Việt Nam và Campuchia đã hoàn thành 83% cột mốc biên giới
![]() |
83% cột mốc biên giới giữa Việt Nam và Campuchia đã được hoàn thành
Ủy ban Biên giới Quốc gia Campuchia cho rằng, việc phân giới cắm mốc giữa Việt Nam và Campuchia được thực hiện minh bạch đúng theo luật pháp quốc tế, các Hiệp ước và những cam kết mà 2 nước đã ký. Việc tuyên truyền nói xấu sự thật của Đảng đối lập là âm mưu để trục lợi chính trị.
Trước năm 1954, Pháp đã vẽ xong bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 cho Campuchia. Đây là bản đồ xưa nhất, được Chính phủ đưa vào Hiến pháp Campuchia để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình.
Căn cứ vào bản đồ Bonne, 2 Chính phủ Việt Nam và Campuchia đã soạn thảo các Hiệp ước và những cam kết để thực hiện phân giới cắm mốc Việt Nam- Campuchia.
Ông Va Kim Hong, Bộ trưởng Cao cấp, Chủ tịch Ủy Ban Biên giới Quốc gia Campuchia cho biết, trong quá trình đàm phán xây dựng các Hiệp ước, hai bên đã căn cứ vào Hiến pháp của mỗi nước để đàm phán thương thảo một cách thận trọng và cầu thị để tìm ra giải pháp mà hai bên đều chấp nhận được và không trái với Hiến pháp của mỗi nước. Để triển khai có hiệu quả các Hiệp ước đã được ký, Campuchia đã thành lập Ủy ban biên giới quốc gia với sự tham gia của các cấp chính quyền địa phương.
"Ủy ban Biên giới quốc gia có đầy đủ thành phần tham dự. Ở Trung ương có Ủy ban Biên giới Trung ương. Cấp tỉnh, thành phố nơi có đường biên giới đi qua cũng có Ban Biên giới cấp tỉnh. Cấp xã cũng có cán bộ kỹ thuật về biên giới. Khi đi làm nhiệm vụ đều có lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo huyện và các bộ kỹ thuật các cấp tham gia", ông Va Kim Hong nói.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho biết, công tác phân giới cắm mốc giữa Việt Nam và Campuchia đã diễn ra theo chiều hướng tích cực. Đến nay đã có hơn 83% số cột mốc được cắm.
Tuy nhiên, thời gian gần đây một số đại biểu Quốc hội của Đảng đối lập thường xuyên tuyên truyền phản đối, nói Chính phủ sử dụng bản đồ giả để thực hiện việc phân giới cắm mốc quốc gia với Việt Nam. Để bình ổn dư luận, Chính phủ đi mượn bản đồ của Liên Hiệp quốc và một số cường quốc khác về để so sánh.
Thủ tướng Hun Sen nói: “Nếu căn cứ theo nguyên tắc, tôi không cần phải mượn bản đồ nào về để so sánh đâu. Vì năm 2005 Quốc hội, Thượng viện và Quốc vương đã thông qua và đồng ý cho Chính phủ sử dụng bản đồ hiện có rồi. Nhưng để người dân yên tâm hơn, chúng tôi phải đi mượn bản đồ về để so sánh. Sau khi so sánh thấy 2 bản đồ giống nhau người dân đã yên tâm và tin tưởng vào Chính phủ”.
Mặc dù vậy, Chính phủ vẫn tiếp tục mượn thêm bản đồ từ các cường quốc khác như: Anh, Pháp và Mỹ. Ông Hor Nam Hong, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế cho biết: vài ngày nữa, các cường quốc này sẽ mang bản đồ Campuchia về cho Chính phủ mượn và so sánh với bản đồ mà Chính phủ đang sử dụng trong phân giới cắm mốc hiện nay.
"Tôi hy vọng rằng vài ngày tới đây các ông sẽ sáng mắt, sáng mắt đối với những gì mà các ông đã nói. Sau khi được sáng mắt rồi hy vọng các ông sẽ chấm dứt tình trạng nói xấu Chính phủ thông qua các trang mạng xã hội”, ông Hor Nam Hong nói.
Ông Keo Remi, Quốc vụ khanh - Phó Chánh văn phòng Chính phủ cho biết, trước đây ông cũng là thành viên của Đảng đối lập, nhưng vì không thể chịu được tính hiếu chiến của Đảng đối lập nên ông đã bỏ Đảng, đồng thời xin gia nhập vào Đảng nhân dân Campuchia (CPP) để có cơ hội phục vụ nhân dân.
Ông cho biết, mấy chục năm nay, Chính phủ Campuchia đã có nhiều nỗ lực trong công tác phân giới cắm mốc biên giới với Việt Nam, đến nay đã đạt được kết quả nhất định. Xây dựng đường biên giới giữa hai nước thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài, góp phần phát triển quan hệ hợp tác láng giềng tốt đẹp giữa hai nước.
Theo VOV/PhnomPenh
Các tin bài khác

Thủ tướng: Hội nhập để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng và vượt lên

Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone

Giai đoạn mới trong quan hệ hữu nghị Việt Nam - Burundi
Đọc nhiều

Phản bác quan điểm sai trái, xuyên tạc vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng trước thềm Đại hội XIV

Tăng cường gắn kết và hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Nhật Bản phát triển

Ấm áp nghĩa tình Việt Nam trong dịp Tết cổ truyền nước bạn

Malaysia và nhiều nước đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ, ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Hải quân Việt Nam - Thái Lan: Phối hợp giải quyết tốt các vấn đề trên biển

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kiểm tra kết quả huấn luyện tháng đầu tại các đơn vị

Hải quân Việt Nam - Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh
Multimedia

[Infographics] Phá lấu, thắng cố vào danh sách món hầm ngon nhất Đông Nam Á

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại từ 1/4/2025

[Infographic] 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới theo nhóm ngành năm 2025

[Infographics] Lừa đảo làm cộng tác viên chốt đơn hàng online

4 nội dung và 3 mục tiêu chính của Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030

11 nước có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam
