Việt Nam và Pakistan: Nhiều cơ hội hợp tác giáo dục, thương mại
Việt Nam hỗ trợ Pakistan 100.000 USD khắc phục hậu quả lũ lụt Được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, ngày 9/1, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao tượng trưng số tiền 100.000 USD, là quà của Chính phủ và Nhân dân Việt Nam gửi tặng Chính phủ và Nhân dân Pakistan để hỗ trợ khắc phục hậu quả của trận lũ lụt lịch sử trong năm 2022 vừa qua. |
Doanh nghiệp cần lưu ý trong thanh toán khi xuất khẩu sang thị trường Pakistan Thương vụ Việt Nam tại Pakistan vừa đưa ra cảnh báo đối với doanh nghiệp đang có hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Pakistan về những thay đổi về chính sách trong thanh toán do Ngân hàng Nhà nước Pakistan. |
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa hồi giáo Pakistan tại Việt Nam Samina Mehtab. |
Thưa Đại sứ, đề nghị bà chia sẻ về những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội – đối ngoại mà đất nước và nhân dân Pakistan đạt được trong thời gian qua?
Pakistan ra đời vào năm 1947, các thế hệ đi trước đã nỗ lực từng ngày để Pakistan trở thành một quốc gia độc lập, ổn định và đầy tự hào như ngày nay.
Người dân Pakistan được biết đến với tấm lòng hào phóng, tốt bụng và thông minh. Trong 83 năm qua, người dân Pakistan khiến cả thế giới kinh ngạc với những thành tựu trong các lĩnh vực giáo dục, kỹ thuật, công nghệ thông tin, thể thao và giải trí...
Hiện Pakistan là một chính thể đa sắc tộc với dân số 200 triệu người. Đất nước chúng tôi đã triển khai nhiều dự án mang lại tác động tích cực đến đời sống kinh tế-xã hội của người dân như: Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan; chương trình hỗ trợ thu nhập Benazir với mục tiêu chống đói nghèo; chương trình tiền mặt khẩn cấp Ehsaas...
Về nâng cao quyền của phụ nữ, Pakistan phê chuẩn hầu hết các công ước quốc tế về quyền con người và ban hành luật ủng hộ phụ nữ. Nhờ đó phụ nữ hiện chiếm một tỷ lệ đáng kể trong lực lượng lao động trong tất cả các lĩnh vực như ngoại giao, y tế, giáo dục, ngân hàng, hành pháp hoặc hành chính.
Đất nước Pakistan luôn hỗ trợ tối đa cho hòa bình và thịnh vượng của thế giới. Kể từ năm 1960, hơn 200.000 nam và nữ quân nhân của Pakistan đã phục vụ trong 46 Phái bộ của Liên hợp quốc ở hầu hết các châu lục trên thế giới. Bằng sự chuyên nghiệp và tận tụy, lực lượng gìn giữ hòa bình Pakistan luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. 169 chiến sỹ gìn giữ hòa bình đã hy sinh khi làm nhiệm vụ.
Trong vài năm qua, COVID-19 và lũ lụt đã gây ra những tác động tàn phá đối với Pakistan. Tuy nhiên, tôi hy vọng rằng với những nỗ lực không ngừng, Pakistan sẽ vượt qua những thảm họa này để tiếp tục tiến bộ và thịnh vượng.
Đại sứ Samina Mehtab tại một triển lãm nghệ thuật diễn ra tại Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội cuối tháng 6/2022 (Ảnh: quochoi.vn). |
Theo Đại sứ, Pakistan có thể chia sẻ kinh nghiệm gì với Việt Nam từ những thành tựu nổi bật của mình?
Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 200 triệu dân, các nhà hoạch định chính sách của Pakistan có nhiều sáng kiến và đã thành công trong một số lĩnh vực.
Pakistan có nhiều trường cao đẳng y khoa hiện đại đào tạo ra những bác sĩ giỏi, như Bệnh viện Đại học Agha Khan và trường đại học Y khoa Dow... Số lượng bác sĩ của Pakistan lớn thứ bảy trên toàn cầu và là nguồn bác sĩ quốc tịch nước ngoài lớn thứ ba ở Hoa Kỳ. Việt Nam có thể hợp tác với các trường cao đẳng y tế cũng như Hội đồng Y khoa và Nha khoa Pakistan để trao đổi bác sĩ, giảng viên và sinh viên.
Hơn nữa, Pakistan là nước có dân số nói tiếng Anh lớn thứ ba trên thế giới. Khả năng sử dụng thông thạo tiếng Anh giúp các chuyên gia Pakistan hội nhập dễ dàng hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam có thể hợp tác trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh với Pakistan.
Pakistan cũng có thế mạnh trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT). Xuất khẩu CNTT của Pakistan vượt 5 tỷ USD mỗi năm bao gồm các dịch vụ viễn thông, máy tính và thông tin. Chúng tôi có hơn 500.000 chuyên gia CNTT nói tiếng Anh, hơn 25.000 kỹ sư CNTT tốt nghiệp mỗi năm. Việt Nam có nhu cầu rất lớn về chuyên gia CNTT nói tiếng Anh, do vậy hai bên có thể hợp tác trong lĩnh vực này. Pakistan đã liên hệ với Hiệp hội Phần mềm Việt Nam (VINASA) về khả năng hợp tác của hai nước trong lĩnh vực CNTT.
Thưa bà, trong quan hệ hợp tác, giao lưu nhân dân hai nước Việt Nam – Pakistan từ xưa đến nay có những kết quả nổi bật gì?
Ngày 08/11/2022, Pakistan và Việt Nam kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong suốt 5 thập kỷ qua, hai nước có quan hệ chính trị, kinh tế và giao lưu nhân dân mạnh mẽ. Đó là kết quả của sự hợp tác liên tục trong tất cả các lĩnh vực mà hai nước cùng quan tâm.
Hai bên thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao và tích cực ủng hộ nhau trên các diễn đàn đa phương.
Quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước đang trên đà phát triển. Thương mại song phương Việt Nam - Pakistan đã tăng gấp ba lần, từ 331 triệu USD trong năm 2013-2014 lên 907 triệu USD trong năm 2021-2022 và dự kiến sẽ đạt 1 tỷ USD trong tương lai gần.
Về hợp tác quản lý thiên tai, Pakistan cảm ơn Việt Nam đã trao tặng 100.000 USD vào tháng 1/2023 để hỗ trợ người Pakistan bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.
Việt Nam và Pakistan cũng có quan hệ giao lưu nhân dân tốt đẹp. Pakistan cung cấp các khóa đào tạo cho Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng, ngoại giao, đường sắt, huấn luyện quân sự. Ba nhà ngoại giao Việt Nam đã tham gia Khóa học Ngoại giao Ngắn hạn tại Học viện Ngoại vụ (thủ đô Islamabad, Pakistan) năm 2022.
Quan hệ hai nước trong lĩnh vực du lịch phát triển ổn định. Cá nhân tôi đã gặp gỡ các nhà điều hành tour du lịch khắp Việt Nam và kết nối họ với đối tác ở Pakistan.
Hiện nay, cả hai nước đều đang tích cực tham gia vào các lĩnh vực thuộc quan tâm chung. Tôi hy vọng rằng quan hệ hai nước sẽ ngày càng được củng cố, trở thành quan hệ đối tác gắn bó, thân thiết.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao tượng trưng số tiền 100.000 USD, là quà của Chính phủ và nhân dân Việt Nam gửi tặng Pakistan để hỗ trợ khắc phục hậu quả của trận lũ lụt lịch sử trong năm 2022 |
Theo bà, doanh nghiệp và nhân dân hai nước cần quan tâm đến những lĩnh vực và phương thức chính nào để quan hệ nhân dân có kết quả tốt hơn trong tương lai?
Đầu tiên, tôi muốn khẳng định rằng Pakistan và Việt Nam là đối tác thương mại, kinh tế quan trọng của nhau và có tiềm năng rất lớn để đưa kim ngạch thương mại song phương lên những tầm cao mới. Tôi hy vọng chúng ta sẽ sớm đạt được mục tiêu kim ngạch 1 tỷ USD.
Những năm gần đây, các doanh nghiệp Pakistan thường xuyên đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội hợp tác, xúc tiến đầu tư. Ngày càng nhiều khách hàng Pakistan quan tâm tìm mua sản phẩm Việt Nam như: điện thoại di động, chè, hạt tiêu, sợi, sản phẩm thép, hạt điều... vì ưu thế về giá cả và chất lượng.
Việt Nam là một trong những nước hưởng lợi nhiều nhất từ việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng do có mức chi phí sản xuất tương đối thấp, lực lượng lao động có tay nghề cao và được giáo dục tốt cũng như cơ sở hạ tầng tốt. Một lợi thế cạnh tranh quan trọng khác của các bạn là có nhiều hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)... Việt Nam cũng là một trung tâm sản xuất toàn cầu vì đã mở cửa tiếp nhận FDI và có nhiều quy định thuận lợi về FDI. Các bạn đã chứng minh được khả năng sản xuất hàng hóa, vận chuyển và giao hàng. Do đó, khách hàng Pakistan muốn được tiếp cận với nguồn hàng hóa dồi dào từ các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất đáng tin cậy của Việt Nam.
Chúng tôi đang khuyến khích khách hàng Pakistan tìm kiếm nguồn sản phẩm chất lượng từ Việt Nam để chế biến xuất khẩu. Ngoài ra, một số doanh nghiệp lớn, lâu đời ở Pakistan cũng quan tâm đầu tư ở Việt Nam.
Ở phía Pakistan, chúng tôi có lợi thế về nguyên phụ liệu dệt may, da và dược phẩm để đáp ứng nhu cầu sản xuất của Việt Nam. Hơn nữa, Pakistan là một trong những nhà sản xuất lớn nhất trên thế giới về sản phẩm làm vườn. Do đặc điểm khí hậu, Pakistan dễ dàng sản xuất các loại trái cây và rau quả phong phú.
Năm 2022, Pakistan đăng ký thành công giấy phép xuất khẩu các sản phẩm có nguồn gốc thực vật sang Việt Nam. Chúng tôi đã nộp thêm hồ sơ để nhiều loại hoa quả và rau tươi của Pakistan có thể được xuất khẩu sang Việt Nam. Đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ Động vật, đặc biệt là thịt đã qua chế biến và lọc xương từ Pakistan, chúng tôi cũng đã nộp hồ sơ đăng ký tới Cục Thú y Việt Nam. Phía Pakistan cũng đã nộp hồ sơ đăng ký xuất khẩu thủy sản sang Việt Nam. Tôi hy vọng quá trình đăng ký diễn ra suôn sẻ cho tất cả các sản phẩm này, góp phần mang lại phúc lợi người tiêu dùng của Việt Nam, giúp họ tiếp cận các sản phẩm chất lượng tốt với giá cả cạnh tranh.
Điểm mạnh trong thương mại song phương giữa hai nước là khả năng bổ sung cho nhau. Đây là hợp tác hai bên cùng có lợi. Hàng xuất khẩu của chúng ta không cạnh tranh mà hỗ trợ cho nhu cầu nguyên liệu thô của ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu của nhau. Vì vậy, cả hai nước cần đa dạng các hàng hóa xuất khẩu. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong đa dạng hóa giỏ hàng xuất khẩu sang Pakistan.
Tôi tin rằng còn nhiều cơ hội chưa được khai thác hết giữa Việt Nam và Pakistan trong phát triển thương mại song phương trong các lĩnh vực như: nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, sản phẩm có nguồn gốc thực vật, động vật, thủy sản, nhựa, dược phẩm, thiết bị phẫu thuật.
Bên cạnh đó, tôi muốn nhấn mạnh rằng, một quá trình visa thuận tiện và dễ dàng là cần thiết cho tất cả các hoạt động tương tác, gắn kết nhân dân với nhân dân. Pakistan đã đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia có thị thực điện tử dành cho công dân. Tôi hy vọng Việt Nam cũng sẽ đưa Pakistan vào danh sách các quốc gia mà người dân có thể xin thị thực tại cửa khẩu cũng như cơ sở cấp thị thực điện tử.
Trân trọng cảm ơn Đại sứ!
Cơ quan phát triển thương mại Pakistan, Bộ Thương mại sẽ tổ chức Triển lãm Dệt may Quốc tế (TEXPO) lần thứ 4 từ ngày 26-28/5/2023 tại Trung tâm triển lãm Karachi (Karachi, Pakistan). TEXPO Pakistan là triển lãm dệt may và da lớn nhất, uy tín nhất của Pakistan được tổ chức hàng năm. ĐSQ Pakistan tại Việt Nam vinh dự được mời các phòng thương mại, nhà sản xuất, chuỗi bán lẻ và ngành sản xuất của Việt Nam trong lĩnh vực Dệt may và Da giày đến tham dự TEXPO. Thông tin về TEXPO xem tại: https://texpo.tdap.gov.pk. |
Thúc đẩy thương mại giữa doanh nghiệp Việt Nam - Pakistan Trình bày tại hội thảo quốc tế nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Pakistan, các đại biểu cho biết, để thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam - Pakistan, cần tháo gỡ khó khăn trong chính sách về thuế quan, chứng nhận Halal, tăng cường tạo cơ hội gặp gỡ, trao đổi, tìm hiểu giữa doanh nghiệp hai nước. |
Đưa quan hệ Việt Nam – Pakistan phát triển tương xứng với tiềm năng Ngày 14/12/2022, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) đã tổ chức Gặp gỡ hữu nghị nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Pakistan. |