Trang chủ Chính trị - Xã hội Chuyện tuần này
11:55 | 07/11/2022 GMT+7

Việt - Nga: Những tương đồng trong chiến tranh nhân dân

aa
Hai nước Việt Nam và Liên bang Nga đều có truyền thống chiến tranh nhân dân đánh giặc, giữ nước. Điểm tương đồng trong chiến tranh nhân dân của hai dân tộc Việt - Nga là chiến tranh yêu nước, chính nghĩa nhằm giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, do quần chúng nhân dân tiến hành, có lực lượng vũ trang làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của giai cấp cách mạng.
Khánh thành bức tranh tường gốm Nga tại Việt Nam Khánh thành bức tranh tường gốm Nga tại Việt Nam
Ngày 14/10, tại Hà Nội, Đại sứ quán Liên bang Nga phối hợp cùng Học viện Ngoại giao Việt Nam tổ chức Lễ khánh thành Bức tranh tường gốm Nga.
Việt Nam và Liên bang Nga chú trọng củng cố ngoại giao nhân dân Việt Nam và Liên bang Nga chú trọng củng cố ngoại giao nhân dân
Chiều 28/10, tại Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang (LB) Nga, Đại sứ Việt Nam tại LB Nga Đặng Minh Khôi và các cán bộ Đại sứ quán đã làm việc với đoàn Viện nghiên cứu Bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, do Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Trịnh Quốc Khánh, Chủ tịch Hội đồng Khoa học của viện, Phó Chủ tịch thường trực Hội Hữu nghị Việt-Nga, dẫn đầu.

Tính chính nghĩa, tính nhân văn “hợp lẽ trời”, thuận lòng người là cơ sở quan trọng để các triều đại hai nước quy tụ, phát huy sức mạnh toàn dân chiến đấu, giành thắng lợi trước các đội quân xâm lược hiếu chiến và hùng mạnh.

Các cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc

Ở Việt Nam, ngay từ thế kỷ 10, sau khi giành lại được nền độc lập, tự chủ, các triều đại tiến bộ kế tiếp nhau trị nước đều phát huy vai trò của toàn dân trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhà Lý nhờ xây dựng lực lượng toàn dân đánh giặc ở cả đồng bằng và miền núi, phối hợp chặt chẽ với quân đội triều đình thực hiện thành công chiến lược “tiên phát chế nhân”, phá tan âm mưu liên minh quân sự Tống - Chăm. Nhà Trần thực hiện “vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước nhà góp sức”, “trăm họ đều là binh”. Nhân dân với đủ mọi tầng lớp, dân tộc vừa trực tiếp tham gia đánh giặc, vừa tự giác thực hiện “vườn không nhà trống” triệt nguồn lương thảo của giặc...

Việt - Nga: Những tương đồng trong chiến tranh nhân dân
V.I. Lê-nin đọc diễn văn tại Quảng trường Đỏ ở Moskva trong Lễ kỷ niệm một năm ngày Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, ngày 7-11-1918_Ảnh: Tư liệu TTXVN

Ở nước Nga, từ giữa thế kỷ 13, chiến tranh nhân dân đã lật đổ ách thống trị của Mông Cổ - Tacta vào năm 1480, lập nên nhà nước tập quyền Maxcơva. Thế kỷ 16 và 17, nhân dân Maxcơva nổi dậy đấu tranh chống lại quân xâm lược Thổ (Đế quốc Ottoman) và đến mùa thu năm 1612 đã đẩy lui ngoại bang ra khỏi kinh thành.

Trong Chiến tranh Pháp - Nga năm 1812, thực hiện chính sách “vườn không, nhà trống”; quân Nga đã phá hủy kho đạn pháo và đốt cháy một phần thành phố trước khi rút, đồng thời nông dân Nga rời bỏ quê hương sau khi đốt nhà và lương thực không để lọt vào tay địch. Kế sách này phá vỡ được kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Napoleon.

Việt - Nga: Những tương đồng trong chiến tranh nhân dân
Cuộc duyệt binh huyền thoại năm 1941 tại Quảng trường Đỏ

Trong khi đó, Nguyên soái Cutudôp đẩy mạnh chiến tranh du kích chặn đánh quân Pháp ở khắp nơi, rồi chuyển sang phản công và truy kích quân Pháp trong điều kiện mùa đông khắc nghiệt. Cuộc chiến tranh nhân dân này (sau gọi là “chiến tranh dân tộc”), cho thấy tinh thần chống xâm lược kiên cường, dũng cảm của người Nga; là niềm tự hào của dân tộc Nga trong bề dày lịch sử chiến tranh giữ nước.

Tiếp thu học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh và quân đội

Những năm 1905-1907, ở nước Nga trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản đã có 810 nghìn công nhân xuống đường biểu tình, xây dựng chiến lũy và đấu tranh đẫm máu với cảnh sát; nông dân 501/504 huyện thuộc vùng đất châu Âu của nước Nga nổi dậy lấy của cải, ruộng đất của địa chủ chia cho người nghèo; thủy thủ trên chiến hạm Pôchômkin chiếm tàu, phản chiến.

Năm 1917, “Cách mạng Tháng Mười” - cuộc cách mạng đầu tiên trên thế giới do giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvich Nga đã lật đổ chế độ Sa Hoàng, đánh bại lực lượng phản động, thành lập chính quyền Xô viết trên cả nước.

Việt - Nga: Những tương đồng trong chiến tranh nhân dân
Ngày 19/8/1945, Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội, các lực lượng quần chúng cách mạng đánh chiếm Bắc Bộ Phủ (Ảnh tư liệu: Bảo tàng Lịch sử quốc gia)

Trong Chiến tranh thế giới thứ 2 (1941-1945), nguyên nhân thắng lợi của cuộc chiến tranh nhân dân giữ nước vĩ đại chống phát xít Đức của Liên Xô là đã động viên được tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn của đất nước, đánh bại kẻ thù xâm lược. Đồng thời, chứng tỏ Đảng Cộng sản Liên Xô đóng vai trò quan trọng trong tổ chức đấu tranh của nhân dân, phát huy tính tích cực ở mặt trận và hậu phương cùng tinh thần yêu nước, đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc trong liên bang.

Lý luận và thực tiễn của “Cách mạng tháng Mười” và chiến thắng phát-xít ở Liên Xô đã giúp lãnh tụ Hồ Chí Minh kết hợp đúng đắn học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh và quân đội, kế thừa tinh hoa truyền thống của dân tộc đã vận dung sáng tạo vào chiến tranh nhân dân ở Việt Nam.

Để phát huy sức mạnh toàn dân đánh giặc, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân cả nước giành thắng lợi trong cuộc “Cách mạng Tháng Tám” năm 1945. Qua 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc (1945-1975), dưới ánh sáng đường lối chính trị, quân sự đúng đắn của Đảng, sức mạnh “cả nước đồng lòng, toàn dân đánh giặc”; sức mạnh của tiền tuyến và hậu phương, vật chất và tinh thần, dân tộc và thời đại... đã được huy động, phát huy lên tầm cao mới. Bằng bản lĩnh và sức mạnh đó, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, chúng ta đã từng bước làm chuyển biến so sánh lực lượng, từ yếu hóa mạnh, ít thành nhiều, tạo nên sức mạnh áp đảo để giành thắng lợi cuối cùng.

Việt - Nga: Những tương đồng trong chiến tranh nhân dân
Đồng bào Bù Gia Mập vận chuyển đạn phục vụ Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968. Ảnh tư liệu.

Trong chiến tranh nhân dân, hai dân tộc Việt - Nga đều anh dũng, yêu tự do không chấp nhận làm nô lệ. Chính những nét đồng điệu này đưa hai dân tộc càng thêm gắn bó, thân thiết, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau hơn. Nhờ giúp đỡ chân thành, hiệu quả của Nga (Liên Xô) đã góp phần làm nên thắng lợi của Việt Nam trong chiến tranh nhân dân giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954), nước Việt Nam vừa ra đời đã đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách, không chỉ đòi hỏi nỗ lực “tự lực cánh sinh” mà còn cần có sự giúp đỡ của các nước bè bạn; sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn Liên Xô đã cổ vũ mạnh mẽ nhân dân Việt Nam, góp phần đưa cuộc kháng chiến nhanh chóng đi đến kết thúc thắng lợi. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, Liên Xô (Nga) đã ủng hộ, giúp đỡ viện trợ vật chất, hàng quân sự; đào tạo cán bộ; cử chuyên gia, sĩ quan và binh sĩ, để quân dân Việt Nam xây dựng, chiến đấu, phục vụ chiến đấu...

Ngày nay, trên cơ sở sự tương đồng về chiến tranh nhân dân ở hai nước Việt Nam và Liên bang Nga, cần nghiên cứu vận dụng vào thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc ở mỗi nước. Đồng thời, tăng cường tình quan hệ hữu nghị gần gũi, thân thiện, thủy chung; nhất là tăng cường quan hệ nhân dân hai nước qua Hội Hữu nghị Việt - Nga và Hội Hữu nghị Nga - Việt.

VUFO, thành phố Saint Petersburg (Nga) tiếp tục phát triển quan hệ giao lưu nhân dân Việt – Nga VUFO, thành phố Saint Petersburg (Nga) tiếp tục phát triển quan hệ giao lưu nhân dân Việt – Nga
Sáng 18/04, tại Hà Nội, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) Nguyễn Phương Nga đã tiếp Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại thành phố Saint Petersburg Vyacheslav Kalganov nhân dịp đoàn đến Việt Nam tham dự Diễn đàn kinh tế TP. HCM năm 2022.
"Những ngày Việt Nam" lần thứ 7 - biểu tượng của hợp tác Nga - Việt
Vừa qua, tại Viện Hồ Chí Minh trực thuộc Khoa Phương Đông, Đại học Tổng hợp Quốc gia St. Petersburg (SPbSU) và Đại học Quan hệ quốc tế Quốc gia Moskva (MGIMO) đã diễn ra sự kiện “Những ngày Việt Nam” nhân kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga.
Đại tá Th.S Ngô Nhật Dương Viện Lịch sử quân sự BQP
Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

Sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi).
Tiếp tục làm sâu sắc và đưa quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ ngày càng phát triển ổn định, thực chất

Tiếp tục làm sâu sắc và đưa quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ ngày càng phát triển ổn định, thực chất

Nhân dịp tham dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 và làm việc tại New York, Hoa Kỳ, sáng 23/9 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Columbia.
Liên hợp quốc thông qua hiệp ước vì tương lai nhân loại

Liên hợp quốc thông qua hiệp ước vì tương lai nhân loại

Ngày 22/9 (giờ địa phương), trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 tại New York (Mỹ), với đa số ý kiến tán thành, các thành viên Liên hợp quốc đã thông qua "Hiệp ước cho tương lai" nhằm giải quyết hàng loạt cuộc xung đột, các mối đe dọa về môi trường, cũng như những thách thức công nghệ mà nhân loại đang phải đối mặt.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam gửi điện hỏi thăm tình hình ngập lụt ở Lào

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam gửi điện hỏi thăm tình hình ngập lụt ở Lào

Được tin một số tỉnh, thành phố của Lào đang bị ngập lụt, sạt lở do mưa lũ kéo dài trong những ngày qua, gây thiệt hại về người và tài sản, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đã gửi điện hỏi thăm.

Đọc nhiều

Đề xuất đặt tấm bia ghi dấu ấn lịch sử về chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cộng hòa Séc

Đề xuất đặt tấm bia ghi dấu ấn lịch sử về chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cộng hòa Séc

Hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Cộng hòa Séc (1950 - 2025), Đại sứ Dương Hoài Nam đề xuất đặt tấm bia ghi lại dấu ấn lịch sử về chuyến thăm Chrastava của Chủ tịch Hồ Chí Minh và thời gian học tập của các thiếu sinh quân Việt Nam tại thành phố này.
Đan Mạch - Việt Nam: chắp cánh ý tưởng bảo vệ hành tinh xanh

Đan Mạch - Việt Nam: chắp cánh ý tưởng bảo vệ hành tinh xanh

Ngày 25/9, tại Hà Nội đã diễn ra lễ phát động cuộc thi vẽ tranh “Đan Mạch trong mắt em 2024” với chủ đề “Những ý tưởng xanh”. Cuộc thi do Hội hữu nghị Việt Nam - Đan Mạch phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam tổ chức.
Trung Quốc quyết định tăng tuổi nghỉ hưu

Trung Quốc quyết định tăng tuổi nghỉ hưu

Tình trạng già hóa dân số tăng nhanh trong khi số lao động trẻ giảm sút khiến Trung Quốc quyết định tăng tuổi nghỉ hưu kể từ đầu năm 2025 sau 75 năm áp dụng hệ thống hưu trí được thiết lập từ những năm 1950.
“Gieo mầm Thiện Tâm” chung tay tái thiết trường học sau thiên tai tại Lào Cai

“Gieo mầm Thiện Tâm” chung tay tái thiết trường học sau thiên tai tại Lào Cai

Sau khi bão Yagi quét qua, trường Trung học cơ sở (THCS) & Trung học phổ thông (THPT) Bát Xát (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) rơi vào cảnh hoang tàn khi khu nhà bán trú của hàng trăm học sinh bị sập hoàn toàn. Trong tình cảnh khó khăn, chương trình "Gieo mầm Thiện Tâm" do Vingroup khởi xướng đã nhanh chóng vào cuộc, tài trợ xây dựng lại khu nhà bán trú mới, tạo điều kiện để các em học sinh sớm quay lại học tập. Bên cạnh việc tái thiết cơ sở vật chất, chương trình còn thể hiện tấm lòng nhân ái, đồng hành cùng ngành giáo dục, giúp khôi phục cuộc sống cho người dân vùng cao sau thiên tai.
Hải quân Việt Nam – Campuchia tuần tra chung lần thứ 76

Hải quân Việt Nam – Campuchia tuần tra chung lần thứ 76

Sáng 27/9, Tàu 265, Lữ đoàn 175, (Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam) đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung lần thứ 76 với Tàu 1144, Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia.
Vùng 3 Hải quân: tạo diễn đàn để cán bộ, chiến sĩ chia sẻ, đóng góp ý kiến xây dựng đơn vị

Vùng 3 Hải quân: tạo diễn đàn để cán bộ, chiến sĩ chia sẻ, đóng góp ý kiến xây dựng đơn vị

Ngày 26/9, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân tổ chức sinh hoạt đối thoại dân chủ quý III năm 2024 cho cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ trong toàn Lữ đoàn 172. Đại tá Nguyễn Thiên Quân, Ủy viên Đảng ủy Quân chủng Hải quân, Tư lệnh Vùng 3 dự và chủ trì hội nghị.
Xây dựng đường biên giới hòa bình, phát triển giữa Kon Tum - Attapư - Sê Kông

Xây dựng đường biên giới hòa bình, phát triển giữa Kon Tum - Attapư - Sê Kông

Kon Tum cùng hai tỉnh biên giới Attapư và Sê Kông (Lào) đang đẩy mạnh các hoạt động hợp tác toàn diện nhằm xây dựng một đường biên giới hòa bình và phát triển, thông qua việc phối hợp bảo vệ hệ thống mốc quốc giới, ngăn chặn tội phạm xuyên biên giới, nâng cao nhận thức của người dân về quan hệ hữu nghị Việt - Lào...
inforgraphics phong chong dich benh mua mua bao
thong diep chuyen du dai hoi dong lhq cua tong bi thu chu tich nuoc to lam
inforgraphics bao ve tre em trong truong hop xay ra thien tai
inforgraphics 11 dai hoc viet nam dat tieu chuan nuoc ngoai
video su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
video ca nuoc huong ve dong bao vung bao lu
su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động