Với sự hỗ trợ từ Quỹ Mellon, Đại học Châu Á dành cho Phụ nữ (AUW) sẽ có thêm chuyên ngành Nhân văn
CHITTAGONG, BANGLADESH – Media OutReach – Ngày 8 tháng 7 năm 2022 – Nhờ khoản tài trợ 1 triệu USD từ Quỹ Mellon (Mellon Foundation), Đại học Châu Á dành cho Phụ nữ (Asian University for Women -AUW) đang có kế hoạch ra mắt chuyên ngành Nhân văn mới cho các nghiên cứu đại học tại trường. Khoản tài trợ của Quỹ Mellon, cùng với sự hỗ trợ từ các nguồn khác, sẽ cho phép AUW thu hút 9 nghiên cứu sinh tiến sĩ để thiết kế và giảng dạy sáng kiến Nhân văn mới này. Chuyên ngành Nhân văn sẽ bao gồm các nghiên cứu về Văn học, Lịch sử, Triết học và Tôn giáo so sánh. Không giống như các chuyên ngành hiện có tại AUW, chuyên ngành Nhân văn sẽ chỉ dành cho những sinh viên đồng chuyên ngành về một trong các môn khoa học tự nhiên hoặc toán học tại AUW và tạo ra một luận án kết nối kiến thức từ cả Nhân văn và các lĩnh vực khoa học.
Ban lãnh đạo mới của AUW đang bổ sung một số chuyên gia uy tín trong lĩnh vực nhân văn vào thời điểm cần tiếp thêm sinh lực này. Tham gia với tư cách là Phó hiệu trưởng AUW vào tháng 2 năm 2022, bà Rubana Huq mang đến một góc nhìn nhân văn cho Ban lãnh đạo của AUW với bằng Tiến sĩ văn học tiếng Anh từ Đại học Jadavpur và sự nghiệp của bà là một nhà thơ có tiếng, bên cạnh thành công trong kinh doanh. Ông David Taylor cũng gia nhập AUW vào năm 2022, với tư cách là Trưởng Khoa Nhân văn và đang lãnh đạo Chương trình Nhân văn mới của AUW trong năm đầu tiên. Trước đây, ông từng là Giám đốc nhiều năm của Viện Nghiên cứu các nền văn minh Hồi giáo thuộc Đại học Aga Khan và có bằng Tiến sĩ Khoa học Chính trị tại Trường Nghiên cứu Phương Đông và Châu Phi, thuộc Đại học London với trọng tâm là lịch sử Nam Á và chính trị. Cả bà Rubana Huq và ông David Taylor đã dẫn đầu sáng kiến nhân văn và chia sẻ tầm nhìn lạc quan về vai trò tương lai của Nhân văn tại AUW:
Thông báo của AUW nêu rõ: “Chương trình Nhân văn tại AUW sẽ cung cấp nền tảng để khám phá và hiểu trải nghiệm của con người. Thông qua chương trình Nhân văn, các học giả sẽ có được những hiểu biết có ý nghĩa và sẽ lập kế hoạch với sự sáng tạo và lý trí. Chúng tôi hy vọng rằng, các học giả Khoa học Nhân văn tại AUW sẽ cố gắng bảo tồn quá khứ, hiểu được thực tế của ngày hôm nay và sử dụng kiến thức để định hình ngày mai”.
Bà Rubana Huq, Phó hiệu trưởng AUW nhận định: “Nghiên cứu khoa học nhân văn là để chia sẻ hy vọng và nguyện vọng của các dân tộc trên thế giới và qua nhiều thế kỷ. Cần phải hiểu rằng, bộ óc con người, cá nhân và tập thể, có thể tạo ra những thế giới quan hoàn toàn khác nhau, những hình thức tổ chức xã hội ở mọi cấp độ từ gia đình đến quốc gia, và những cách thức liên hệ với thế giới tự nhiên. Sinh viên khoa học nhân văn học rằng, điều quan trọng là phải hiểu quá khứ và hiện tại để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân và tất cả các cư dân trên trái đất”.
Ông David Denis Taylor, Trưởng khoa Nhân văn của AUW cho biết: “AUW rất vui mừng và biết ơn khi được hợp tác với các tổ chức và các học giả xuất sắc về Nhân văn trên toàn thế giới để hỗ trợ chương trình. Ông Sunil Amrith, Giáo sư Lịch sử Renu và Anand Dhawan của Đại học Yale, đã đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chương trình Khoa học Nhân văn và vai trò không thể thiếu của nó tại AUW: Chương trình Nhân văn mới của AUW là một nỗ lực được truyền cảm hứng để khai thác sức mạnh của ngành nhân văn nhằm nâng cao cam kết của AUW trong việc đào tạo các nhà lãnh đạo tương lai”.
Ông David Denis Taylor cho biết thêm: “Chương trình sẽ thúc đẩy sự hiểu biết giữa các nền văn hóa bằng cách mở rộng trí tưởng tượng của sinh viên; qua đó sẽ truyền cho họ cảm giác về cách lịch sử hình thành nên hiện tại; sẽ giúp họ phát triển các kỹ năng quan trọng bậc nhất đi cùng họ suốt đời: trí tuệ phê phán, cách diễn đạt rõ ràng và sự đồng cảm sâu sắc. Tôi hy vọng được thấy AUW chấp nhận sáng kiến mới táo bạo này vào thời điểm đầy xung đột và biến động khó lường trong khu vực cũng như trên toàn thế giới”.
Ông Sunil Amrith, Giáo sư Lịch sử của Đại học Yale phát biểu: “Các nghiên cứu sinh tiến sĩ được chọn sẽ được mang danh hiệu là Nghiên cứu sinh Quỹ Andrew W. Mellon về khoa học Nhân văn tại AUW. Ngoài học bổng, những nghiên cứu sinh đử điều kiện còn được nhận hỗ trợ về nghiên cứu, chi phí đi lại và sẽ được cố vấn bởi một học giả cao cấp trong lĩnh vực của họ. Các nghiên cứu sinh sẽ học tập, nghiên cứu tại Cơ sở AUW ở Chittagong, nơi sẽ có nhà ở cho giảng viên được trang bị đầy đủ tiện nghi. Sẽ có các lựa chọn để tìm kiếm sự bổ nhiệm làm Trợ lý Giáo sư tại AUW sau khi hoàn thành giai đoạn nghiên cứu sinh. Những người quan tâm đến các vị trí này nên gửi bản sao lý lịch (CV) của mình với thư xin việc cùng với tuyên bố giảng dạy, báo cáo nghiên cứu và mô tả khóa học mẫu và giáo trình tới Hildi.Gabel@asian-university.org“.
Hashtag: #Mellon#AUW#AsianUniversityforWomen
Thông tin về Đại học châu Á dành cho phụ nữ (Asian University for Women – AUW)
Được thành lập vào năm 2008 và đặt tại Chittagong, Bangladesh, AUW là tổ chức đầu tiên thuộc loại hình này: một tổ chức khu vực dành riêng cho giáo dục và phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ, thông qua giáo dục khoa học và nghệ thuật tự do. Đó là triển vọng quốc tế nhưng bắt nguồn từ bối cảnh và nguyện vọng của người dân châu Á. Được Quốc hội Bangladesh quản lý, AUW chỉ tồn tại để hỗ trợ một mạng lưới phụ nữ lãnh đạo, doanh nhân và người thay đổi đang ngày càng gia tăng từ khắp khu vực. AUW tìm kiếm những phụ nữ thể hiện thành tích học tập đáng kể và tiềm năng, thể hiện lòng can đảm và cảm giác phẫn nộ trước sự bất công, và đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của người khác.
Khoảng 1160 sinh viên hiện đang theo học tại AUW đến từ 17 quốc gia gồm Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Myanmar, Nepal, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Syria, Timor Leste, Việt Nam và Yemen. Hơn 85% sinh viên AUW đang nhận học bổng toàn phần hoặc gần toàn phần được tài trợ bởi những cá nhân, tổ chức ủng hộ từ khắp nơi trên thế giới. Cho đến nay, trường đã có hơn 1.000 sinh viên tốt nghiệp. Phần lớn sinh viên tốt nghiệp AUW đều có việc làm trong các khu vực tư nhân và công cộng ở nước sở tại của họ, trong khi khoảng 25% tiếp tục theo đuổi các nghiên cứu sau đại học tại các cơ sở đào tạo đại học nổi tiếng thế giới bao gồm Oxford, Cambridge, Johns Hopkins, Stanford, Columbia, Duke, Brandeis, Tufts…. Để tìm hiểu thêm về AUW, hãy truy cập https://asian-university.org.