó có khoảng 400m giữ nguyên được hiện trạng. Trước đây thành đá này được người dân địa phương gọi là lũy ông Ninh, ông Nam”
Ảnh: Khám phá thành đá cổ từng là biên giới ‘Đàng trong – Đàng ngoài’ - 13
Ông Nguyễn Trí Sơn, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Hà Tĩnh cho biết, Lũy đá Kỳ Anh so với trường lũy Quảng Ngãi thì kỹ thuật ghép đá ở đây có trình độ điêu luyện và thẩm mỹ với những hòn đá tự nhiên bằng phẳng được ghép ngay ngắn.
Ảnh: Khám phá thành đá cổ từng là biên giới ‘Đàng trong – Đàng ngoài’ - 14
“Lũy ở đây không dài, nhưng lại có quy mô lớn về chiều cao và độ dày cũng như sự hoàn chỉnh về kỹ thuật. Từ trước tới nay chưa từng bắt gặp ở Việt Nam”, ông Sơn nói thêm.

Hệ thống lũy đá Kỳ Anh có giá trị lớn về lịch sử khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật độc đáo, là hệ thống thành lũy mang tính chất quân sự. Cùng với hệ thống lũy Thầy của chúa Nguyễn ở Quảng Bình, thành lũy Kỳ Anh được chúa Trịnh xây dựng ở phía Bắc dãy Hoành Sơn với vị trí địa hình đắc địa với những đồi núi cao, dốc đèo hiểm trở, chỉ có duy nhất con đường bộ (thượng đạo) giao thương qua lại giữa Bắc Hà và Nam Hà, là địa hình phòng thủ lý tưởng trong quá trình xảy ra nội chiến.

Với những giá trị nổi bật về kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ học và lịch sử văn hóa, ngày 12/12/2014, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 4105/QĐ-BVHTTDL công nhận và xếp hạng Lũy đá Kỳ Anh là di tích Kiến trúc nghệ thuật.

Về Cửa Lò khám phá nét đặc trưng xứ Nghệ Về Cửa Lò khám phá nét đặc trưng xứ Nghệ
Những cây cầu nổi tiếng ở Việt Nam thu hút du khách khám phá Những cây cầu nổi tiếng ở Việt Nam thu hút du khách khám phá

Theo Trọng Tùng/ VTC News
Nguồn:

Tin bài liên quan

Tặng quà, hỗ trợ người dân Campuchia tại các tỉnh biên giới

Tặng quà, hỗ trợ người dân Campuchia tại các tỉnh biên giới

Tuần qua, tại các tỉnh biên giới Tây Ninh và Long An, nhiều hoạt động tặng quà và hỗ trợ thiết thực cho người dân Campuchia đã được tổ chức nhằm góp phần gắn kết tình cảm nhân dân hai nước.
Đồn biên phòng Hà Tĩnh - Khăm Muồn kết nghĩa để bảo vệ biên giới

Đồn biên phòng Hà Tĩnh - Khăm Muồn kết nghĩa để bảo vệ biên giới

Ngày 30/5, tại Hà Tĩnh, các đồn biên phòng tuyến núi thuộc Bộ đội biên phòng (BĐBP) Hà Tĩnh tổ chức ký kết nghĩa với các đơn vị làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Khăm Muồn, nước CHDCND Lào.
Đạp xe hữu nghị: thúc đẩy giao lưu nhân dân Việt Nam - Trung Quốc

Đạp xe hữu nghị: thúc đẩy giao lưu nhân dân Việt Nam - Trung Quốc

Sáng 31/3, tại cửa khẩu quốc tế Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc) đã diễn ra hoạt động đạp xe đạp hữu nghị với chủ đề "Đạp xe qua biên giới, hữu nghị đồng hành" năm 2025.

Các tin bài khác

Quảng bá võ cổ truyền làng Sình (TP Huế) đến thành phố Katsuragi (Nhật Bản)

Quảng bá võ cổ truyền làng Sình (TP Huế) đến thành phố Katsuragi (Nhật Bản)

Ngày 05/6 tại thành phố Huế, Hội hữu nghị Việt - Nhật thành phố Huế tổ chức chương trình giao lưu văn hóa với đoàn đại biểu đến từ thành phố Katsuragi (tỉnh Nara, Nhật Bản) do Thị trưởng Ako Kazuhiko dẫn đầu. Tại đây, môn võ cổ truyền làng Sình đã được biểu diễn nhằm giới thiệu đến các đại biểu Nhật Bản.
Đà Nẵng chào đón 333 hành khách quốc tế đến từ Dubai

Đà Nẵng chào đón 333 hành khách quốc tế đến từ Dubai

Tối ngày 2/6, chuyến bay đầu tiên của Hãng hàng không Emirates (Dubai, UAE) cất cánh từ Dubai đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng. Ngành du lịch thành phố Đà Nẵng tổ chức chào đón 333 hành khách quốc tế trên chuyến bay này đến tham quan thành phố Đà Nẵng.
The Komorebi - “Kỳ quan nghỉ dưỡng” chuẩn Nhật thắp sáng du lịch miền Bắc quanh năm

The Komorebi - “Kỳ quan nghỉ dưỡng” chuẩn Nhật thắp sáng du lịch miền Bắc quanh năm

Phá vỡ tính mùa vụ của du lịch miền Bắc, The Komorebi - phân khu phong cách Nhật tại Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) sở hữu hệ tiện ích độc đáo cho phép khai thác tiềm năng nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe suốt 365 ngày trong năm.
Gắn kết văn hóa Việt - Mexico qua di sản khảo cổ

Gắn kết văn hóa Việt - Mexico qua di sản khảo cổ

Triển lãm chuyên đề “Hành trình qua Mexico cổ đại” lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam đã mang đến công chúng một hành trình khám phá nền văn minh rực rỡ của Mexico tiền Colombo - món quà văn hóa đặc biệt nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mexico (19/5/1975 - 19/5/2025).

Đọc nhiều

Cảm xúc và suy ngẫm về 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN

Cảm xúc và suy ngẫm về 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN

Ngày 28/7/1995, tại Bandar Seri Begawan, thủ đô của Brunei Darussalam, đã diễn ra một sự kiện quan trọng không chỉ đối với Việt Nam mà còn với toàn khu vực Đông Nam Á: Lễ thượng cờ đánh dấu việc Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, trở thành thành viên thứ bảy của tổ chức. Tôi vinh dự và may mắn là một trong những người trực tiếp tham gia chuẩn bị và chứng kiến thời khắc lịch sử ấy.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm Chủ tịch Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil nhiệm kỳ 2025-2030

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm Chủ tịch Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil nhiệm kỳ 2025-2030

Ngày 15/7 tại Hà Nội, Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil tổ chức Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ mới.
Người Việt tại Hà Lan vui mừng trước những thành tựu của đất nước

Người Việt tại Hà Lan vui mừng trước những thành tựu của đất nước

Trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Hà Lan từ ngày 10-12/7/2025, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt tại Hà Lan.
Ngày hội thể thao gắn kết cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc

Ngày hội thể thao gắn kết cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc

Ngày 13/7, Hội thao của cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc lần thứ 4 đã diễn ra tại Khu liên hợp thể thao Anyeong, thành phố Daejeon, miền Trung Hàn Quốc.
Việt Nam - Campuchia chuẩn bị cho Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới lần thứ 2

Việt Nam - Campuchia chuẩn bị cho Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới lần thứ 2

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Campuchia lần thứ 2 dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11/2025 tại tỉnh Tây Ninh (Việt Nam) và tỉnh Svay Rieng (Campuchia) với khoảng 20 hoạt động phong phú, thiết thực nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng và gắn kết cộng đồng khu vực biên giới. Hiện các cơ quan chức năng hai nước đang tích cực phối hợp chuẩn bị để sự kiện diễn ra trang trọng, hiệu quả và an toàn.
Đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân bị chấn thương nặng khi đánh bắt trên biển

Đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân bị chấn thương nặng khi đánh bắt trên biển

Chiều 11/7, lực lượng quân y đảo Song Tử Tây (Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân) đã kịp thời tiếp nhận và tổ chức cấp cứu cho một ngư dân bị chấn thương nghiêm trọng khi đang lao động trên biển.
Sôi động giao thương, du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

Sôi động giao thương, du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

6 tháng đầu năm nay, lượng khách xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn) tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Điều này phản ánh rõ nét nhu cầu giao thương, du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị đã tăng cao.
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
infographic viet nam hoan thanh vai tro dong chu tich chuong trinh dong nam a searp giai doan 2022 2025
infographic sua phap lenh dan so vo chong tu quyet dinh so con va thoi gian sinh con
infographics quan he doi tac toan dien giua viet nam va hungary
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động