Trang chủ Nhân quyền - Góc nhìn thời đại Tình đời nghĩa đạo
10:18 | 11/12/2023 GMT+7

Xây dựng thành phố an toàn, thân thiện và có trách nhiệm với các em gái

aa
Ngày 10/12, tại Hà Nội đã diễn ra lễ tổng kết dự án “Thành phố an toàn, thân thiện với em gái” do Viện Nghiên cứu Quản lý phát triển bền vững (MSD) phối hợp với đối tác Plan International Việt Nam tổ chức.
Khủng hoảng khí hậu ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc học tập của trẻ em gái
"Tiến về phía trước" - Cải thiện chất lượng cuộc sống của các nhóm cộng đồng đặc biệt khó khăn
Xây dựng các thành phố an toàn, thân thiện và có trách nhiệm với các em gái
Sự kiện thu hút khoảng 150 đại biểu, bao gồm đại diện nhà tài trợ cùng các cơ quan, đơn vị, cá nhân đang làm trong lĩnh vực liên quan, các cơ quan báo chí – truyền thông, các thầy cô giáo nhà trường và đại diện các em thanh thiếu niên tại các địa bàn dự án.

Hội thảo nhằm mục đích chia sẻ những kết quả chủ yếu của Dự án “Thành phố an toàn, thân thiện với em gái” trong 3 năm nói riêng và những bài học kinh nghiệm khi thực hiện dự án của các đối tác khác nhau ở địa phương trong cả giai đoạn tổng thể dự án nói chung, đồng thời thảo luận về tính bền vững của Dự án “Thành phố an toàn, thân thiện với em gái” sau khi Dự án kết thúc.

Trong khuôn khổ Dự án “Thành phố an toàn, thân thiện với trẻ em gái”, quá trình thúc đẩy sự tham gia của TTN vào việc xây dựng và thực thi chính sách có liên quan tới thanh thiếu niên (TTN) được thực hiện qua 4 giai đoạn tương ứng với 4 nhóm hoạt động chính như sau:

Kết quả của Mục tiêu số 1 - Nâng cao năng lực cho thanh thiếu niên và các bên liên quan

Mục tiêu số 1 bao gồm 4 hoạt động chính: Thành lập và vận hành CLC COC (Champions of Change - Thủ lĩnh của sự thay đổi); Gặp mặt định kỳ CLB COC em trai và em gái; Tập huấn cho thành viên các CLB COC; Tập huấn cho giáo viên, dẫn trình viên các CLB COC.

Trong 3 năm triển khai dự án, đã có 6 CLB COC được thành lập, trong đó có 54 CLB ở 26 trường THCS, 01 trường THPT trên địa bàn huyện Đông Anh và 02 CLB tại trường Đại học GTVT (mỗi trường có 01 CLB em gái và 1 CLB em trai). Số lượng thành viên tham gia vào các CLB là 880 TTN, bao gồm 420 nam và 420 nữ, độ tuổi từ 10-22. Các CLB thường xuyên sinh hoạt, với tuần suất 1-2 buổi/tháng theo cả hình thức trực tuyến và trực tiếp. Trong các buổi sinh hoạt, TTN được biết thêm những kiến thức về giới, bình đẳng giới, phòng chống bạo lực giới cũng như các kỹ năng mềm để các em có thể tự bảo vệ, tự phát triển bản thân. Tác động của hoạt động sinh hoạt CLB tới việc nâng cao năng lực tham gia cho TTN là vô cùng to lớn. TTN được trang bị các kiến thức cơ bản về BĐG, phân biệt đối xử về giới, phòng chống XHTDTE, phòng chống bạo lực gia đình; các biện pháp ứng xử, đối phó trước những tình huống bị xâm hại, quấy rối; TTN được trang bị và rèn luyện các kỹ năng tham gia như: quan sát, thuyết trình, lắng nghe, phản biện, đối thoại, thu thập thông tin,... Từ đó, các em được nâng cao sự tự tin và khả năng thể hiện bản thân trước đám đông; TTN có được môi trường an toàn để trao đổi, gặp gỡ, giao lưu với các bạn cùng trang lứa; được thoải mái nói ra quan điểm của bản thân, được đưa ra ý kiến, quan điểm của mình về các vấn đề mà các em quan tâm.

Trong hoạt động 2: Gặp mặt định kỳ giữa CLB em gái em trai, các em được thảo luận/tranh luận với nhau về các vấn đề liên quan tới chủ đề BĐG, phòng chống BLG như: an toàn của em gái ở nơi công cộng và trên phương tiện giao thông công cộng, việc thay đổi chuẩn mực giới về quấy rối tình dục, vấn đề đổ lỗi cho nạn nhân và cách tiếp cận không gian công cộng và phương tiện giao thông công cộng của người khuyết tật; thảo luận để cùng nhau xây dựng kế hoạch truyền thông, xây dựng các khuyến nghị, đề xuất cải thiện tình hình. Sau các buổi gặp mặt, các em hiểu rõ hơn về các vấn đề mà các em quan tâm, từ đó đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề và khuyến nghị với các bên liên quan; TTN được rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, lắng nghe, phản biện, tranh luận, đối thoại, làm việc nhóm, xây dựng kế hoạch, ra quyết định, giải quyết vấn đề,…; các em cũng được tự mình đưa ra các ý tưởng và cùng nhau bàn bạc, xây dựng các kế hoạch truyền thông để lan tỏa các kiến thức mà các em đã học được cho bạn bè, gia đình, cộng đồng.

Bên cạnh đó, các 810 thành viên (405 em gái và 405 em trai) của các CLB COC được tham gia vào 219 khóa tập huấn (110 khóa cho các CLB em gái và 109 khóa cho các CLB em trai) trong 3 năm từ 2020 - 2023. Các em được tập huấn những kiến thức, kỹ năng liên quan đến bình đẳng giới, phòng chống bạo lực giới; kỹ năng tham gia, kỹ năng lãnh đạo và đối thoại chính sách; kỹ năng truyền thông qua mạng xã hội Facebook và Tiktok. Sau các khóa tập huấn, TTN được nâng cao hiểu biết về giới và giới tính, sự đa dạng giới, hiểu về các xu hướng tính dục, bản dạng giới, từ đó không kỳ thị, phân biệt đối xử và tôn trọng sự đa dạng; TTN được cung cấp kiến thức và kỹ năng về truyền thông, truyền thông qua mạng xã hội, xây dựng ý tưởng, kế hoạch để truyền thông về thúc đẩy BĐG và phòng ngừa BLG trên các trang mạng xã hội như Facebook và Tiktok; TTN tự tin trở thành nhân tố tích cực tại các hoạt động truyền thông tại nhà trường, cộng đồng và các hoạt động đối thoại với lãnh đạo chính quyền địa phương.

Dự án cũng đã tổ chức 61 khóa cho giáo viên/dẫn trình viên (DTV) các Trường THCS và THPT, trong đó có 3 khóa cho TOT cho 81 DTV, 1 khóa tập huấn cho 21 DTV mới (gồm 16 nam và 5 nữ), 2 khóa tập huấn về sơ cứu tâm lý ban đầu cho 66 DTV, 55 khóa tập huấn cho giáo viên (508 DTV nữ và 108 DTV nam). Sau chuỗi tập huấn, Dự án đã xây dựng được 01 đội ngũ DTV ở các trường (mỗi trường 4 - 5 người) có đủ năng lực để dẫn dắt các buổi sinh hoạt CLB COC tại trường, tổ chức các hoạt động truyền thông trong trường học về thúc đẩy bình đẳng giới và ngăn ngừa bạo lực giới; Các DTV được trang bị kiến thức về bình đẳng giới, bạo lực giới, kỹ năng điều hành sinh hoạt CLB và phương pháp thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh; tạo được môi trường thuận lợi cho các trường học và Phòng GD-ĐT Đông Anh duy trì các CLB COC để dẫn dắt và nhân rộng các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó bạo lực giới.

Tính đến tháng 12/2023, Dự án “Thành phố an toàn, thân thiện với em gái” đã có:

- 1620 em trai, em gái và nhóm LGBTIQ+ trở thành các thủ lĩnh của sự thay đổi vì bình đẳng giới và quyền của trẻ em gái;

- 650 giáo viên của 27 trường THCS & THPT được tập huấn về bình đẳng giới và bạo lực giới

- 400 cán bộ nhân viên GTVT được tập huấn về bình đẳng giới và bạo lực giới đối với em gái ở nơi công cộng.

Ngoài ra, kênh Facebook của Dự án “Điều tớ không muốn” cũng đã ghi nhận lượt tương tác lớn của cộng đồng.

Xây dựng các thành phố an toàn, thân thiện và có trách nhiệm với các em gái
Mục tiêu tổng thể dự án nhằm hướng tới là các thành phố của Việt Nam an toàn, thân thiện và có trách nhiệm với các em gái.

Kết quả của Mục tiêu số 2 – Hướng dẫn, hỗ trợ TTN thu thập thông tin và bằng chứng để đưa ra khuyến nghị

Để đạt được mục tiêu này, 3 hoạt động chính đã được triển khai: Đánh giá an toàn của trẻ em gái nơi công cộng; Thu thập phản hồi của trẻ em về công tác trẻ em và bình đẳng giới; Khảo sát về an toàn nơi công cộng đối với phụ nữ, trẻ em gái và người đồng tính, song tính và chuyển giới.

Mỗi năm một lần, tại 24 xã của huyện Đông Anh, Hà Nội, 720 thành viên CLB COC (360 em gái và 360 em trai) và gần 110 lãnh đạo cộng đồng đã tham gia vào hoạt động đánh giá an toàn của trẻ em gái ở nơi công cộng bằng mẫu Bảng kiểm “Đi bộ an toàn”. Các phát hiện và quan tâm về an toàn của em gái trên đường phố và không gian công cộng sau đó được trình bày trong các cuộc họp với đại diện lãnh đạo cộng đồng (Chủ tịch/ Phó Chủ tịch UBND, HĐND và các tổ chức đoàn thể). Các đề xuất thay đổi cũng được đề xuất với các nhà lãnh đạo cộng đồng để cải thiện tình hình, nhằm tạo ra một cộng đồng và môi trường sống an toàn, thân thiện cho trẻ em và phụ nữ trên địa bàn. Hoạt động này giúp trẻ quan sát và phát hiện được những địa điểm thiếu an toàn và những vấn đề ảnh hưởng tới sự an toàn của trẻ em gái ở nơi các em sinh sống, từ đó đề xuất ra các giải pháp để cải thiện tình tình; trẻ được rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, quan sát, phát hiện vấn đề, phân tích vấn đề và đưa ra các đề xuất, khuyến nghị với các bên liên quanvề một số vấn đề ảnh hưởng tới sự an toàn của trẻ em gái từ góc nhìn của chính các em. Bên cạnh đó các khuyến nghị, đề xuất của các em đã được Lãnh đạo địa phương lắng nghe, tiếp thu và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng thành các đề án để cải thiện và khắc phục các vấn đề ảnh hưởng tới sự an toàn của trẻ em trên địa bàn toàn huyện.

Hoạt động thu thập phản hồi của trẻ em về công tác trẻ em và bình đẳng giới được triển khai trên Thị trấn Đông Anh và 23 xã trên địa bàn huyện Đông Anh từ tháng 4-5/2022. Mục tiêu của hoạt động là: Thu nhận ý kiến phản hồi của trẻ em về tiến trình và tác động của việc thực thi các chương trình, chính sách về phòng, chống xâm hại trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm an toàn cho trẻ em gái tại nơi công cộng trên địa bàn huyện Đông Anh trong năm 2021; Tiếp thu các đề xuất, khuyến nghị của trẻ em để triển khai hiệu quả công tác trẻ em và BĐG trên địa bàn huyện Đông Anh trong các năm tiếp theo. Đề xuất, vận động chính quyền địa phương cải thiện/thiết lập cơ chế thu thập ý kiến của trẻ em đối với các vấn đề liên quan đến trẻ em. Các phản hồi được thu thập dưới hai hình thức: khảo sát bằng bảng hỏi đối với 1.363 trẻ em là thành viên các CLB COC và TTN tại 24 trường THCS và THPT trên địa bàn huyện Đông Anh; thảo luận nhóm tập trung: 6 cuộc TLN được tổ chức tại 6 Câu lạc bộ COC ở 6 THPT. Sau hai tháng thu thập phản hồi, 01 báo cáo kết quả thu thập ý kiến phản hồi của trẻ em về công tác trẻ em và BĐG trên địa bàn huyện Đông Anh trong năm 2021 được xây dựng, trong đó ghi nhận phản ánh của trẻ về những vấn đề gây mất an toàn về tính mạng, thân thể và danh dự của trẻ em; cơ chế tiếp nhận, giải quyết các tin báo, tố giác về các hành vi xâm hại trẻ em, hỗ trợ trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại; nhận xét của trẻ về công tác trẻ em và BĐG trên địa bàn huyện Đông Anh trong năm 2021 và những đề xuất, kiến nghị của trẻ để tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ trẻ em và BĐG của huyện Đông Anh. Bên cạnh đó, 01 bản khuyến nghị của trẻ em để nâng cao hiệu quả công tác trẻ em và BĐG trên địa bàn huyện Đông Anh trong các năm tiếp theo được xây dựng và gửi tới các cơ quan liên quan.

Từ tháng 6-7/2023, khảo sát về an toàn nơi công cộng đối với phụ nữ, trẻ em gái và người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam đã được thực hiện nhằm tìm hiểu các bằng chứng về vấn đề an toàn với phụ nữ, trẻ em gái và người LGBT tại nơi công cộng và những thay đổi trong 2 năm trở lại đây, làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp, kế hoạch, chính sách hỗ trợ cho phụ nữ, trẻ em gái và người LGBT về an toàn ở nơi công cộng cũng như các biện pháp nhằm ngăn ngừa BLG ở Việt Nam. Một khảo sát bằng bảng hỏi trực tuyến đã thu thập được ý kiến từ 5.340 người (3.842 phụ nữ và trẻ em gái, 1.361 nam giới và trẻ em trai, 114 người LGBT, còn lại là giới tính khác) trên phạm vi cả nước. Việc khảo sát cũng đến từ thảo luận nhóm với sự tham gia của 47 người (24 phụ nữ, 20 trẻ em, 3 người LGBT) ở Hà Nội, Hòa Bình và Quảng Ninh. Sau hai tháng thực hiện, 01 báo cáo khảo sát được xây dựng, trong đó phản ánh thực trạng an toàn đối với trẻ em gái, phụ nữ và người LGBT ở nơi công cộng, vấn đề quấy rối tình dục tại nơi công cộng, khả năng tìm kiếm sự trợ giúp khi cảm thấy không an toàn; quan điểm của người trả lời về vấn đề an toàn nơi công cộng đối với phụ nữ, trẻ em gái và người LGBT; một số đề xuất, khuyến nghị để nâng cao hiệu quả công tác bình đẳng giới và phòng chống bạo lực giới.

Kết quả của Mục tiêu số 3 – Tổ chức các hoạt động để TTN tham gia

4 hoạt động chính để thực hiện mục tiêu số 3 là: Đối thoại với Lãnh đạo địa phương; Đối thoại liên thế hệ; Các hoạt động truyền thông tại nhà trường, cộng đồng và trên MXH; Xây dựng khuyến nghị và đề xuất chính sách.

Vào ngày 29/11/2022, Đại diện Lãnh đạo Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện Đông Anh; đại diện các cấp ban ngành; hiệu trưởng nhà trường; 25 DTV và thành viên CLB COC nòng cốt của 5 trường: THCS Cổ Loa, THCS Nguyễn Huy Tưởng, THCS Vĩnh Ngọc, THCS Ngô Quyền, THPT Vân Nội đã tham gia Hội nghị đối thoại trực tiếp giữa các Lãnh đạo huyện Đông Anh với trẻ em và phụ nữ về xây dựng không gian an toàn và bình đẳng. Tại hội nghị, 20 em học sinh chia làm 3 nhóm đã nêu ý kiến/đề xuất về 3 vấn đề nóng bỏng, có liên hệ trực tiếp tới an toàn - cuộc sống phát triển toàn diện của trẻ em tại Đông Anh, đó là: xây dựng sân chơi an toàn - thân thiện; không gian giao thông công cộng an toàn thân thiện xung quanh khu vực trường học và nhà dân; giảm tình trạng bạo lực - thương tích với trẻ em. Đại diện lãnh đạo UBND, Hội đồng nhân dân và các phòng ban đã quan tâm, chú ý lắng nghe và trực tiếp phản hồi các ý kiến của các em. Sau hội nghị, ý kiến của các em học sinh được tổng hợp thành một văn bản kiến nghị, thông qua Hội LHPN huyện Đông Anh gửi tới HĐND huyện Đông Anh.

Từ tháng 2-5/2023, các buổi đối thoại liên thế hệ đã được triển khai với sự tham gia của nhiều bên liên quan. Ngày 18/02/2023, Buổi đối thoại liên thế hệ lần thứ nhất được tổ chức với sự tham gia của hơn 1.400 học sinh, phụ huynh, giáo viên (680 nữ) Trường THCS Đức Tú, lãnh đạo Sở GDĐT Đông Anh, 26 trường dự án còn lại, đại diện Trường Đại học GTVT giúp các em học sinh chia sẻ với cha mẹ, giáo viên về những vấn đề khiến các em lo lắng, gặp khó khăn. Trong tháng 5/2023, các cuộc đối thoại cấp lớp đã được tiến hành tại 26 trường dự án còn lại trên địa bàn huyện Đông Anh (lồng ghép với cuộc họp phụ huynh cuối năm học). Trong buổi họp, GVCN triển khai những nội dung mà nhà trường mong đợi cha mẹ phối hợp; cha mẹ nói lên suy nghĩ của mình, những điều mà mình trăn trở và mong đợi từ các con; các con lên tiếng để chia sẻ về việc con mong đợi gì đối với thầy cô, cha mẹ. Các buổi đối thoại, đã giúp giáo viên, học sinh và phụ huynh có cơ hội gặp mặt để cùng trao đổi, chia sẻ với nhau về những vấn đề mà trẻ đang phải đối mặt bao gồm: an toàn ở trường học, an toàn ở nơi công cộng, áp lực học tập, mối quan hệ bạn bè, cách đối xử giữa con gái, con trai trong gia đình và bạo lực gia đình; trẻ được nói lên tâm tư, tình cảm, mong ước của mình đối với thầy cô, cha mẹ, đồng thời được lắng nghe thầy cô, cha mẹ chia sẻ về những lo lắng, mong đợi của nhà trường, của thầy cô và cha mẹ đối với các con; các con cảm thấy mình được thấu hiểu, quan tâm, khích lệ và động viên; trẻ được bồi dưỡng sự tự tin, lòng biết ơn, tình yêu thương, kỹ năng thấu cảm, biểu đạt ý kiến của mình, lắng nghe và phản hồi tích cực; cha mẹ nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc nuôi dạy con cái, thấy được sự cần thiết phải dành thời gian trò chuyện với con, lắng nghe con hàng ngày để hiểu con hơn, cũng như đồng hành cùng con vượt qua những khó khăn mà con đang gặp phải.

Song song với đó, Dự án cũng đã hỗ trợ 30 sáng kiến truyền thông của các nhóm thanh thiếu niên về chủ đề bình đẳng giới, phòng chống bạo lực giới. Trong đó 13 sáng kiến truyền thông do TTN khởi xướng (livestream, cuộc thi, tiktok, chiến dịch truyền thông xã hội, chương trình radio); 16 sự kiện truyền thông và 01 talkshow tại Trường Đại học GTVT. Các sáng kiến đã được hỗ trợ trực tiếp tại các trường và trực tuyến trên các kênh mạng xã hội (Facebook, Tiktok); được tổ chức riêng hoặc lồng ghép với một số sự kiện khác của trường.

Trong 3 năm của dự án từ năm 2020-2023, thanh thiếu niên được hỗ trợ để xây dựng các khuyến nghị và đề xuất chính sách. Vào tháng 6/2020, 40 trẻ em đại diện cho trẻ em của 24 xã, thị trấn của huyện Đông Anh đã cùng nhau rà soát tiến độ và kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm của huyện Đông Anh và chuẩn bị một bản khuyến nghị gửi tới lãnh đạo Huyện Ủy, UBND, HNND. Trong bản khuyến nghị này, các em đã chia sẻ những quan sát, suy nghĩ, mối quan tâm và những mong đợi của trẻ em đối với các vấn đề liên quan đến cuộc sống, học tập và phát triển của trẻ em tại Đông Anh, đồng thời đề nghị Lãnh đạo địa phương xem xét và đưa ra các giải pháp để triển khai trong Kế hoạch Phát triển KT-XH huyện Đông Anh giai đoạn 5 năm tới để xây dựng huyện Đông Anh trở thành quận thông minh, hiện đại và an toàn cho trẻ em gái và an toàn cho tất cả mọi người.

Xây dựng các thành phố an toàn, thân thiện và có trách nhiệm với các em gái
Hội thảo nhằm mục đích chia sẻ những kết quả chủ yếu của Dự án “Thành phố an toàn, thân thiện với em gái” trong 3 năm nói riêng và những bài học kinh nghiệm khi thực hiện dự án của các đối tác khác nhau ở địa phương trong cả giai đoạn tổng thể dự án nói chung, đồng thời thảo luận về tính bền vững của Dự án “Thành phố an toàn, thân thiện với em gái” sau khi Dự án kết thúc.

Kết quả của Mục tiêu số 4 – Tài liệu hóa sự tham gia của TTN

Để đạt được mục tiêu tài liệu hóa sự tham gia của TTN, 3 hoạt động chính đã được triển khai: Khảo sát về sự tham gia của TTN vào việc đóng góp xây dựng chính sách; Xây dựng clip phóng sự; Tư liệu hóa quá trình tham gia của TTN.

Từ tháng 3-6/2021, khảo sát về sự tham gia của thanh thiếu niên vào việc đóng góp, xây dựng chính sách đã thu hút được sự tham gia của 2,373 TTN từ 13 đến 24 tuổi trên toàn quốc và 03 cán bộ cơ quan nhà nước. Khảo sát được triển khai theo 3 phương pháp chính: tham vấn ý kiến của TTN thông qua bộ phiếu khảo sát trực tiếp và trực tuyến; thảo luận nhóm với 02 nhóm TTN; phỏng vấn sâu với 03 đại diện các cơ quan nhà nước. Sau 3 tháng thực hiện, 01 báo cáo khảo sát được xây dựng, trong đó cung cấp các thông tin sau: nhận thức của thanh, thiếu niên về việc tham gia đóng góp, xây dựng các chương trình, chính sách; thực trạng tham gia chương trình, chính sách của TTN; thách thức của TTN khi tham gia góp ý, xây dựng chương trình, chính sách; giải pháp thúc đẩy sự tham gia của TTN vào các chương trình, chính sách; trường hợp điển hình; khuyến nghị hành động.

Sau cùng, Dự án đã tư liệu hóa quá trình tham gia của TTN vào việc đóng góp xây dựng và thực thi chính sách có liên quan tới TTN nhằm tổng hợp lại các hoạt động và các mô hình thúc đẩy sự tham gia của TTN vào việc xây dựng và giám sát các chương trình chính sách liên quan của Dự án Thành phố an toàn thân thiện với em gái ; đánh giá và phân tích các điều kiện thuận lợi, khó khăn, thách thức, bài học kinh nghiệm trong việc thúc đẩy sự tham gia của TTN trong đóng góp xây dựng chính sách; mô hình hoá thành các bước và/hoặc quy trình triển khai các hoạt động thúc đẩy sự tham gia của TTN để cung cấp kinh nghiệm và thực hành thân thiện cho các tổ chức xã hội và các cơ quan Nhà nước tham khảo. 01 tài liệu đã mô tả cụ thể quy trình thúc đẩy sự tham gia của TTN vào quá trình xây dựng và thực thi chính sách của Dự án “Thành phố an toàn với trẻ em gái”.

Dự án “Thành phố an toàn, thân thiện với em gái” được hỗ trợ tài chính và kỹ thuật bởi Tổ chức Plan International Việt Nam để bắt đầu khảo sát tiền khả thi tại thành phố Hà Nội từ năm 2012, đến 2014. Dự án đã được thí điểm tại một số trường huyện Đông Anh, và cùng phối hợp với Vụ Bình Đẳng Giới, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội HPTC, Hội Phụ nữ thành phố và Chi hội Phụ nữ tại 6 quận huyện lựa chọn gồm Long Biên, Ứng Hòa, Bắc Từ Liêm, Đông Anh, Thanh Xuân và Đống Đa. Trong giai đoạn 3 từ tháng 7/2020 đến tháng 6/2023 Dự án đã tiếp tục được mở rộng và triển khai bởi Vụ Bình Đẳng giới thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Liên hiệp Hội Phụ nữ Hà Nội, Viện Phát Triển Sức Khỏe Cộng Đồng Ánh Sáng (LIGHT), Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) thực hiện tại thành phố Hà Nội với 6 huyện lựa chọn. Mục tiêu tổng thể dự án là các thành phố của Việt Nam an toàn, thân thiện và có trách nhiệm với các em gái.

Numbeo: Hà Nội nằm trong top thành phố an toàn nhất Đông Nam Á

Numbeo: Hà Nội nằm trong top thành phố an toàn nhất Đông Nam Á

Hà Nội của Việt Nam được 62 điểm, xếp thứ 145 thế giới và thứ 5 Đông Nam Á, trong khi TP.HCM xếp thứ 14 trong khu vực

Thành phố của Việt Nam tích cực xây dựng Không gian công cộng an toàn cho phụ nữ, trẻ em gái

Thành phố của Việt Nam tích cực xây dựng Không gian công cộng an toàn cho phụ nữ, trẻ em gái

Hai thành phố Đà Nẵng và Hồ Chí Minh của Việt Nam vừa được xướng tên trong Tuyên bố Quito - Cam kết Toàn cầu nhằm Thúc đẩy Hành động đảm bảo Thành phố An toàn và Không gian Công cộng An toàn cho Phụ nữ và Trẻ em gái.
Vân Anh
Nguồn:

Tin bài liên quan

Plan International Vietnam: Góp phần xây dựng một thành phố an toàn

Plan International Vietnam: Góp phần xây dựng một thành phố an toàn

Ngày 6/12/2023, hơn 600 bạn học sinh cùng các thầy cô giáo, cha mẹ học sinh trường THCS Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội đã cùng tham gia Toạ đàm “Thế hệ mới - Lên tiếng vì thành phố an toàn”.
Xây dựng thành phố an toàn, thân thiện với trẻ em gái

Xây dựng thành phố an toàn, thân thiện với trẻ em gái

Dự án “Thành phố an toàn, thân thiện với trẻ em gái” đã có hành trình 10 năm tại Việt Nam. Mục tiêu tổng thể dự án nhằm hướng tới là các thành phố của Việt Nam an toàn, thân thiện và có trách nhiệm với các em gái.

Các tin bài khác

Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: giảm án cho nhiều phạm nhân

Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: giảm án cho nhiều phạm nhân

Toà án các tỉnh thành trên cả nước đã có quyết định giảm án cho các phạm nhân đang chấp hành án nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).
Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế của Việt Nam.
Quan tâm về quyền con người một cách thực chất nhất

Quan tâm về quyền con người một cách thực chất nhất

“Không chờ đến khi kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao rồi mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, càng không “hy sinh” tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần”. Đó là quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về các quyền con người được nêu ra trong cuốn sách "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hợp tác nâng cao vị thế và đóng góp của phụ nữ Việt Nam

Hợp tác nâng cao vị thế và đóng góp của phụ nữ Việt Nam

Ngày 18/4, Hiệp hội Nữ doanh nhân thành phố Hà Nội (HNEW) và Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam tại châu Âu (VWFE) có buổi làm việc, thực hiện ký kết Thỏa thuận hợp tác nhằm nâng cao vai trò, vị thế và đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội.

Đọc nhiều

Đoàn thân nhân các cựu cố vấn Trung Quốc gặp mặt con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đoàn thân nhân các cựu cố vấn Trung Quốc gặp mặt con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Ngày 7/5 tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Đoàn thân nhân các cựu cố vấn Trung Quốc giúp đỡ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp có buổi gặp mặt ông Võ ...
Bạn bè Trung Quốc ấn tượng với công tác tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Bạn bè Trung Quốc ấn tượng với công tác tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm hoành tráng, công tác đón tiếp chu đáo, món ăn Việt ngon như cơm nhà... là những ấn tượng của bạn bè Trung Quốc khi sang Việt Nam tham dự lễ kỷ ...
Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền thông quốc tế điểm lại chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, mô tả không khí tại lễ diễu binh diễu hành của Việt Nam cũng như phỏng vấn các cựu binh.
Giá vàng miếng SJC vẫn tăng kỷ lục bất chấp giá vàng thế giới giảm

Giá vàng miếng SJC vẫn tăng kỷ lục bất chấp giá vàng thế giới giảm

Giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng vọt lập kỷ lục mới 88,3 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng thế giới tiếp tục giảm trong bối cảnh đồng USD tăng trở lại.
Thừa Thiên Huế phát động cuộc thi viết và ảnh về biên giới, biển đảo quê hương

Thừa Thiên Huế phát động cuộc thi viết và ảnh về biên giới, biển đảo quê hương

Ngày 7/5, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết "Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thống 60 năm BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế" và cuộc thi ảnh "Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế" năm 2024.
Bàn giao ngư dân Philippines gặp nạn trên biển

Bàn giao ngư dân Philippines gặp nạn trên biển

Ngày 6/5, Tàu 412, Vùng 4 Hải quân đã bàn giao một ngư dân Philippines gặp nạn trên biển cho tàu tuần tiễu của nước này.
Bộ đội Hải quân Vùng 5 tặng 600m3 nước ngọt cho bà con Cà Mau

Bộ đội Hải quân Vùng 5 tặng 600m3 nước ngọt cho bà con Cà Mau

Từ ngày 18/4 đến 7/5, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức cấp nước ngọt miễn phí cho người dân vùng hạn hán trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
inforgraphic quan ly phuong tien co gioi nuoc ngoai tham gia giao thong tai viet nam
top 3 diem den thu hut du khach quoc te tai ha noi
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
Xin chờ trong giây lát...
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Từ 1/7 sử dụng duy nhất ứng dụng VNeID khi làm dịch vụ công trực tuyến

Từ 1/7 sử dụng duy nhất ứng dụng VNeID khi làm dịch vụ công trực tuyến

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và nhà nước.
Chuyên gia khuyến cáo những biện pháp phòng tránh nắng nóng 2024

Chuyên gia khuyến cáo những biện pháp phòng tránh nắng nóng 2024

Nắng nóng đặc biệt gay gắt gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như say nắng, say nóng, đột quỵ do nóng… khiến cuộc sống của nhiều người dân đảo lộn. Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế) đã có hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng đồng thời lưu ý biện pháp phòng tránh những vấn đề này.
Cách đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VneID

Cách đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VneID

Mới đây, Sở Tư pháp TP Hà Nội đã xây dựng tài liệu hướng dẫn đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh xác thực điện tử (VNeID) và hướng dẫn tra cứu trạng thái hồ sơ nhận kết quả cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Nắng nóng bao trùm cả nước, có nơi trên 40 độ

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Nắng nóng bao trùm cả nước, có nơi trên 40 độ

Thông tin về tình hình thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo thời tiết chủ đạo trên cả nước là nắng nóng, có nơi nắng nóng trên 40 độ.
Nắng nóng trải dài từ Bắc vào Nam, có nơi trên 39 độ C

Nắng nóng trải dài từ Bắc vào Nam, có nơi trên 39 độ C

Trong ngày cuối tuần, cả nước xảy ra nắng nóng trong đó các khu vực Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa-Phú Yên, Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi nắng nóng gay gắt.
Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Hầu hết các khu vực trên cả nước đón ngày nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch - 18/4 dương lịch) trong thời tiết nắng nóng, nhiều nơi xuất hiện nắng nóng gay gắt. Thời điểm chiều tối và đêm khả năng mưa rào và dông vài nơi
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động