Trang chủ Kinh tế Doanh nghiệp - Doanh nhân
09:51 | 08/08/2022 GMT+7

Việt Nam và Đông Nam Á đẩy nhanh phục hồi kinh tế sau đại dịch

aa
Nhà kinh tế trưởng thuộc S&P Global Market Intelligence, đánh giá Đông Nam Á là một phần quan trọng của chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu, đặc biệt là đối với ngành điện tử.
15 năm phát triển vùng Đông Nam Bộ và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam 15 năm phát triển vùng Đông Nam Bộ và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam
Sáng 9/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Kết luận số 27-KL/TW ngày 2/8/2012 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW.
Việt Nam - Hoa Kỳ thúc đẩy hợp tác sau 2 năm đại dịch COVID-19 Việt Nam - Hoa Kỳ thúc đẩy hợp tác sau 2 năm đại dịch COVID-19
Nhân kỷ niệm 27 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ (12/7/1995 - 12/7/2022), đặc biệt sau 2 năm cả thế giới chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, hai bên đã khởi động lại các cuộc tiếp xúc, trao đổi đoàn, nỗ lực thúc đẩy các hoạt động hợp tác song phương.

Viet Nam va Dong Nam A day nhanh phuc hoi kinh te sau dai dich hinh anh 1
Các tàu chở hàng tại cảng Singapore (Ảnh: THX/TTXVN).

Đại dịch COVID-19 bùng phát và xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra lại là lúc các nước trong khu vực Đông Nam Á cho thấy vai trò lớn hơn trong chuỗi cung ứng sản xuất của toàn cầu.

Tuy nhiên, sức ép lạm phát gia tăng có thể ảnh hưởng đến hoạt thương mại và làm “trật bánh con tàu tăng trưởng” của các nền kinh tế Đông Nam Á dù về tổng thể vẫn vững chắc.

Nền kinh tế Việt Nam trong quá trình phục hồi sau đại dịch cũng có những thuận lợi và khó khăn chung, bên cạnh những lợi thế và trở ngại riêng.

Từ lợi thế trong chuỗi cung ứng sản xuất của toàn cầu

Kể từ khi bùng phát vào tháng 3/2020, đại dịch COVID-19 đã tác động lớn đến các nền kinh tế mới nổi của Đông Nam Á, khi khiến các doanh nghiệp phải đóng cửa, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng và gây ảnh hưởng đến hàng nghìn người lao động.

Việc Trung Quốc sau đó tiếp tục phong tỏa một số cảng biển then chốt của nước này như Thượng Hải và Thiên Tân khi thực hiện chính sách "Không COVID" đã dẫn đến tình trạng tắc nghẽn dai dẳng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, ngay cả khi nhiều quốc gia khác đã mở cửa trở lại biên giới. Tuy nhiên, điều này lại mở ra "cơ hội" cho các nước Đông Nam.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã cảnh báo rằng tình trạng thiếu những chất bán dẫn quan trọng trên toàn cầu có thể kéo dài ít nhất đến hết năm 2023 và có thể còn dài hơn nữa do đứt gãy chuỗi cung ứng.

Để tránh sự chậm trễ gây tốn kém trong sản xuất và logistics, ngày càng nhiều công ty chất bán dẫn của Mỹ đã chuyển dịch cơ sở sản xuất và chuyển hướng đầu tư sang Đông Nam Á.

Năm 2021, hãng sản xuất chip GlobalFoundries cho biết sẽ đầu tư khoảng 4 tỷ USD vào một cơ sở sản xuất ở Singapore để đáp ứng nhu cầu gia tăng về chip trên toàn cầu.

Trong khi đó, Intel cho biết họ sẽ đầu tư hơn 7 tỷ USD để xây dựng một nhà máy thử nghiệm và đóng gói chip ở Penang, Malaysia.

Tập đoàn công nghệ Foxconn của Đài Loan (Trung Quốc), chuyên sản xuất cho Apple, đang xây dựng một nhà máy trị giá 270 triệu USD để sản xuất, gia công máy tính xách tay và máy tính bảng gần Hà Nội, Việt Nam.

Trong xu hướng điều chỉnh và chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam có một số lợi thế để tranh thủ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng.

Viet Nam va Dong Nam A day nhanh phuc hoi kinh te sau dai dich hinh anh 2
Sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty Youngbag ViiNa khu Công nghiệp Bình Xuyên, Vĩnh Phúc (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN).

Trong năm 2020, Việt Nam là một trong các trung tâm đón làn sóng chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc trong bối cảnh các doanh nghiệp trên thế giới đang đẩy nhanh quá trình đa dạng chuỗi cung ứng.

Năm 2021, mặc dù, đang trong “vòng xoáy” của dịch COVID-19, vốn FDI đổ vào Việt Nam đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020.

Ông Rajiv Biswas, nhà kinh tế trưởng thuộc S&P Global Market Intelligence, đánh giá Đông Nam Á là một phần quan trọng của chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu, đặc biệt là đối với ngành điện tử.

Do sự gián đoạn chuỗi cung ứng và sự chậm trễ nghiêm trọng về thời gian giao hàng đối với các linh kiện then chốt trong ngành điện tử toàn cầu trong suốt thời kỳ dịch bùng phát, các công ty điện tử ngày càng đa dạng hóa các chuỗi cung ứng sang Đông Nam Á.

Ông Mick Aw, cố vấn cấp cao của công ty dịch vụ chuyên nghiệp Moore Stephens, cho rằng các quốc gia Đông Nam Á đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu khi các doanh nghiệp chuyển hướng khỏi Trung Quốc sau đại dịch.

Theo ông Aw, căng thẳng Mỹ-Trung leo thang và những hạn chế trong chuỗi cung ứng do các đợt phong tỏa nhằm kiểm soát dịch tại Trung Quốc khuyến khích một số doanh nghiệp đã chuyển hoạt động từ Trung Quốc sang các quốc gia Đông Nam Á.

Những diễn biến này tăng cường vai trò của Đông Nam Á trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đem lại dòng vốn dồi dào và triển vọng việc làm mới sau hai năm gián đoạn do dịch. Trong giai đoạn ngắn đầu năm nay, các dự báo tăng trưởng cho khu vực có vẻ đầy hứa hẹn.

Đến trở ngại từ việc lạm phát tăng vọt

Xung đột Nga-Ukraine đã làm gia tăng áp lực lạm phát trên toàn cầu và cản trở sự phục hồi của kinh tế khu vực.

Nhiều quốc gia Đông Nam Á phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu, như Thái Lan, Việt Nam và Singapore, đã cảm nhận được tác động đối với các dịch vụ cơ bản như vận tải, điện và nhiên liệu. Các trạm xăng ở Myanmar đã xuất hiện tình trạng hết nhiên liệu.

Lạm phát đã tăng mạnh ở Đông Nam Á vốn là khu vực nhập khẩu nhiều dầu và hạt hướng dương cũng như lúa mỳ. Theo Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế, giá cả ở Đông Nam Á đã tăng trung bình 3,8% từ tháng 1/2021 đến tháng 4/2022.

Các ngân hàng trung ương đã thắt chặt chính sách tiền tệ trong nỗ lực hạ nhiệt lạm phát.

Tại Singapore, Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS), tức ngân hàng trung ương, ngày 14/7 đã nâng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát và đảm bảo ổn định giá cả trong trung hạn. Đây là lần thứ tư MAS tăng lãi suất kể từ tháng 10/2021 và là lần thứ hai kể từ tháng 1/2022.

Ngân hàng này đang từng bước thắt chặt chính sách tiền tệ do lạm phát gia tăng và phục hồi kinh tế ổn định.

Các ngân hàng trung ương Malaysia và Philippines cũng đã tăng lãi suất, khiến các khoản thế chấp và lãi suất đi vay tăng đối với những người sở hữu nhà hay các doanh nghiệp.

Nguy cơ của điều này là sự suy giảm trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế khu vực, khi người tiêu dùng hạn chế chi tiêu của họ.

Ngân hàng trung ương Philippines thông báo tăng lãi suất bất ngờ trong ngày 14/7, lần tăng thứ ba liên tiếp và cảnh báo có thể còn có những đợt tăng lãi suất tiếp theo nhằm kiềm chế đà tăng của giá năng lượng và lương thực.

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, lạm phát cơ bản tại Singapore có thể tăng trên 4%, cao hơn mức dự báo trước đó là từ 2,5-3,5% cho năm nay. MAS đã nâng mức dự báo lạm phát tổng thể năm 2022 của nước này lên 5-6%, từ mức 4,5-5,5% trước đó.

Trong khi đó, Cục Thống kê Malaysia cho biết tỷ lệ lạm phát của nước này đã tăng 3,4% vào tháng 6/2022, phần lớn do các mặt hàng thực phẩm đều tăng giá.

Bộ trưởng Tài chính Malaysia Zafrul Aziz cho biết tỷ lệ lạm phát tại quốc gia Đông Nam Á này có thể lên tới 11% nếu chính phủ không trợ cấp cho một số mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là nhiên liệu.

Theo ông Zafrul Aziz, trong nửa đầu năm 2022, tỷ lệ lạm phát tại quốc gia Đông Nam Á này khoảng 2,5% và phần lớn là nhờ các gói trợ cấp được chính phủ đưa ra.

Tại Việt Nam, Tổng cục Thống kê vừa công bố trong 7 tháng qua lạm phát của nền kinh tế tăng 2,54% so với cùng kỳ năm trước.

Giá xăng dầu thế giới vẫn là yếu tố đầu tiên tác động tới giá cả hàng hóa, dịch vụ và tiếp tục tác động trong thời gian tới vì giá xăng dầu trong nước phụ thuộc vào giá xăng dầu thế giới.

Trong việc đảm bảo cân đối cung cầu trong nước, ổn định giá cả, chuyên gia Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, cho rằng thuận lợi của Việt Nam là phần lớn các hàng hoá và dịch vụ thiết yếu của nền kinh tế đều chủ động được nguồn cung, nhưng khó khăn là nguyên, nhiên vật liệu đầu vào dùng cho sản xuất phụ thuộc khá lớn vào nguồn cung của thế giới và phụ thuộc vào một số ít thị trường nên khi các thị trường này có những biến động bất thường sẽ tác động rất mạnh tới đảm bảo cung cầu của nền kinh tế.

Tăng trưởng tổng thể vẫn vững chắc

Mặc dù vậy, các số liệu cho thấy các nền kinh tế Đông Nam Á về tổng thể vẫn đang tăng trưởng nhờ nhu cầu trong nước phục hồi và việc nới lỏng các hạn chế nhằm kiểm soát dịch.

Số liệu tháng Sáu của công ty phân tích thị trường S&P Global cho thấy sự tăng trưởng tổng thể vững chắc trong lĩnh vực sản xuất của khu vực.

Theo ông Biswas, Đông Nam Á được dự báo là một trong những khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới và Đông Nam Á sẽ vẫn là điểm đến then chốt cho đầu tư trực tiếp nước ngoài của các công ty đa quốc gia từ Mỹ, Liên minh châu Âu và Đông Bắc Á.

Chính phủ Indonesia cho biết sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế trong nước trên 5% cho đến quý 3/2022 trong bối cảnh bất ổn toàn cầu. Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto cho biết tăng trưởng kinh tế quý 2 dự kiến sẽ trên 5%.

Do đó, nếu nền kinh tế trong nước duy trì tốc độ tăng trưởng này trong quý 3, Indonesia có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 5-5,2% vào cuối năm.

Theo ông Hartarto, nền kinh tế Indonesia đang ở trong tình trạng tốt, với lạm phát ở mức 4,2%, tăng trưởng kinh tế 5,01% và tỷ lệ nợ trên GDP là 42%.

Với Singapore, nền kinh tế đã duy trì được đà tăng trưởng khá tốt. Theo thông báo của Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI), trong quý 2/2022, kinh tế Singapore đạt mức tăng trưởng 4,8% so với cùng kỳ năm 2021, chủ yếu nhờ lĩnh vực sản xuất, trong lúc nhu cầu nội địa và toàn cầu về hàng hóa và dịch vụ yếu trong bối cảnh lạm phát gia tăng.

MTI đã điều chỉnh nâng mức tăng trưởng trong quý I/2022 lên 4% so với cùng kỳ năm trước, từ mức ước tính trước đó là 3,7%, nhờ lĩnh vực xây dựng và dịch vụ tốt hơn.

Trong khi đó, Bộ trưởng Zafrul cho biết Chính phủ Malaysia vẫn lạc quan về đà tăng trưởng GDP trong năm 2022 xuất phát từ hiệu ứng cơ bản thấp và nền kinh tế mở cửa trở lại.

Tại Thái Lan, Giám đốc cao cấp của Ngân hàng Trung ương (BoT) Chayawadee Chai-Anant cho rằng kinh tế nước này sẽ tiếp tục phục hồi trong nửa cuối năm nay, nhờ tiêu dùng tư nhân và khách du lịch nước ngoài gia tăng.

Bà Chayawadee nói thêm rằng BoT đang duy trì dự báo tăng trưởng GDP của Thái Lan năm 2022 ở mức 3,3% khi sự phục hồi kinh tế đang tăng tốc, với một số chỉ số được cải thiện trong cả tháng Sáu và quý 2.uy nhiên, BoT cũng sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình kinh tế toàn cầu và địa phương trong bối cảnh có một số bất ổn.

Tổng Giám đốc Văn phòng Chính sách Tài khóa thuộc Bộ Tài chính Thái Lan, Pornchai Thiraveja cho rằng tình hình tài khóa của đất nước vẫn đủ lành mạnh để xử lý các vấn đề kinh tế, bao gồm cả lạm phát. Ông hy vọng tỷ lệ lạm phát cao sẽ giảm vào cuối năm nay.

Theo ông Pornchai, tỷ lệ lạm phát của Thái Lan vẫn thấp hơn một số nước. Lạm phát toàn phần trung bình trong nửa đầu năm nay là 5,6%, trong khi lạm phát cơ bản là 1,9%, thấp hơn so với các nước Khu vực sử dụng đồng euro và Mỹ.

Với kinh tế Việt Nam, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra 2 kịch bản cho tăng trưởng kinh tế năm 2022. Theo đó, kịch bản cao, CIEM dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 có thể đạt 6,9%, khá cao so với kịch bản cơ bản là 6,7%.

Với kịch bản cao, tốc độ tăng trưởng năm 2022 gần sát với mức 7% mà Chính phủ đang đặt ra cho kinh tế năm nay.

Về các giải pháp cho 6 tháng cuối năm 2022, Viện trưởng Trần Thị Hồng Minh cho biết, CIEM đã kiến nghị phải đẩy mạnh cải cách ngay cả trong bối cảnh thực hiện phục hồi kinh tế, để giảm bớt áp lực đối với lạm phát và tạo không gian mới cho doanh nghiệp phát triển.

Chủ tịch EuroCham - Alain Cany: Đây là thời điểm thú vị và đầy hứa hẹn để kinh doanh tại Việt Nam Chủ tịch EuroCham - Alain Cany: Đây là thời điểm thú vị và đầy hứa hẹn để kinh doanh tại Việt Nam
Thông qua khảo sát chỉ số môi trường kinh doanh quý II/2022 (Business Climate Index - BCI), cho thấy triển vọng tăng trưởng xanh của Việt Nam được cải thiện và có nhiều tín hiệu tích cực.
Việt Nam lọt top các nước tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới đến năm 2030 Việt Nam lọt top các nước tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới đến năm 2030
Theo báo cáo của Đại học Harvard (Mỹ) công bố ngày 27/7 thì Việt Nam là 1 trong 6 nước thuộc cực tăng trưởng châu Á có mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới đến năm 2030.
Theo TTXVN
Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Greenfield & Associates, LLP - Đối tác chuyên nghiệp về thuế và tài chính cho doanh nghiệp Việt Nam tại Mỹ

Greenfield & Associates, LLP - Đối tác chuyên nghiệp về thuế và tài chính cho doanh nghiệp Việt Nam tại Mỹ

Với xu hướng hội nhập toàn cầu, điều cần thiết để một doanh nghiệp đặt nền móng vững chắc trên một thị trường mới là sự am hiểu về luật pháp và hệ thống tài chính kế toán vững chắc tại nước sở tại. Với phương châm “Thành công của doanh nghiệp là thành công của chúng tôi”, Greenfield & Associates, cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp để mang đến những giải pháp tài chính toàn diện, tối ưu hóa lợi nhuận và đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.
Ba kịch bản khi Mỹ áp thuế đối ứng với Việt Nam

Ba kịch bản khi Mỹ áp thuế đối ứng với Việt Nam

Theo thông báo từ Nhà Trắng, ngày 2/4 (theo giờ Mỹ) Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng một loạt chính sách thuế quan mới và có hiệu lực ngay lập tức. Công ty Chứng khoán KBSV đưa ra 3 kịch bản có thể xảy ra nếu Tổng thống Trump đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia bị áp thuế đối ứng.
Phó Chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines

Phó Chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines

Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group Đỗ Vinh Quang được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines, chính thức đánh dấu sự tham gia trực tiếp của T&T Group vào bộ máy quản trị điều hành của Hãng hàng không du lịch này.
Vinmec và VFF hợp tác chiến lược nâng cao chất lượng y học thể thao

Vinmec và VFF hợp tác chiến lược nâng cao chất lượng y học thể thao

Ngày 1/4 tại Hà Nội, Hệ thống Y tế Vinmec và Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) chính thức ký kết hợp tác chiến lược nhằm tập trung chăm sóc sức khỏe tuyển thủ, đồng thời mở rộng đào tạo và nghiên cứu nhằm nâng cao toàn diện chất lượng y học thể thao Việt Nam. Sự kiện không chỉ giúp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho các vận động viên mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững của y học thể thao nước nhà.

Đọc nhiều

Hội đồng Anh muốn tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học tại Cần Thơ

Hội đồng Anh muốn tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học tại Cần Thơ

Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Thị Ngọc Điệp cùng lãnh đạo các sở, ngành hữu quan vừa có buổi tiếp và làm việc với Đoàn công tác Hội đồng Anh tại Việt Nam, do ông James Shipton - Giám đốc Hội đồng Anh tại Việt Nam - làm Trưởng đoàn đến thăm và làm việc tại thành phố Cần Thơ.
Hà Giang, Huế, Phú Thọ hút khách quốc tế dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Hà Giang, Huế, Phú Thọ hút khách quốc tế dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay kéo dài ba ngày (từ 6 đến 8/4/2025) tạo “cú hích” mạnh mẽ cho ngành du lịch Việt Nam. Không chỉ dòng khách nội địa đông đảo, mà lượng du khách quốc tế đến Việt Nam trong dịp này cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh.
IFRC hỗ trợ người dân Phú Thọ khắc phục hậu quả bão số 3

IFRC hỗ trợ người dân Phú Thọ khắc phục hậu quả bão số 3

Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Dự án “Viện trợ quốc tế khẩn cấp để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 (Yagi) và hoàn lưu sau bão”, do Hiệp hội Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) tài trợ với tổng kinh phí lên tới 2,5 tỷ đồng.
8 tội danh được Bộ Công an đề xuất bỏ án tử hình

8 tội danh được Bộ Công an đề xuất bỏ án tử hình

Trong Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ Công an đề xuất bỏ hình phạt tử hình với 8/18 tội danh, trong đó có tham ô tài sản, nhận hối lộ.
Hải quân Việt Nam - Thái Lan: Phối hợp giải quyết tốt các vấn đề trên biển

Hải quân Việt Nam - Thái Lan: Phối hợp giải quyết tốt các vấn đề trên biển

Từ ngày 2-6/4, tàu H.T.M.S NARRESUAN (FFG-421) cùng đoàn công tác Vùng 1 Hải quân Hoàng gia Thái Lan do Phó Đô đốc Arpa Chapanont, Tư lệnh Vùng 1 Hải quân Hoàng gia Thái Lan làm trưởng đoàn, đã thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân (TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang).
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kiểm tra kết quả huấn luyện tháng đầu tại các đơn vị

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kiểm tra kết quả huấn luyện tháng đầu tại các đơn vị

Ngày 1 và 2/4, đoàn kiểm tra Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân do Đại tá Trịnh Xuân Tùng, Tư lệnh Vùng làm trưởng đoàn đến kiểm tra tháng đầu huấn luyện tại các đơn vị trực thuộc Vùng đóng quân trên địa bàn TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).
Hải quân Việt Nam - Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh

Hải quân Việt Nam - Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh

Sáng 2/4, các Biên đội tàu 263, 261 (thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam) đã cập quân cảng Vùng 5 (tỉnh Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với các Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
11 nuoc co quan he doi tac chien luoc toan dien voi viet nam
canh bao gia tang lua dao tren khong gian mang
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ
Phiên bản di động