Trang chủ Chính trị - Xã hội Bình luận
17:20 | 02/10/2022 GMT+7

Việt Nam ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, chuyên gia quốc tế nói gì?

aa
Việt Nam đang ứng cử là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025.
Báo Mỹ: Việt Nam xứng đáng được bầu vào Hội đồng nhân quyền LHQ Báo Mỹ: Việt Nam xứng đáng được bầu vào Hội đồng nhân quyền LHQ
Việt Nam tiếp tục được đánh giá cao tại Liên hợp quốc với việc cử cán bộ tham gia phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi.
Việt Nam tham gia tích cực vào các hoạt động của Hội đồng nhân quyền Việt Nam tham gia tích cực vào các hoạt động của Hội đồng nhân quyền
Việt Nam luôn tham gia tích cực, có trách nhiệm vào các hoạt động của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) từ khi cơ quan này được thành lập. Đây là thông tin ông Nguyễn Vũ Minh, Trợ lý Vụ trưởng Vụ Các tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao cho biết vào ngày 28/9, tại Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về công tác nhân quyền và thông tin đối ngoại.

Trước đó, Việt Nam cũng đã từng được bầu làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Kể từ đó cho đến nay, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực để bảo vệ quyền con người và cải thiện cuộc sống của người dân. Vì vậy, theo Giáo sư Carl Thayer thuộc trường Đại học New South Wales của Australia, Việt Nam sẽ có những đóng góp tích cực nếu tiếp tục được bầu làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

Việt Nam ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, chuyên gia quốc tế nói gì?
Giáo sư Carl Thayer.

Vào tháng 2/2022, Việt Nam đã thông báo chính thức về việc ứng cử làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, nhiệm kỳ 2023-2025, với tư cách là đại diện của ASEAN.

Không phải ngẫu nhiên mà các quốc gia ASEAN tín nhiệm đề cử Việt Nam là đại diện cho mình tham gia Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc. Những đóng góp của Việt Nam trong khuôn khổ ASEAN trong vấn đề nhân quyền, những việc mà Việt Nam đã làm được để cải thiện cuộc sống của người dân và đảm bảo thực hiện các quyền của người dân trong suốt những năm qua được thể hiện qua các con số thống kê cụ thể chính là những bằng chứng rất rõ ràng cho thấy Việt Nam xứng đáng là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025.

Giáo sư Carl Thayer thuộc trường Đại học New South Wales cho biết Việt Nam có nhiều nỗ lực thực hiện Mục tiêu Phát triển bền vững và đang trên đường đạt được các mục tiêu này. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc về việc thực hiện các mục tiêu này, Việt Nam đang được xếp hạng thứ 51 trong tổng số 165 quốc gia đang nỗ lực để đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững với số điểm nhận được là 72.8%. Trong đó, ở mục tiêu phát triển bền vững thứ nhất, Việt Nam đang được đánh giá là đang trên lộ trình hoàn thành mục tiêu này. Với mục tiêu thứ hai, Việt Nam đang từng bước có những cải thiện để đạt được mục tiêu.

Không chỉ vậy, giáo sư Carl Thayer cũng cho biết, Việt Nam cũng đang được đánh giá rất cao ở Chỉ số lan tỏa được dùng để đánh giá chính sách của một quốc gia dựa trên tác động tới môi trường và xã hội thông qua thương mại, kinh tế-tài chính và an ninh khi được đánh giá tới 96.4% điểm.

Vì những nỗ lực và thành tựu này, giáo sư Carl Thayer cho rằng, Việt Nam sẽ có những đóng góp tích cực và thiết thực khi trở thành thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc: “Việt Nam là quốc gia đang phát triển có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc vì vậy có thể cung cấp những lời khuyên thiết thực về chính sách trong các vấn đề phức tạp về nhân quyền khi được bầu làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc”.

Những thành quả về phát triển, kinh tế xã hội của Việt Nam không chỉ làm cho nhà nước vững mạnh hơn mà đang tạo ra những thay đổi rõ rệt trong đời sống xã hội của người dân. Giáo sư Carl Thayer dẫn thông tin cho biết, trong giai đoạn 2011 đến 2020, trong 6 nền kinh tế lớn nhất ASEAN, Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 6%. Trong năm 2020, Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất trong 6 nước này tăng trưởng dương với tốc độ 2,9%.

Dẫn kết quả việc thực hiện Chiến lược xóa đói giảm nghèo mà Việt Nam công bố vào năm 2002 Giáo sư Carl Thayer khẳng định, những thành tựu phát triển kinh tế đã góp phần quan trọng làm giảm số lượng người nghèo đói tại Việt Nam.

“Tỷ lệ các hộ nghèo ở Việt Nam đã giảm từ 58% năm 1992 xuống còn 15,5% vào năm 2008 và 7,6% vào năm 2013, và với các tiêu chí mới thì tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam chỉ còn 2,75% vào năm 2020. Kết quả này là bằng chứng rõ nét cho thấy chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam đã được cải thiện mạnh mẽ, đặc biệt là những người dân tộc thiểu số và sống ở vùng sâu, vùng xa”.

Trong giai đoạn đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới, Việt Nam không chỉ đóng góp vào nỗ lực của khu vực và thế giới trong việc kiểm soát, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh mà còn có nhiều hành động thiết thực để bảo vệ sức khỏe của người dân. Giáo sư Carl Thayer khẳng định, với tư cách là Chủ tịch ASEAN vào năm 2020, trong bối cảnh việc đi lại giữa các nước bị hạn chế, Việt Nam đã thể hiện vai trò lãnh đạo khi tổ chức hội nghị trực tuyến giữa Bộ trưởng các nước thành viên ASEAN để bàn cách phối hợp.

Không chỉ dừng lại ở đó, giáo sư Carl Thayer cũng nhấn mạnh, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cũng đã thay mặt các nước phát triển phát biểu tại Liên Hợp Quốc đề nghị các nước chia sẻ quyền sở hữu trí tuệ giúp các quốc gia ứng phó với Covid-19 và tiếp cận vaccine công bằng. Không chỉ vậy, Việt Nam cũng đã rất thành công trong năm đầu tiên ứng phó với dịch bệnh và nỗ lực thuyết phục cộng đồng quốc tế cung cấp vaccine và triển khai các biện pháp giãn cách xã hội khi cần thiết để giảm sự lây lan của dịch bệnh và giúp người dân nâng cao việc bảo vệ sức khỏe

“Việt Nam đã thực hiện chính sách ngoại giao vaccine để có đủ số vaccine cần thiết cung cấp cho người dân. Việt Nam cũng đã ban hành các biện pháp giãn cách xã hội khi cần thiết và kết quả của nó là Việt Nam đã nhanh chóng từ bỏ chính sách zero Covid và ứng phó thành công với biến thể Omicron. Vì những đóng góp tích cực này mà Việt Nam được chọn là nơi đặt trung tâm Kiểm soát dịch bệnh khu vực của Mỹ”, ông Carl Thayer nói.

Với nhóm yếu thế là phụ nữ, giáo sư Carl Thayer cho rằng Việt Nam cũng đã có nhiều nỗ lực để cải thiện cuộc sống, gia tăng cơ hội và sự đóng góp của phụ nữ trong xã hội khi ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới vào năm 2021-2030 để gia tăng sự đóng góp của phụ nữ tại nơi làm việc, tăng số lượng lãnh đạo là nữ giới lên đến 27% vào năm 2025 và giảm tỷ lệ việc nhà mà phụ nữ phải đảm nhiệm cũng như bảo vệ phụ nữ trong các vụ bạo lực gia đình.

Những thành tựu đã đạt được trong mọi mặt kinh tế, đời sống xã hội đang tạo ra một đất nước Việt Nam có nhiều tiềm năng và được cộng đồng quốc tế tin tưởng. Giáo sư Carl Thayer cho rằng, một trong những biểu hiện rõ nét nhất của điều này chính là việc nhận được sự tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp quốc tế thông qua số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng. Giáo sư Carl Thayer trích dẫn số liệu cho biết, tính đến tháng 5/2022, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng 10.4% so với năm 2021.

Sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế không chỉ được gửi gắm qua việc đầu tư vào Việt Nam còn thể hiện qua việc các quốc gia lựa chọn Việt Nam là đại diện tại nhiều cơ chế đa phương như Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016 cũng như hai lần Việt Nam được bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với nhiệm kỳ gần đây nhất là vào năm 2020-2021.

Mỗi lần đảm nhiệm các cương vị này, Việt Nam lại có thêm những đóng góp cho cộng đồng quốc tế và đều được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Vì vậy, việc Việt Nam ứng cử là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025 sẽ tiếp tục trao cho Việt Nam cơ hội để có thể đại diện cho các nước thành viên ASEAN nói lên tiếng nói và sự quan tâm của khu vực tới vấn đề nhân quyền cũng như cùng với các thành viên khác của hội đồng góp phần giải quyết những thách thức về nhân quyền mà thế giới đang phải đối mặt./.

Liên hợp quốc đánh giá cao thành tựu của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền trẻ em Liên hợp quốc đánh giá cao thành tựu của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền trẻ em
Ủy ban Quyền trẻ em của Liên hợp quốc hoan nghênh thành tựu của Việt Nam, thể hiện qua quá trình xây dựng luật pháp, xây dựng chính sách cũng như các biện pháp bảo vệ quyền trẻ em.
Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực tại Liên hợp quốc Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực tại Liên hợp quốc
Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực tại Liên hợp quốc (LHQ) và thúc đẩy quan hệ hợp tác ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn với LHQ vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới.
Theo Việt Nga/VOV-Australia
Nguồn:

Tin bài liên quan

Việt Nam được đề cử nhiều hạng mục quan trọng tại World Travel Awards 2024

Việt Nam được đề cử nhiều hạng mục quan trọng tại World Travel Awards 2024

Việt Nam được đề cử nhiều hạng mục quan trọng tai Giải thưởng Du lịch Thế giới 2024 - World Travel Awards lần thứ 31 khu vực châu Á và châu Đại Dương.
Nhóm làm việc về UPR của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ IV của Việt Nam

Nhóm làm việc về UPR của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ IV của Việt Nam

Chiều 10/5 tại Trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva, Thuỵ Sỹ, Nhóm làm việc về Cơ chế soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam.
Phong phú các hoạt động tại Gặp gỡ hữu nghị Việt Nam - Brazil

Phong phú các hoạt động tại Gặp gỡ hữu nghị Việt Nam - Brazil

Ngày 7/5/2024, tại Thủ đô Brasília, Đại sứ quán Việt Nam tại Brazil đã long trọng tổ chức Buổi Gặp gỡ hữu nghị để cùng nhìn lại, đánh giá và chia sẻ về ý nghĩa và ký ức lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ, chặng đường 35 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Brazil.

Các tin bài khác

Bài học lịch sử về truyền thống hữu nghị, đoàn kết giữa 3 nước Đông Dương

Bài học lịch sử về truyền thống hữu nghị, đoàn kết giữa 3 nước Đông Dương

“7 thập kỷ đã trôi qua, bài học lịch sử về truyền thống hữu nghị, đoàn kết giữa nhân dân 3 nước Đông Dương, đặc biệt là giữa Việt Nam và Lào trong chiến thắng Điện Biên Phủ hiện nay vẫn còn nguyên giá trị”.
Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc đối với chiến dịch Điện Biên Phủ

Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc đối với chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 là mốc son chói lọi trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về mọi mặt của Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, góp phần làm “thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới”.
Chủ tịch Hội hữu nghị Algeria - Việt Nam: Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự khởi đầu cho nền độc lập của phần lớn các nước ở châu Phi

Chủ tịch Hội hữu nghị Algeria - Việt Nam: Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự khởi đầu cho nền độc lập của phần lớn các nước ở châu Phi

Đối với ông Cherfaoui Tayeb, một cựu quân nhân, Chủ tịch Hội hữu nghị Algeria - Việt Nam, nói đến Việt Nam là nói đến Điện Biên Phủ - chiến dịch đã đánh tan quân Pháp.
Báo chí quốc tế ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam

Báo chí quốc tế ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, truyền thông thế giới đã có những bài viết ca ngợi thắng lợi này, coi đó là bước ngoặt trong lịch sử thuộc địa và cổ vũ phong trào độc lập của nhiều quốc gia trên khắp thế giới.

Đọc nhiều

Thân nhân các cựu cố vấn, chuyên gia góp phần lan tỏa tình cảm gắn bó giữa quân đội và nhân dân hai nước

Thân nhân các cựu cố vấn, chuyên gia góp phần lan tỏa tình cảm gắn bó giữa quân đội và nhân dân hai nước

Đây là mong muốn của Trung tướng Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tại buổi tiếp đoàn thân nhân các cựu cố vấn, chuyên gia Trung Quốc giúp đỡ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp vào ngày 9/5 tại Hà Nội.
Thêm một cửa ngõ giao thương Việt Nam - Trung Quốc

Thêm một cửa ngõ giao thương Việt Nam - Trung Quốc

Ngày 9/5, tại Quảng Ninh đã diễn ra Hội đàm thống nhất đề xuất phương án tổ chức Lễ công bố mở chính thức cặp Cửa khẩu song phương Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc), bao gồm: lối thông quan Bắc Phong Sinh (Việt Nam) - Lý Hỏa (Trung Quốc) tại Km0 và cầu đường bộ Cửa khẩu Hoành Mô - Động Trung.
Mỗi hộ gia đình ở Hà Nội được tặng một lá cờ Tổ quốc dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Mỗi hộ gia đình ở Hà Nội được tặng một lá cờ Tổ quốc dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thành phố Hà Nội sẽ tặng mỗi hộ gia đình 1 lá cờ Tổ quốc theo mẫu chung toàn thành phố dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Vì sao giá vàng SJC liên tục phá đỉnh dù vàng thế giới đi xuống?

Vì sao giá vàng SJC liên tục phá đỉnh dù vàng thế giới đi xuống?

Giá vàng trong nước liên tục phá đỉnh trong bối cảnh trên thị trường thế giới, giá kim loại quý đang đi xuống khi đồng USD tăng giá trở lại.
Tích cực hỗ trợ, sửa chữa nhiều tàu cá của ngư dân hư hỏng trên biển

Tích cực hỗ trợ, sửa chữa nhiều tàu cá của ngư dân hư hỏng trên biển

Hải đoàn 129 Hải quân (trụ sở đóng tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, lúc 9 giờ ngày 11/5, nhân viên kỹ thuật Trung tâm Dịch vụ Hậu cần - Kỹ thuật đảo Trường Sa, thuộc Hải đoàn 129 Hải quân đã khắc phục thành công sự cố hỏng trục lái
Bàn giao 8 căn nhà thuộc chương trình: “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại Kiên Giang

Bàn giao 8 căn nhà thuộc chương trình: “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại Kiên Giang

Ngày 10/5, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang phối hợp với huyện Giang Thành (tỉnh Kiên Giang) tiến hành lễ bàn giao 8 căn nhà cho hộ nghèo thuộc chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2024, do Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức tại TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
Thêm một cửa ngõ giao thương Việt Nam - Trung Quốc

Thêm một cửa ngõ giao thương Việt Nam - Trung Quốc

Ngày 9/5, tại Quảng Ninh đã diễn ra Hội đàm thống nhất đề xuất phương án tổ chức Lễ công bố mở chính thức cặp Cửa khẩu song phương Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc), bao gồm: lối thông quan Bắc Phong Sinh (Việt Nam) - Lý Hỏa (Trung Quốc) tại Km0 và cầu đường bộ Cửa khẩu Hoành Mô - Động Trung.
inforgraphic quan ly phuong tien co gioi nuoc ngoai tham gia giao thong tai viet nam
top 3 diem den thu hut du khach quoc te tai ha noi
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
Xin chờ trong giây lát...
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Phiên bản di động