Trang chủ Bờ cõi biển đảo Cuộc sống vùng biên
09:37 | 14/07/2021 GMT+7

Xuyên đêm săn "đặc sản" trên biên giới Việt - Lào

aa
Dãy Giăng Màn sừng sững ôm trọn 27km đường biên giới Việt-Lào, nơi nổi tiếng với những cánh rừng nguyên sinh rộng hàng chục nghìn héc ta, quanh năm mây mù bao phủ. Đây là nơi khởi nguồn của những dòng suối mát lành, len lỏi qua từng ghềnh đá mà hợp thành dòng sông Gianh lịch sử và cũng là nơi sinh sống của các loài cá mát, cá chình, cá leo, ếch núi, cua đá…
Chợ tình ở huyện biên giới Mèo Vạc trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Chợ tình ở huyện biên giới Mèo Vạc trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Tăng cường tuần tra song phương tuyến biên giới Việt Nam - Lào Tăng cường tuần tra song phương tuyến biên giới Việt Nam - Lào
Cao Bằng chăm lo, hỗ trợ đồng bào khu vực biên giới phát triển sản xuất Cao Bằng chăm lo, hỗ trợ đồng bào khu vực biên giới phát triển sản xuất

Khi bóng đêm bắt đầu bao trùm lên khắp bản làng, chúng tôi theo chân ông Hồ Biên cùng hai thanh niên người Mày ở bản Lòm là Hồ Xum và Hồ Đum ngược nguồn khe Vàng, bắt đầu chuyến trải nghiệm đánh bắt cá mát và ếch núi, 2 loài “đặc sản” nơi thượng nguồn sông Gianh.

Theo lời ông Biên, trước đây, đồng bào người Mày ở bản Lòm chỉ cần ra đoạn suối trước bản đánh bắt là đã có cá và ếch để ăn. Nhưng khoảng 10 năm trở lại đây, vì là món “đặc sản” bán được giá cao nên lượng người đi bắt ngày càng đông; nhiều người còn lén lút dùng kích điện để đánh bắt vô tội vạ nên cá, cua, ếch cũng cạn dần.

Xuyên đêm săn "đặc sản" nơi thượng nguồn sông Gianh
Dụng cụ dùng để đánh bắt cá mát là lưới cỡ 2.

Vậy nên, bây giờ muốn bắt được nhiều cá, ếch và cua thì phải chịu khó đi xa, ngược nguồn lên những khe suối nằm sâu trong rừng nguyên sinh, trên núi Giăng Màn.

Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là đoạn khe Vàng cách bản Lòm chừng 5km, nơi đây dòng suối vừa len qua những ghềnh đá lớn, tạo thành những vực nước khá rộng và sâu. Như đã phân công từ trước, ông Hồ Biên dùng đèn soi đi dọc bờ đá mọc chen bụi rậm để bắt ếch núi. Còn tôi cùng anh em Hồ Xum và Hồ Đum men theo các vực nước rộng để thả lưới bắt cá mát.

Theo anh Hồ Xum, đã từ lâu, cá mát được xem là một món ăn “đặc sản”, sang trọng của đồng bào người Khùa, người Mày nơi mảnh đất biên cương này. Trong các dịp lễ trọng hay đón khách quý, trong mâm cơm của đồng bào người Khùa, người Mày nhất định phải có món cá mát đánh bắt ở các khe, suối trên thượng nguồn sông Gianh.

Cá mát có kích thước lớn nhất bằng khoảng ba ngón tay người lớn (nặng từ 0,5-0,7kg), trên thân có 6 chấm đen và vảy màu hồng nhạt. Cá mát sống ở các khe đá, hang ngầm dưới sông hoặc nơi thác nước chảy xiết. Cá thường kiếm ăn vào ban đêm. Khi trời chập choạng tối cũng là lúc từng đàn cá mát nối đuôi nhau tìm ăn côn trùng trên mặt nước hoặc ăn các loại rong rêu bám vào đá… cho đến tờ mờ sáng hôm sau sẽ bơi về nơi ẩn nấp.

Hiểu rõ những đặc tính này, nên người Khùa, người Mày thường đánh bắt cá mát vào ban đêm. Công cụ để đánh bắt cá mát phổ biến là lưới bén cỡ 2. Trước đây, khi lưới bén chưa phổ biến, những người Khùa, người Mày giỏi bơi lội còn lặn xuống các ngầm đá, nơi cá mát ẩn nấp rồi dùng súng bắn cá để đánh bắt nhưng hiệu quả thường không cao.

Bảo chúng tôi ngồi chờ trên bờ đá, anh Xum cầm tay lưới bén, lội xuống vực nước, vừa bơi, vừa rải lưới. “Khoảng tiếng đồng hồ thì thu lưới một lần. Cứ như vậy, hết vực nước này thì tiến lên vực nước khác, xuyên đêm cho đến sáng mới về.”, anh Xum cho biết.

Theo đánh giá của anh Xum, khe suối trên thượng nguồn sông Gianh có nhiều loài cá ngon nhưng không có loại cá nào ngon bằng cá mát. Cá mát được đồng bào người Khùa, người Mày chế biến thành nhiều món ăn, nhưng ngon nhất vẫn là món cá mát không làm ruột (ruột cá mát có màu rêu xanh, ăn có vị đắng ngọt ở đầu lưỡi) nướng trên than hồng.

Để chứng minh cho lời mình nói, sau mẻ lưới đầu tiên, anh Xum đã chọn những con cá mát lớn để nướng cho chúng tôi thưởng thức ngay bên bờ suối, giữa rừng khuya.

Khi than hồng đã rực, cá mát lần lượt nằm gọn trên kẹp nứa tươi và cứ khoảng 4-5 phút lại được trở đều một lần cho đến khi cá chín. Quả thật, chưa bao giờ chúng tôi được thưởng thức món cá nướng ngon đến vậy. Bẻ từng miếng cá mát nướng cho vào miệng, từ từ nhai mới cảm nhận hết sự thơm ngon, béo… đến tận miếng cuối cùng. Cá mát ngon như vậy, nên hiện nay, giá cá mát lên đến 500 nghìn đồng/kg mà không có để bán cho khách đặt mua…

Xuyên đêm săn "đặc sản" nơi thượng nguồn sông Gianh
Một mẻ lưới ở khe Vàng, thượng nguồn sông Gianh cũng chỉ được hơn chục con cá mát.

Nửa đêm, khi chúng tôi vừa nướng xong mớ cá mát thì cũng là lúc ông Hồ Biên trở về với cái giỏ chứa khoảng 3kg ếch núi. Theo quan sát của chúng tôi, loài ếch núi không lớn, chỉ nhỉnh hơn ngón chân cái người lớn một chút, lưng có màu sậm đen, xù xì giống con cóc. Tuy nhiên, theo những người sành ăn, loài ếch này có thịt trắng, ngọt và sống ở tự nhiên nên khách hàng rất ưa chuộng.

“Trước đây, ếch đá nhiều, bán không được giá nên đồng bào người Mày, người Khùa bắt về chỉ để phục vụ cho bữa ăn hàng ngày. Vậy nhưng gần đây, những quán, hàng trên quốc lộ 12A và thị trấn Quy Đạt mua để chế biến thành món đặc sản nên ếch đá đã có giá từ 70 đến 100 nghìn đồng/kg… Vì thế, mỗi đêm, nếu gặp ếch đá ra bờ suối bắt côn trùng nhiều, miềng cũng bắt được từ 3-5kg ếch, cũng có đồng ra, đồng vào để trang trải cuộc sống…”, ông Biên chia sẻ.

Một đêm xuyên rừng cùng ông Biên và 2 thanh niên người Mày ở bản Lòm đi săn cá mát và ếch đá ở khe Vàng với chúng tôi thực sự là một trải nghiệm rất thú vị. Đối với đồng bào người Mày, người Khùa dưới chân dãy Giăng Màn, cuộc sống còn nhiều khó khăn nên vào lúc “nông nhàn”, đồng bào đều phải vào rừng để săn con ếch, bắt con cua, con cá… những thứ mà pháp luật không cấm để đem bán mua lấy cân gạo, hạt muối…trang trải cuộc sống. Nhưng chúng tôi cũng hiểu được rằng, để soi được con ếch, bắt được con cua, con cá trên các khe suối trong những khu rừng nguyên sinh thâm u không phải là chuyện đơn giản, đòi hỏi người đi săn phải có kỹ năng sinh tồn, kinh nghiệm đi rừng...

Tăng cường tuần tra song phương tuyến biên giới Việt Nam - Lào Tăng cường tuần tra song phương tuyến biên giới Việt Nam - Lào
BĐBP Quảng Trị được giao quản lý, bảo vệ đoạn biên giới trên đất liền dài 179,345km (trong đó có cả biên giới trên sông, suối và trên bộ) với 62 vị trí/68 cột mốc quốc giới, 23 vị trí/35 cọc dấu, tiếp giáp với tỉnh Savannakhet và Salavan của nước bạn Lào. Để củng cố, tăng cường mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa hai nước Việt Nam - Lào và nâng cao chất lượng công tác bảo vệ biên giới, lực lượng chuyên trách, nòng cốt của hai bên đã tích cực triển khai có hiệu quả công tác tuần tra song phương, góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, cùng phát triển.
Bắt giữ hai đối tượng nhập cảnh trái phép qua biên giới Lào vào Việt Nam Bắt giữ hai đối tượng nhập cảnh trái phép qua biên giới Lào vào Việt Nam
Các chiến sĩ Đồn Biên phòng Keng Đu (Kỳ Sơn, Nghệ An) vừa phát hiện hai đối tượng nhập cảnh trái phép từ Lào vào Việt Nam.
Tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác bảo vệ biên giới Việt – Lào Tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác bảo vệ biên giới Việt – Lào
Ngày 25-9, tại Hà Nội, Trung tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng BQP đã tiếp các Tùy viên quốc phòng cũ và mới của Lào tới chào từ biệt và ra mắt.
Phan Phương
Nguồn: www.baoquangbinh.vn

Tin bài liên quan

Nắm bắt cơ hội hợp tác thúc đẩy phát triển ở khu vực biên giới

Nắm bắt cơ hội hợp tác thúc đẩy phát triển ở khu vực biên giới

Ngày 8/4/2024, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã chủ trì tổ chức “Hội nghị quán triệt, hướng dẫn triển khai thực hiện quy hoạch cửa khẩu các tuyến biên giới đất liền”.
Tuần tra song phương tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc

Tuần tra song phương tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc

Ngày 30/3, tại cặp lối mở A Pa Chải, Việt Nam và Long Phú, Trung Quốc, đoàn đại biểu của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên do Trung tá Phạm Văn Hiệp, Phó Tham mưu trưởng làm Trưởng đoàn và đoàn đại biểu Bộ đội Biên phòng khu vực Mông Tự do Trung tá Tào Kế Nguyên, Phó Tham mưu trưởng làm Trưởng đoàn đã tiến hành khởi động nghi thức tuần tra liên hợp năm 2024.
Gặp gỡ đầu xuân góp phần thúc đẩy hợp tác giữa 4 tỉnh biên giới Việt Nam và Trung Quốc

Gặp gỡ đầu xuân góp phần thúc đẩy hợp tác giữa 4 tỉnh biên giới Việt Nam và Trung Quốc

Ngày 28/2, tại TP Bắc Hải (Quảng Tây, Trung Quốc) đã diễn ra chương trình Gặp gỡ đầu Xuân giữa 4 tỉnh biên giới của Việt Nam gồm Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Giang, Lạng Sơn và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Tại chương trình, Bí thư 4 tỉnh biên giới Việt Nam và Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) đã ký kết Biên bản Hội đàm Gặp gỡ đầu Xuân và chứng kiến Lễ ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác hai bên.

Các tin bài khác

Trao hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ khu vực biên giới Quảng Bình

Trao hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ khu vực biên giới Quảng Bình

Ngày 12/4, tại xã biên giới Trường Sơn (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), Tổ chức Plan International vùng dự án tỉnh Quảng Bình, Ban Dự án “Làm cha mẹ có trách nhiệm giới” xã Trường Sơn, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã và các đơn vị liên quan đã phối hợp tổ chức chương trình trao mô hình Hỗ trợ sinh kế gà cỏ lai cho các phụ nữ mang thai và có con dưới 2 tuổi trên địa bàn.
An Giang hợp tác nhiều lĩnh vực với các địa phương Campuchia

An Giang hợp tác nhiều lĩnh vực với các địa phương Campuchia

Đoàn công tác tỉnh An Giang vừa thăm, chúc tết lãnh đạo, cán bộ và nhân dân các tỉnh Takeo, Kampong Chhnang và Kandal (Vương quốc Campuchia) nhân dịp Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của nước bạn.
Bà con vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc được khám bệnh, cấp thuốc miễn phí

Bà con vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc được khám bệnh, cấp thuốc miễn phí

Trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8, ngày 8/4, tại huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai), Bộ Quốc phòng tổ chức Chương trình khám bệnh, cấp thuốc cho nhân dân khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
Nghệ An: Hỗ trợ khoan giếng và xây dựng Mô hình “Ký túc xá vùng biên” cho xã biên giới ở huyện Tương Dương

Nghệ An: Hỗ trợ khoan giếng và xây dựng Mô hình “Ký túc xá vùng biên” cho xã biên giới ở huyện Tương Dương

Mới đây, Đồn Biên phòng Tam Quang (BĐBP Nghệ An), UBND xã Tam Quang (huyện Tương Dương) phối hợp với các nhà hảo tâm tổ chức Lễ khởi công khoan giếng, sửa chữa, xây dựng Mô hình “Ký túc xá vùng biên” cho các trường học, các em học sinh THCS của hai bản Tân Hương, Tùng Hương với số tiền gần 250 triệu đồng.

Đọc nhiều

Lợi nhuận thuần từ kinh doanh bảo hiểm sụt giảm, Manulife, Prudential, Dai-ichi Life và Cathay Life vẫn lãi nghìn tỷ nhờ đâu?

Lợi nhuận thuần từ kinh doanh bảo hiểm sụt giảm, Manulife, Prudential, Dai-ichi Life và Cathay Life vẫn lãi nghìn tỷ nhờ đâu?

Trong bối cảnh lãi thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm sụt giảm đáng kể, các “ông lớn” bảo hiểm nhân thọ vẫn duy trì được lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng nhờ doanh ...
Doanh nghiệp Việt Nam – Mông Cổ trao đổi cơ hội hợp tác

Doanh nghiệp Việt Nam – Mông Cổ trao đổi cơ hội hợp tác

Ngày 24/4/2024, tại Thủ đô Ulaanbaatar, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ và Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Mông Cổ (MNCCI) đã phối hợp tổ chức cuộc gặp gỡ doanh ...
Ngày hội giao lưu sinh viên quốc tế

Ngày hội giao lưu sinh viên quốc tế

Sinh viên, lưu học sinh đến từ 9 quốc gia, gồm: Lào, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Mexico, Liên bang Nga, Campuchia và Ai Cập vừa cùng hơn 1.000 sinh viên Trường ...
Đề xuất thành lập Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc

Đề xuất thành lập Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc

Đây là kiến nghị của ông Lý Xương Căn, Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc tại cuộc gặp Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong vào ...
Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều ngày 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam.
Tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Chuyến tuần tra liên hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc lần này trải dài trên phạm vi 13 điểm, từ Đông Bắc đảo Cồn Cỏ 48 hải lý đến Đông Nam đảo Trần 14 hải lý.
Cây xanh của tỉnh Bình Định đến với Trường Sa

Cây xanh của tỉnh Bình Định đến với Trường Sa

Ngày 25/4, tại Xã Cát Hạnh (Huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định), Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiếp nhận 15.000 cây dừa giống, 300Kg thuốc Patox 4GR do UBND tỉnh Bình Định hỗ trợ cho Chương trình “Xanh hoá Trường Sa”.
top 3 diem den thu hut du khach quoc te tai ha noi
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
Xin chờ trong giây lát...
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Cách đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VneID

Cách đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VneID

Mới đây, Sở Tư pháp TP Hà Nội đã xây dựng tài liệu hướng dẫn đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh xác thực điện tử (VNeID) và hướng dẫn tra cứu trạng thái hồ sơ nhận kết quả cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Nắng nóng bao trùm cả nước, có nơi trên 40 độ

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Nắng nóng bao trùm cả nước, có nơi trên 40 độ

Thông tin về tình hình thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo thời tiết chủ đạo trên cả nước là nắng nóng, có nơi nắng nóng trên 40 độ.
Nắng nóng trải dài từ Bắc vào Nam, có nơi trên 39 độ C

Nắng nóng trải dài từ Bắc vào Nam, có nơi trên 39 độ C

Trong ngày cuối tuần, cả nước xảy ra nắng nóng trong đó các khu vực Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa-Phú Yên, Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi nắng nóng gay gắt.
Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Hầu hết các khu vực trên cả nước đón ngày nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch - 18/4 dương lịch) trong thời tiết nắng nóng, nhiều nơi xuất hiện nắng nóng gay gắt. Thời điểm chiều tối và đêm khả năng mưa rào và dông vài nơi
Kazakhstan dành 3 học bổng du học cho sinh viên Việt Nam trong năm 2024

Kazakhstan dành 3 học bổng du học cho sinh viên Việt Nam trong năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo tuyển sinh đi học tại Kazakhstan diện Hiệp định năm 2024. Theo đó, Chính phủ Kazakhstan cấp 3 học bổng cho công dân Việt Nam đi đào tạo tại quốc gia này theo trình độ đại học.
Thông tin về học bổng Ấn Độ, cơ hội việc làm đến sinh viên Việt Nam

Thông tin về học bổng Ấn Độ, cơ hội việc làm đến sinh viên Việt Nam

Chương trình học bổng của chính phủ Ấn Độ; cơ hội việc làm; những lưu ý khi du học Ấn Độ... là những thông tin được cung cấp tại tọa đàm “Tăng cường giao lưu nhân dân-kết nối giáo dục, đào tạo Việt Nam-Ấn Độ” diễn ra vào ngày 10/4 tại Hà Nội.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động