Ảnh: Khám phá thành đá cổ từng là biên giới ‘Đàng trong – Đàng ngoài’

17:26 | 10/05/2022

Lũy đá Kỳ Anh được xây dựng vào thời kỳ nội chiến Trịnh - Nguyễn, do nhà Trịnh ở Đàng ngoài xây dựng làm phòng tuyến chống quân Nguyễn từ Đàng trong đánh ra.
Khám phá vẻ đẹp thiên nhiên ở xứ Mường Khám phá vẻ đẹp thiên nhiên ở xứ Mường
Khám phá vẻ đẹp thác Mưa giữa núi rừng biên giới Nghệ An Khám phá vẻ đẹp thác Mưa giữa núi rừng biên giới Nghệ An

Video: Khám phá lũy đá cổ Kỳ Anh

Ảnh: Khám phá thành đá cổ từng là biên giới ‘Đàng trong – Đàng ngoài’ - 1
Khoảng 30 năm về trước, người dân xã Kỳ Lạc (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) phát hiện đoạn thành cổ bằng đá ẩn sâu trong rừng cây. Quá trình mở rộng nghiên cứu, các nhà khảo cổ nhận định đây là hệ thống lũy đá cổ, được xây dựng vào thời kỳ nội chiến Trịnh - Nguyễn, do nhà Trịnh ở Đàng ngoài xây dựng làm phòng tuyến chống quân Nguyễn từ Đàng trong đánh ra.
Ảnh: Khám phá thành đá cổ từng là biên giới ‘Đàng trong – Đàng ngoài’ - 2
Đây là công trình xây dựng cực kỳ cẩn thận, chất lượng cao so với những hệ thống thành lũy đá cổ khác đã từng được phát hiện ở nước ta, đồng thời là chứng tích lịch sử thế kỷ XVII-XVIII của chế độ phong kiến Việt Nam. Hiện nay, đoạn thành đá còn nguyên vẹn thuộc địa phận xã Kỳ Lạc (huyện Kỳ Anh).
Ảnh: Khám phá thành đá cổ từng là biên giới ‘Đàng trong – Đàng ngoài’ - 3
Điểm bắt đầu thành đá cổ là chân dốc Đèo Bụt (xã Kỳ Lạc), kéo dài khoảng 1,5km men theo sườn núi lên đỉnh đèo thuộc núi Trầm Hương (nằm trong dãy Hoành Sơn).
Ảnh: Khám phá thành đá cổ từng là biên giới ‘Đàng trong – Đàng ngoài’ - 4
Thành đá được xây dựng hoàn toàn bằng loại đá tự nhiên có ở chính vùng đất này, người dân địa phương gọi là đá son (vì khi mài đá ra có màu đỏ như son), không sử dụng chất kết dính. Đá son mềm và mịn, nếu để lâu ngày các bột đá bị phân hủy tạo thành chất kết dính rất chắc và bền, có độ cứng cao khi trải qua mưa.
Ảnh: Khám phá thành đá cổ từng là biên giới ‘Đàng trong – Đàng ngoài’ - 5
Thành quay về hướng nam, hiện nay nơi cao nhất còn cao 6m ở bề mặt phía nam, về phía bắc là 3m, mặt thành rộng 3m, chân thành choãi rộng 5m.
Ảnh: Khám phá thành đá cổ từng là biên giới ‘Đàng trong – Đàng ngoài’ - 6
Đặc biệt, cứ cách khoảng 3m dưới chân thành hoặc trên thân thành lại trổ một lỗ hình vuông dạng phễu mặt trước to mặt sau thu nhỏ lại. Mặt trước có kích thước hơn 1,2m, mặt sau 0,80m, có công dụng vừa làm lỗ thoát nước vừa như là lỗ châu mai chạy xuyên qua thân lũy.
Ảnh: Khám phá thành đá cổ từng là biên giới ‘Đàng trong – Đàng ngoài’ - 7
Với kỹ thuật ghép đá công phu và điêu luyện ở trên đèo núi cao, lũy đá vẫn tồn tại với thời gian suốt qua hàng mấy thế kỷ mà không hề bị phá hủy.
Ảnh: Khám phá thành đá cổ từng là biên giới ‘Đàng trong – Đàng ngoài’ - 8
Ảnh: Khám phá thành đá cổ từng là biên giới ‘Đàng trong – Đàng ngoài’ - 9
Ảnh: Khám phá thành đá cổ từng là biên giới ‘Đàng trong – Đàng ngoài’ - 10

Hiện chưa tìm thấy những hiện vật, đồ dùng sinh hoạt có liên quan đến thành lũy, nhưng một phát hiện khá lý thú là công trình không có móng nhân tạo mà người xưa chỉ dựa vào nền đất tự nhiên để xây dựng thành lũy.

Ảnh: Khám phá thành đá cổ từng là biên giới ‘Đàng trong – Đàng ngoài’ - 11
Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn phát hiện một lũy đất gần đó thuộc dãy núi đối diện với đèo Bụt, cũng quay về hướng nam. Tuy nhiên lũy đất này đã bị phá dỡ nay chỉ còn lại dấu vết.
Ảnh: Khám phá thành đá cổ từng là biên giới ‘Đàng trong – Đàng ngoài’ - 12
Theo ông Phan Hoàng Trường, Chủ tịch UBND xã Kỳ Lạc: “Hiện nay địa phương đang giữ gìn và bảo vệ 1.400m thành đá cổ, trong đó có khoảng 400m giữ nguyên được hiện trạng. Trước đây thành đá này được người dân địa phương gọi là lũy ông Ninh, ông Nam”
Ảnh: Khám phá thành đá cổ từng là biên giới ‘Đàng trong – Đàng ngoài’ - 13
Ông Nguyễn Trí Sơn, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Hà Tĩnh cho biết, Lũy đá Kỳ Anh so với trường lũy Quảng Ngãi thì kỹ thuật ghép đá ở đây có trình độ điêu luyện và thẩm mỹ với những hòn đá tự nhiên bằng phẳng được ghép ngay ngắn.
Ảnh: Khám phá thành đá cổ từng là biên giới ‘Đàng trong – Đàng ngoài’ - 14
“Lũy ở đây không dài, nhưng lại có quy mô lớn về chiều cao và độ dày cũng như sự hoàn chỉnh về kỹ thuật. Từ trước tới nay chưa từng bắt gặp ở Việt Nam”, ông Sơn nói thêm.

Hệ thống lũy đá Kỳ Anh có giá trị lớn về lịch sử khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật độc đáo, là hệ thống thành lũy mang tính chất quân sự. Cùng với hệ thống lũy Thầy của chúa Nguyễn ở Quảng Bình, thành lũy Kỳ Anh được chúa Trịnh xây dựng ở phía Bắc dãy Hoành Sơn với vị trí địa hình đắc địa với những đồi núi cao, dốc đèo hiểm trở, chỉ có duy nhất con đường bộ (thượng đạo) giao thương qua lại giữa Bắc Hà và Nam Hà, là địa hình phòng thủ lý tưởng trong quá trình xảy ra nội chiến.

Với những giá trị nổi bật về kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ học và lịch sử văn hóa, ngày 12/12/2014, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 4105/QĐ-BVHTTDL công nhận và xếp hạng Lũy đá Kỳ Anh là di tích Kiến trúc nghệ thuật.

Về Cửa Lò khám phá nét đặc trưng xứ Nghệ Về Cửa Lò khám phá nét đặc trưng xứ Nghệ
Những cây cầu nổi tiếng ở Việt Nam thu hút du khách khám phá Những cây cầu nổi tiếng ở Việt Nam thu hút du khách khám phá

Theo Trọng Tùng/ VTC News

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/anh-kham-pha-thanh-da-co-tung-la-bien-gioi-dang-trong-dang-ngoai-168061.html

In bài viết