Trang chủ Quốc tế Văn hóa - Văn minh
10:31 | 29/09/2023 GMT+7

Vụ phi hành gia "mắc kẹt" trên ISS: Cơ thể con người biến đổi thế nào trong không gian?

aa
Phi hành gia Nasa Frank Rubio vừa trở về sau kỷ lục 371 ngày trên trạm ISS, nhưng chuyến đi có thể đã làm thay đổi cơ, não và thậm chí cả vi khuẩn sống trong ruột của anh
Người dân có thể đấu giá biển số đẹp của tất cả các tỉnh, thành trong cả nước
Người dùng có thể chơi hơn 550 trò chơi miễn phí trên Zolaz Cloud Gaming và có giải thưởng hấp dẫn
Chú thích ảnh
Phi hành gia NASA, Frank Rubio khi trở về Trái đất sau 371 ngày trên quỹ đạo. Ảnh: NASA

Ngày 27/9, phi hành gia NASA, Frank Rubio đã tạm biệt các mô-đun trạm quỹ đạo và tấm pin mặt trời khổng lồ, vốn là nhà của anh trong 371 ngày qua. Việc Rubio rời Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) và quay trở lại Trái đất đánh dấu sự kết thúc chuyến bay vũ trụ dài nhất của một người Mỹ cho đến nay.

Thời gian sống trên quỹ đạo của Rubio – vượt qua kỷ lục trước đó là 355 ngày liên tục – đã bị kéo dài vào tháng 3 sau khi tàu vũ trụ mà anh và các đồng nghiệp chuẩn bị bay về Trái đất bị rò rỉ chất làm mát. Những tháng kéo dài trong không gian cho phép Rubio thực hiện tổng cộng 5.963 vòng quỹ đạo quanh Trái đất, di chuyển 253,3 triệu km. Nhưng những con số đó vẫn còn thua kém khoảng hai tháng so với kỷ lục về chuyến bay vũ trụ dài nhất từ ​​trước đến nay của con người, do nhà du hành vũ trụ người Nga Valeri Polykov thực hiện với 437 ngày trên Trạm vũ trụ MIR vào giữa những năm 1990.

Việc sống quá lâu trong môi trường trọng lực thấp của ISS sẽ gây tổn hại cho cơ thể Rubio, vì vậy, anh phải được các đội phục hồi nâng ra khỏi khoang tàu Soyuz MS-23 khi nó đáp xuống thảo nguyên Kazakhstan.

Tuy nhiên, trong chuyến đi kéo dài, Rubio là phi hành gia đầu tiên tham gia vào một nghiên cứu xem xét việc tập thể dục với số lượng thiết bị tập thể dục hạn chế có thể ảnh hưởng đến cơ thể con người như thế nào. Nghiên cứu phục vụ cho các sứ mạng khám phá sâu hơn trong hệ Mặt trời, chẳng hạn như hành trình đến Sao Hỏa dự kiến sẽ mất 1.100 ngày theo kế hoạch hiện tại.

Vậy chuyến bay vũ trụ kéo dài hơn 1 năm có tác động gì đến cơ thể con người?

Cơ và xương

Nếu không có lực hấp dẫn liên tục lên các chi của chúng ta, khối lượng cơ và xương sẽ nhanh chóng bắt đầu giảm đi. Bị ảnh hưởng nhiều nhất là những cơ giúp duy trì tư thế ở lưng, cổ, bắp chân và cơ tứ đầu. Trong môi trường vi trọng lực, chúng không còn phải làm việc vất vả nữa và bắt đầu teo đi. Chỉ sau hai tuần, khối lượng cơ bắp có thể giảm tới 20% và trong các nhiệm vụ dài hơn từ ba đến sáu tháng, nó có thể giảm 30%.

Tương tự như vậy, vì các phi hành gia không đặt bộ xương của họ chịu nhiều áp lực cơ học như khi chịu tác dụng của trọng lực của Trái đất, nên xương của họ cũng bắt đầu mất khoáng và mất đi sức mạnh. Các phi hành gia có thể mất 1-2% khối lượng xương mỗi tháng họ khi ở trong không gian và lên tới 10% trong khoảng thời gian 6 tháng. (Còn trên Trái đất, đàn ông và phụ nữ lớn tuổi mất khối lượng xương với tỷ lệ 0,5% -1% mỗi năm). Điều này có thể làm tăng nguy cơ gãy xương và tăng thời gian lành vết thương. Có thể mất tới 4 năm để khối lượng xương của họ trở lại bình thường sau khi trở về Trái đất.

Chú thích ảnh
Môi trường vi trọng lực trên quỹ đạo Trái đất ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của các phi hành gia. Ảnh: NASA

Để chống lại điều này, các phi hành gia phải thực hiện 2,5 giờ mỗi ngày tập thể dục và huấn luyện cường độ cao khi ở trên quỹ đạo trên ISS. Các bài tập bao gồm một loạt các động tác squat (bài tập đứng lên, ngồi xuống, sử dụng nhiều nhóm cơ khác nhau trên cơ thể), deadlift (bài tập dạng phức hợp giúp tăng cường và phát triển cơ bắp toàn diện), kéo tạ, đẩy tạ, sử dụng thiết bị tập thể dục điện trở được lắp đặt trong "phòng tập thể dục" của ISS, cùng với các bài tập thông thường với máy chạy bộ và xe đạp tập. Họ cũng dùng thực phẩm bổ sung để giúp xương khỏe mạnh nhất có thể.

Việc thiếu trọng lực tác động lên cơ thể cũng khiến các phi hành gia nhận thấy họ cao hơn một chút do xương sống dài ra. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề như đau lưng khi ở trong không gian và trượt đĩa đệm khi quay trở lại Trái đất.

Giảm cân

Mặc dù trọng lượng có ý nghĩa rất nhỏ khi ở trên quỹ đạo, việc duy trì cân nặng là một thách thức khi ở trên quỹ đạo. Mặc dù NASA cố gắng đảm bảo các phi hành gia của mình có nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng, bao gồm gần đây nhất là một ít lá xà lách được trồng trên trạm vũ trụ, nhưng nó vẫn có thể ảnh hưởng đến cơ thể của phi hành gia. Phi hành gia NASA Scott Kelly, người đã tham gia vào nghiên cứu sâu rộng nhất về tác động của chuyến bay vũ trụ dài hạn sau khi ở trên ISS trong 340 ngày, đã mất 7% khối lượng cơ thể.

Các nhà nghiên cứu kiểm tra Scott Kelly sau hành trình trên ISS phát hiện ra rằng vi khuẩn và nấm sống trong ruột của anh đã thay đổi rất rõ so với trước khi anh bay vào vũ trụ.

Thị lực

Trên Trái đất, trọng lực giúp đẩy máu trong cơ thể chúng ta đi xuống trong khi tim lại bơm máu lên. Tuy nhiên, trong không gian, quá trình này trở nên lộn xộn và máu có thể tích tụ trong đầu nhiều hơn bình thường. Một số chất lỏng này có thể tích tụ ở phía sau mắt và xung quanh dây thần kinh thị giác, dẫn đến phù nề. Điều này có thể dẫn đến những thay đổi về thị lực như giảm độ sắc nét và thay đổi cấu trúc của mắt. Những thay đổi này có thể bắt đầu xảy ra chỉ sau hai tuần trong không gian nhưng sau đó nguy cơ sẽ tăng lên. Một số thay đổi về mắt sẽ trở lại bình thường trong vòng khoảng một năm kể từ khi các phi hành gia quay trở lại Trái đất, nhưng một số thay đổi khác có thể là vĩnh viễn.

Việc tiếp xúc với tia vũ trụ của thiên hà và các hạt năng lượng Mặt trời cũng có thể dẫn đến các vấn đề về mắt khác. Bầu khí quyển của Trái đất giúp bảo vệ chúng ta khỏi những thứ này nhưng khi ở trên quỹ đạo trên ISS, sự bảo vệ này sẽ biến mất.

Chú thích ảnh
Phi hành gia NASA, Frank Rubio với sự hỗ trợ của các nhân viên kỹ thuật. Ảnh tư liệu: NASA

Xáo trộn thần kinh

Sau thời gian dài ở trên ISS, người ta nhận thấy hiệu quả nhận thức của phi hành gia Kelly thay đổi rất ít và vẫn tương đối giống như anh trai song sinh của anh trên mặt đất. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng tốc độ và độ chính xác trong hoạt động nhận thức của Kelly đã giảm trong khoảng 6 tháng sau khi anh trở về, có thể là do não của anh đã điều chỉnh lại theo lực hấp dẫn của Trái đất và lối sống rất khác với trên không gian.

Một nghiên cứu về một phi hành gia người Nga đã trải qua 169 ngày trên ISS vào năm 2014 cũng tiết lộ một số thay đổi đối với bộ não dường như xảy ra khi ở trên quỹ đạo. Nghiên cứu phát hiện ra rằng có những thay đổi về mức độ kết nối thần kinh ở các bộ phận của não liên quan đến chức năng vận động, và cả ở vỏ não tiền đình, đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, cân bằng và nhận thức về chuyển động của chính chúng ta.

Điều này có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên vì bản chất đặc biệt của tình trạng không trọng lượng khi ở trong không gian; các phi hành gia thường phải học cách di chuyển hiệu quả mà không cần trọng lực để neo họ vào bất cứ thứ gì và thích nghi với một thế giới không có lên hay xuống.

Một nghiên cứu gần đây hơn đã làm dấy lên mối lo ngại về những thay đổi khác trong cấu trúc não có thể xảy ra trong các sứ mệnh không gian kéo dài. Các khoang trong não được gọi là tâm thất bên phải và tâm thất thứ ba (có nhiệm vụ lưu trữ dịch não tủy, cung cấp chất dinh dưỡng cho não và xử lý chất thải) có thể sưng lên và mất đến ba năm để co lại về kích thước bình thường.

Hệ vi khuẩn thân thiện

Rõ ràng từ nghiên cứu trong những năm gần đây rằng chìa khóa quan trọng để có sức khỏe tốt là sự hình thành và đa dạng của các vi sinh vật sống trong và trên cơ thể chúng ta. Hệ vi sinh vật này có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta tiêu hóa thức ăn, đến mức độ viêm trong cơ thể và thậm chí làm thay đổi cách thức hoạt động của não.

Các nhà nghiên cứu kiểm tra sức khỏe phi hành gia Kelly sau chuyến đi tới ISS phát hiện ra rằng vi khuẩn và nấm sống trong ruột của anh đã thay đổi sâu sắc so với trước khi anh bay vào vũ trụ. Điều này có lẽ không hoàn toàn đáng ngạc nhiên, vì thức ăn rất khác mà anh ấy đang ăn và sự thay đổi ở những người mà anh ấy đã gắn bó suốt cả ngày (chúng ta thu được một lượng vi sinh vật đường ruột và đường miệng khủng khiếp từ những người chúng ta sống cùng).

Da

Da của Kelly được phát hiện có độ nhạy cao và phát ban trong khoảng 6 ngày sau khi anh trở về từ trạm vũ trụ. Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng việc thiếu kích thích da trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có thể góp phần khiến da anh có phản ứng.

Môi trường vi trọng lực của ISS có thể có những ảnh hưởng đáng kể đến cơ thể con người và đây sẽ là một thách thức khi con người khám phá sâu hơn vào Hệ Mặt trời.

Gien

Một trong những phát hiện quan trọng nhất từ ​​chuyến hành trình kéo dài vào vũ trụ của Kelly là những ảnh hưởng của nó đối với DNA của anh. Ở cuối mỗi chuỗi DNA là các cấu trúc được gọi là telomere, được cho là giúp bảo vệ gien của con người khỏi bị hư hại. Khi chúng ta già đi, những telomere này sẽ ngắn hơn, nhưng nghiên cứu về Kelly và các phi hành gia khác đã tiết lộ rằng du hành vũ trụ dường như làm thay đổi độ dài của những telomere này.

Susan Bailey, Giáo sư sức khỏe môi trường và X quang tại Đại học bang Colorado, thành viên nhóm nghiên cứu Kelly và anh trai, cho biết: “Tuy nhiên, điều đáng chú ý nhất là việc tìm thấy các telomere dài hơn đáng kể trong chuyến bay vào vũ trụ”. Bà Susan đã thực hiện các nghiên cứu riêng biệt với 10 phi hành gia không liên quan khác, những người đã tham gia các nhiệm vụ dưới 6 tháng. "Điều bất ngờ nữa là chiều dài telomere bị rút ngắn nhanh chóng khi trở về Trái đất đối với tất cả các thành viên phi hành đoàn”.

Bà cho biết chính xác lý do tại sao điều này xảy ra vẫn chưa được làm sáng tỏ. "Chúng tôi có một số manh mối, nhưng những thành viên phi hành đoàn làm việc lâu dài hơn - như Rubio, người đã dành một năm trên vũ trụ - sẽ rất quan trọng để thực sự mô tả và hiểu được phản ứng này cũng như kết quả sức khỏe tiềm ẩn của nó."

Theo Thu Hằng (Báo Tin tức/BBC)

https://baotintuc.vn/khoa-hoc-doi-song/vu-phi-hanh-gia-mac-ket-tren-iss-co-the-con-nguoi-bien-doi-the-nao-trong-khong-gian-20230928165140381.htm

Phi hành đoàn của NASA trở về Trái đất an toàn sau 6 tháng trên ISS Phi hành đoàn của NASA trở về Trái đất an toàn sau 6 tháng trên ISS
Biển Bắc Cực có thể không còn băng trong 10 năm nữa Biển Bắc Cực có thể không còn băng trong 10 năm nữa

Thu Hằng
Nguồn:

Tin bài liên quan

Phi hành đoàn của NASA trở về Trái đất an toàn sau 6 tháng trên ISS

Phi hành đoàn của NASA trở về Trái đất an toàn sau 6 tháng trên ISS

Sáng 15/10 (giờ Việt Nam), 3 nhà du hành vũ trụ của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) và 1 nhà du hành người Ý thuộc Cơ quan Hàng không vũ trụ châu Âu (ESA) làm việc trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) đã trở về Trái đất an toàn, kết thúc sứ mệnh khoa học kéo dài 6 tháng.
Tên lửa của Trung Quốc đang đâm sầm xuống Trái đất

Tên lửa của Trung Quốc đang đâm sầm xuống Trái đất

Các nhà khoa học vũ trụ đang "đứng ngồi không yên" khi một tên lửa của Trung Quốc đang trong trạng thái rơi tự do không kiểm soát xuống Trái đất.
NASA công bố những bức ảnh màu đầu tiên được chụp từ vũ trụ

NASA công bố những bức ảnh màu đầu tiên được chụp từ vũ trụ

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) vừa công bố các bức ảnh đầu tiên được chụp bởi Kính Thiên văn Vũ Trụ James Webb, đánh dấu bước quan trọng đầu tiên trong sứ mệnh khám phá vũ trụ.

Các tin bài khác

Quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm nhập khẩu xe chạy bằng xăng và dầu diesel

Quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm nhập khẩu xe chạy bằng xăng và dầu diesel

Mặc dù đối mặt với thách thức về cơ sở hạ tầng và nguồn điện, nhưng với chiến lược hợp lý và cam kết mạnh mẽ từ chính phủ, Ethiopia kỳ vọng sẽ tạo ra một cuộc cách mạng xanh trong giao thông, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển nền kinh tế bền vững.
Cá khô Astrakhan: báu vật của dòng sông Volga

Cá khô Astrakhan: báu vật của dòng sông Volga

Cá khô Astrakhan là một món ăn truyền thống của vùng hạ lưu sông Volga, Nga. Được chế biến từ các loại cá nước ngọt như cá vobla, cá tầm, cá vược mang đậm hương vị của dòng sông hùng vĩ và được làm thủ công như một nghệ thuật truyền đời theo các nghệ nhân ngư phủ.
Cung điện Mùa Đông - kiệt tác kiến trúc và lịch sử

Cung điện Mùa Đông - kiệt tác kiến trúc và lịch sử

Nằm giữa lòng thành phố Saint Petersburg, thành phố lớn thứ hai của Nga, Cung điện Mùa Đông không chỉ là một kiệt tác kiến trúc mà còn là biểu tượng quyền lực và sự thịnh vượng của đế chế Nga.
Hồ nước ngọt sâu nhất thế giới Baikal: kỳ quan của tự nhiên

Hồ nước ngọt sâu nhất thế giới Baikal: kỳ quan của tự nhiên

Hồ Baikal, nằm tại miền đông Siberia của Liên bang Nga, không chỉ là hồ nước ngọt sâu nhất mà còn là hồ cổ xưa nhất trên hành tinh. Với vẻ đẹp hoang sơ, bề dày lịch sử và giá trị sinh thái đặc biệt, Baikal nổi bật như một báu vật của Trái đất, chứa tới 20% lượng nước ngọt bề mặt của thế giới, tương đương khoảng 23.600 km³ nước.

Đọc nhiều

Hậu Giang: Phát huy sức mạnh tổng thể thực hiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Hậu Giang: Phát huy sức mạnh tổng thể thực hiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Hậu Giang đã và đang huy động sự tham gia đồng bộ của hệ thống chính trị và toàn dân nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển Theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (được phê duyệt tại Quyết định số 1588/QĐ-TTg, ngày 08/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ).
16 đội bóng tham gia giải bóng đá người Việt tại Hiroshima, Nhật Bản

16 đội bóng tham gia giải bóng đá người Việt tại Hiroshima, Nhật Bản

Ngày 29/9 tại TP Fukuyama, tỉnh Hiroshima, Nhật Bản đã diễn ra giải thi đấu bóng đá của cộng đồng người Việt khu vực Chugoku "FAVIJA CHUGOKU CUP 2024".
Học sinh, sinh viên Việt Nam trải nghiệm văn hóa Trung Quốc

Học sinh, sinh viên Việt Nam trải nghiệm văn hóa Trung Quốc

Ngày 28/9, Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Hà Nội tổ chức Chuỗi hoạt động Tuần lễ Văn hóa Trung Quốc với chủ đề “Thanh xuân hội tụ, sức sống mới của tình hữu nghị Việt-Trung".
Ra mắt Câu lạc bộ Di sản áo dài Việt Nam tại Châu Âu

Ra mắt Câu lạc bộ Di sản áo dài Việt Nam tại Châu Âu

Lễ ra mắt Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam tại châu Âu đã được long trọng tổ chức ngày 26/09/2024 tại Nhà hát Körősi Csoma Sándor, Budapest, Hungary.
Xét, tặng giải thưởng sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài hải quân nhân dân Việt Nam

Xét, tặng giải thưởng sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài hải quân nhân dân Việt Nam

Cục Chính trị Hải quân đã có văn bản đề nghị ban tuyên giáo các tỉnh uỷ, thành uỷ; Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, các cơ quan báo chí tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến văn nghệ sĩ, hội viên, phóng viên, cộng tác viên, tác giả có tác phẩm tham gia xét giải thưởng sáng tác văn học, nghệ thuật về đề tài hải quân nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021-2025.
Vùng 4 Hải quân: ngư dân gặp nạn được điều trị kịp thời

Vùng 4 Hải quân: ngư dân gặp nạn được điều trị kịp thời

Ngày 27/9, Bệnh xá đảo Sinh Tồn Đông (Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân) đã tiếp nhận và điều trị cho 3 ngư dân tỉnh Bình Thuận.
Hải quân Việt Nam – Campuchia tuần tra chung lần thứ 76

Hải quân Việt Nam – Campuchia tuần tra chung lần thứ 76

Sáng 27/9, Tàu 265, Lữ đoàn 175, (Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam) đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung lần thứ 76 với Tàu 1144, Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia.
inforgraphics phong chong dich benh mua mua bao
thong diep chuyen du dai hoi dong lhq cua tong bi thu chu tich nuoc to lam
inforgraphics bao ve tre em trong truong hop xay ra thien tai
inforgraphics 11 dai hoc viet nam dat tieu chuan nuoc ngoai
video su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
video ca nuoc huong ve dong bao vung bao lu
su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Thời tiết hôm nay (30/9): Miền Bắc mưa to cục bộ chuẩn bị đón không khí lạnh

Thời tiết hôm nay (30/9): Miền Bắc mưa to cục bộ chuẩn bị đón không khí lạnh

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 30/9, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Thời tiết ngày 29/9: Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to

Thời tiết ngày 29/9: Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to

Ngày 29/9, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và rải rác có dông, cục bộ nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 50-100 mm, cục bộ có nơi trên 200 mm.
Thời tiết hôm nay (28/9): Cảnh báo mưa lớn cục bộ ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ

Thời tiết hôm nay (28/9): Cảnh báo mưa lớn cục bộ ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (28/9), vùng hội tụ gió trên mực 1500m đến 3000m đang được hình thành trên khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ. Dự báo đêm 28/9, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, cục bộ có nơi trên 70mm.
Thời tiết hôm nay (26/9): Bắc Bộ ngày nắng, có mưa rải rác

Thời tiết hôm nay (26/9): Bắc Bộ ngày nắng, có mưa rải rác

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 26/9, khu vực Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng. Nam Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên chiều tối có mưa dông vài nơi.
Cảnh báo về môi giới lao động thời vụ tại Hàn Quốc

Cảnh báo về môi giới lao động thời vụ tại Hàn Quốc

Cục Quản lý lao động ngoài nước, (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã nhiều lần cảnh báo, khuyến cáo người lao động, nhưng vẫn tiếp tục xảy ra tình trạng đối tượng môi giới đưa tin, lừa đảo người lao động có nhu cầu đi làm việc thời vụ trong lĩnh vực nông nghiệp tại Hàn Quốc theo diện visa E8.
Thời tiết hôm nay (25/9): Miền Bắc ngày nắng, gió nhẹ

Thời tiết hôm nay (25/9): Miền Bắc ngày nắng, gió nhẹ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 25/9, các khu vực trên cả nước đều có nắng, gió nhẹ. Hà Nội có mây, đêm không mưa, ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 31 - 33 độ.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động