Xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng đột biến
Thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng 8 Việt Nam đã xuất bán 921 nghìn tấn gạo, kim ngạch đạt 546,4 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu sang Philippines tăng 76,5%, sang Trung Quốc cũng tăng 45,6%, sang Malaysia tăng 50,6%, sang Ghana tăng 63,8%... so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế xuất khẩu gạo trong 8 tháng năm 2023 đạt 5,81 triệu tấn, mức cao nhất từ trước đến nay, tăng tới 21,4% so cùng kỳ năm 2022.
Mức xuất khẩu này đưa kim ngạch xuất khẩu gạo 8 tháng lên gần 3,16 tỉ USD, tăng hơn 35,7% về giá trị.
Việt Nam xuất bán 921 nghìn tấn gạo trong tháng 8 (Ảnh: TTXVN). |
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), nhiều quốc gia trên thế giới tăng nhập gạo Việt là do nguồn cung từ thị trường thế giới thiếu hụt. Đặc biệt, trong 3 tháng gần đây lượng gạo xuất khẩu tăng cao hơn so với đầu năm sau khi Ấn Độ ra lệnh cấm xuất khẩu gạo từ hôm 20/7.
Ngoài ra, ảnh hưởng của thời tiết bất lợi, hạn hán, mưa lũ khiến sản lượng gạo sản xuất của nhiều nước trên thế giới bị ảnh hưởng.
Bộ Công Thương dự báo, 4 tháng cuối năm nay, tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn sẽ được thúc đẩy bởi số lượng đơn hàng tốt từ nhiều thị trường mới.
Lệnh cấm xuất khẩu gạo của các nước khiến giá lúa, gạo tăng “thẳng đứng” Thị trường liên tiếp nhận các lệnh cấm xuất khẩu gạo. Ngày 20/7, Ấn Độ lệnh cấm xuất khẩu các loại gạo trắng thường, Nga cấm xuất khẩu “tạm thời” gạo thô và gạo đã qua chế biến cho đến cuối năm, ngày 28/7, UAE khẩn trương cấm xuất khẩu gạo và tái xuất khẩu gạo trong 4 tháng. |
Giá gạo trong nước đang cao hơn giá xuất khẩu, doanh nghiệp khó ký hợp đồng mới Khi thị trường liên tiếp nhận lệnh cấm hoặc hạn chế xuất khẩu gạo của một số nước, giá gạo Việt Nam đã có những bước “nhảy vọt” và đang có hiện tượng giá gạo trong nước cao hơn giá xuất khẩu. Do vậy, giá gạo tuy tăng cao nhưng không doanh nghiệp nào dám ký hợp đồng mới. |