Vụ xử "Đại án Gang thép Thái Nguyên": Truy vết số tiền 2.300 tỷ đồng còn lại sau giải ngân
Sau 14 năm, giai đoạn 2 Gang thép Thái Nguyên tăng gấp đôi vốn vẫn không hoàn thành Chiều 13/4, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên xét xử vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO). |
Cựu Tổng giám đốc Công ty Giang thép Thái Nguyên khai gì trên bục xét hỏi tại Toà? Chiều 12/4, tại Phiên xử sơ thẩm "đại án Gang thép Thái Nguyên", sau khi được gọi lên bục xét hỏi, bị cáo Trần Trọng Mừng (72 tuổi, cựu Tổng Giám đốc Công ty CP Gang thép Thái Nguyên) nhiều lần trả lời không nghe rõ những câu hỏi từ Hội đồng xét xử. |
Chiều nay (13/4), tại Toà án nhân dân TP Hà Nội tiếp tục phiên tòa xét xử 19 bị cáo là cựu lãnh đạo Tổng công ty Thép Việt Nam, Công ty Gang thép Thái Nguyên liên quan đến vụ việc dự án Gang thép Thái Nguyên (TISCO) "đắp chiếu" suốt 14 năm qua.
Vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty CP Gang thép Thái Nguyên là một đại án theo diện chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Trong vụ án này, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO) được triệu tập với tư cách là nguyên đơn dân sự, Tổng công ty Thép Việt Nam (VNS) tham dự phiên tòa với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Các luật sư tại Toà. |
Trong phần tranh tụng chiều nay (13/4), Đại diện TISCO trả lời các câu hỏi của HĐXX và luật sư xung quanh việc triển khai dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2.
Luật sư Trương Anh Tú (bào chữa cho bị cáo Mai Văn Tinh - nguyên Chủ tịch Tổng Cty Thép Việt Nam) hỏi đại diện TISCO về khoản tiền giải ngân cho dự án.
Ông Tú nêu câu hỏi: "Chủ đầu tư đã giải ngân hơn 4.400 tỷ đồng nhưng thanh toán cho các nhà thầu hơn 2.100 tỷ đồng, vậy số còn lại đang ở đâu?".
Đại diện TISCO từ chối trả lời vì cho rằng việc này thuộc các phòng ban chuyên môn.
Luật sư Trương Anh Tú tiếp tục: "Kết luận điều tra thể hiện, TISCO thanh toán cho nhà thầu Trung Quốc MCC 2.114 tỷ đồng trong khi đã tiêu hơn 4.423 tỷ đồng; vậy còn khoảng 2.300 tỷ đồng đang để ở đâu? Chắc trong tài khoản ngân hàng và trong tài khoản sẽ có lãi, khoản lãi này có thể sử dụng để khắc phục hậu quả hay không?".
Đáp lại, người đại diện TISCO nói: "Hiện nay, TISCO và MCC đang đàm phán. Với các thiết bị TISCO đã thanh toán nhưng có sai khác, TISCO đang yêu cầu MCC phải hoàn trả".
"Tôi muốn hỏi 2.300 tỷ đồng đang ở đâu?", luật sư Tú tiếp tục nhắc lại câu hỏi.
Phía TISCO đáp: "Dự án này phần E (thiết kế) hơn 3 triệu USD, phần P (cung cấp thiết bị) là hơn 114 triệu USD và phần C (xây lắp) là hơn 42 triệu USD. Trong các hạng mục EPC này, phía TISCO đã thanh toán trên 90%. Tôi chỉ có thể thống kê vậy".
Trong suốt phiên chất vấn sáng và chiều nay (13/4), phía TISCO liên tục khẳng định doanh nghiệp này chưa từng có đơn yêu cầu bồi thường hoặc đơn khởi kiện trong vụ án này. Trong phiên tòa hiện tại, Gang thép Thái Nguyên cũng sẽ không có đơn yêu cầu bồi thường, mọi việc hoàn toàn phụ thuộc vào các cơ quan tố tụng.
Trong khi đó, các cơ quan tố tụng xác định thiệt hại của TISCO là 830 tỷ đồng nhưng bị cáo Đỗ Xuân Hòa – nguyên Kế toán trưởng TISCO phản đối con số này.
Bị cáo Hòa phân tích: "830 tỷ đồng này là tiền lãi phải trả cho tiền vay của toàn bộ dự án gồm mỏ sắt Tiến Bộ và nhà máy ở Lưu Xá. Nhà máy chưa hoàn thành nhưng mỏ Tiến Bộ đã đi vào hoạt động từ năm 2014. Như vậy, 830 tỷ đồng này không thể là thiệt hại của vụ án vì mỏ hoạt động tốt, tôi đề nghị xem xét lại".
Các bị cáo tại Toà (Ảnh: TTXVN) |
Theo cáo trạng, năm 2007, TISCO ký với Tập đoàn Khoa học công nghệ luyện kim Trung Quốc (MCC) hợp đồng EPC (thiết kế, cung cấp, xây dựng) trị giá 160 triệu USD để xây dựng nhà máy luyện phôi thép thuộc dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Gang thép Thái Nguyên.
EPC là hợp đồng trọn gói, không đổi giá trị. Nhưng sau đó, MCC yêu cầu tăng giá và được các bị cáo tại TISCO cũng như Tổng Cty Thép Việt Nam (VNS) chấp thuận. Ngoài ra, các lãnh đạo, cán bộ tại TISCO cũng như VNS còn chọn Tổng Cty xây dựng Công nghiệp Việt Nam (VINAINCON) làm nhà thầu phụ thực hiện phần C (xây lắp) trong hợp đồng EPC.
VINAINCON không đủ năng lực thi công và không được cung cấp đủ thiết bị từ phía MCC. Do đó đến năm 2011 phải tạm dừng, hoàn trả TISCO các hạng mục chưa hoàn thành. Cáo trạng xác định hành vi này khiến dự án của TISCO kéo dài thời gian, gây thiệt hại 830 tỷ đồng là tiền lãi TISCO phải trả các ngân hàng VDB và Viettinbank.
Dự án của TISCO ban đầu có vốn đầu tư 3.834 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm 2012, các bị cáo tại TISCO và VNS đề nghị và được chấp thuận tăng tổng mức đầu tư lên tới 8.104 tỷ đồng. Ban đầu, dây chuyền luyện kim dự kiến xây dựng, chuyển giao trong 30 tháng nhưng đến nay, sau gần 14 năm vẫn chưa hoàn thành và đã dừng thi công, trở nên hoang hóa từ lâu.
Phiên sơ thẩm "đại án Gang thép Thái Nguyên": Bác đề nghị triệu tập một số nhân chứng Tại phần thủ tục phiên xử sơ thẩm Gang thép Thái Nguyên", luật sư đề nghị Tòa triệu tập một số nhân chứng là nguyên lãnh đạo, tuy nhiên Toà bác đề nghị triệu tập này. |
Phiên sơ thẩm "đại án" Gang thép Thái Nguyên có 1 bị cáo vắng mặt do đang bị bệnh trụy tim và mất trí nhớ Sáng nay (12/4), TAND TP.Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 19 bị cáo trong vụ án “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO). |
Ngày 12/4, xét xử 'đại án' Gang thép Thái Nguyên Dự kiến, phiên tòa diễn ra trong 10 ngày kể cả thứ 7, chủ nhật dưới sự điều hành của các thẩm phán Phan Huy Cương (chủ tọa), Trương Việt Toàn. Ngoài ra, tòa án còn bố trí 8 thẩm phán, 2 thư ký dự khuyết. |