Việt Nam sẵn sàng hợp tác vì mục tiêu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học tại COP16
Với chủ đề “Hòa bình với thiên nhiên”, hội nghị nhằm hưởng ứng lời kêu gọi hành động khẩn cấp và tăng cường tài trợ nhằm đảo ngược tình trạng tàn phá đa dạng sinh học hiện nay. Hội nghị quy tụ khoảng 23.000 đại biểu đến từ gần 200 quốc gia, trong đó có khoảng 100 bộ trưởng và hàng chục nguyên thủ các nước.
Hội nghị thu hút hơn 23.000 đại biểu từ khắp nơi trên thế giới. (Ảnh: Website Bộ Tài nguyên và Môi trường) |
Mục tiêu chính của hội nghị bao gồm thúc đẩy việc thực hiện Khung đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal (GBF), được thông qua tại COP15, diễn ra ở Canada năm 2022. Kế hoạch này đưa ra lộ trình để đạt được tầm nhìn toàn cầu về một thế giới sống hòa hợp với thiên nhiên vào năm 2050.
Nội dung chính của GBF đặt ra 23 mục tiêu, trong đó có việc khôi phục và bảo tồn ít nhất 30% diện tích đất và biển của hành tinh từ nay đến năm 2030 và ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng đối với các loài động, thực vật do các hành động của con người gây ra.
Một trong những vấn đề trọng tâm tại COP16 là việc huy động tài chính để bảo vệ hệ sinh thái toàn cầu. Mục tiêu thu hút 200 tỷ USD mỗi năm đến năm 2030 đòi hỏi sự phát triển của một cơ chế tài trợ toàn cầu, đồng thời đẩy mạnh hợp tác với khu vực tư nhân, phát triển tín chỉ đa dạng sinh học, và thúc đẩy các hình thức tài chính sáng tạo có sự tham gia của các ngân hàng phát triển đa phương.
Đoàn Việt Nam tại lễ Khai mạc Hội nghị lần thứ 16 của Công ước Đa dạng Sinh học. (Ảnh: Website Bộ Tài nguyên và Môi trường) |
Sự tham gia của Việt Nam tại COP16 tiếp tục khẳng định, Việt Nam sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế để giải quyết các thách thức đối với đa dạng sinh học. Trong bối cảnh môi trường ngày càng bị đe dọa, hợp tác toàn cầu là điều cần thiết để đảm bảo một tương lai bền vững cho Việt Nam và thế giới.
Là thành viên của Công ước Đa dạng sinh học (CBD), Việt Nam đã thể hiện trách nhiệm đối với quốc tế trong việc bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Với tài nguyên sinh học phong phú và đa dạng, Việt Nam đã đi đầu trong việc thực hiện các mục tiêu của KMGBF thông qua việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 vào năm 2022.
GEN Việt Nam: Kêu gọi doanh nghiệp, doanh nhân có trách nhiệm bảo tồn thiên nhiên hoang dã TĐO - Ngày 01/03/2017, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ ra mắt Mạng lưới khởi nghiệp toàn cầu tại Việt Nam (GEN Việt Nam) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Mạng lưới giám sát buôn bán động, thực vật hoang dã – Tổ chức TRAFFIC phối hợp tổ chức. |
Vườn Quốc gia Cát Tiên nhận danh hiệu Danh lục Xanh IUCN Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) chính thức công nhận Vườn Quốc gia Cát Tiên là Khu bảo tồn thứ 72 trên thế giới đạt danh hiệu Danh lục Xanh IUCN. Đây là một bước tiến lớn trong công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học tại Việt Nam. |