Trang chủ Kinh tế Doanh nghiệp - Doanh nhân
14:31 | 27/12/2022 GMT+7

Việt Nam lọt top 5 điểm đến tiềm năng đón đầu chuỗi cung ứng, trở thành "công xưởng thế giới"

aa
Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Bangladesh đang từng bước phát triển thế mạnh với một mục tiêu có thể thay Trung Quốc, trở thành “công xưởng thế giới”.
Nâng tầm vị thế, đưa Việt Nam trở thành cứ điểm chiến lược toàn cầu về sản xuất, nghiên cứu và phát triển Nâng tầm vị thế, đưa Việt Nam trở thành cứ điểm chiến lược toàn cầu về sản xuất, nghiên cứu và phát triển
Sáng 23/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) Samsung, tại Khu đô thị Tây Hồ Tây, Hà Nội do Samsung Việt Nam tổ chức.
Việt Nam có 2 bãi biển lọt Top 10 bãi biển nổi tiếng nhất thế giới Việt Nam có 2 bãi biển lọt Top 10 bãi biển nổi tiếng nhất thế giới
Hai bãi biển ở Việt Nam gồm bãi biển Nha Trang và bãi biển Vũng Tàu đã lọt vào top 10 bãi biển nổi tiếng nhất thế giới tính theo số lượt xem trên mạng xã hội TikTok. Kết quả này được công bố trên trang mạng của CNBC ngày 25/12.
Chú thích ảnh
Ưu thế của Ấn Độ là diện tích rộng và dân số trẻ. Ảnh: AFP

Theo báo Bussiness Insider, trong 4 thập kỷ qua, Trung Quốc luôn đóng vai trò trung tâm trong chuỗi cung ứng của thế giới. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 cũng những căng thẳng địa chính trị dưới thời của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến vị thế của cường quốc châu Á này lung lay.

Năm 2018, khi cựu Tổng thống Trump phát động cuộc chiến thương mại với gã khổng lồ Đông Á, các nhà đầu tư đã đánh giá lại mức độ rủi ro địa chính trị.

Mặc dù khi đó, một số nhà đầu tư đã chuyển các dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc nhưng chính đại dịch và chính sách Zero-COVID của Trung Quốc đã khiến các nhà đầu tư nhận ra tầm quan trọng của việc không phụ thuộc nhu cầu sản xuất vào một quốc gia duy nhất.

Ông Ashutosh Sharma, Giám đốc nghiên cứu tại công ty nghiên cứu thị trường Forrester, lý giải: “Bản thân những căng thẳng địa chính trị có thể không dẫn đến mức độ tái tổ chức chuỗi cung ứng này, nhưng đại dịch COVID-19 chắc chắn đã khiến các nhà đầu tư phải đánh giá lại tầm nhìn”.

Bên cạnh đó, những tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tiếp tục kéo dài. Tổng thống Joe Biden đã không dỡ bỏ các mức thuế cao mà chính quyền cựu Tổng thống Trump áp đặt đối với Trung Quốc. Thậm chí, vào tháng 10, Tổng thống Biden còn áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với thiết bị vận chuyển đến các nhà máy sản xuất chip tiên tiến do Trung Quốc sở hữu. Điều này càng làm mối quan hệ vốn đã căng thẳng trở nên leo thang.

Hơn bao giờ hết, các công ty đa quốc gia đang tìm cách phòng ngừa rủi ro kinh doanh.

Dưới đây là năm quốc gia mà chuỗi cung ứng đang chuyển từ Trung Quốc sang.

Ấn Độ

Ấn Độ đang tìm cách vượt qua Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất các mặt hàng cao cấp. Ví dụ, tập đoàn Apple sản xuất iPhone và các nhà sản xuất chip đang để mắt đến những vùng đất rộng lớn và dân số trẻ tại Ấn Độ.

Với những ưu điểm trên, Ấn Độ là một lựa chọn thay thế tự nhiên cho Trung Quốc với tư cách là công xưởng của thế giới. Đặc biệt, trong năm 2023, dân số Ấn Độ dự kiến vượt dân số Trung Quốc, trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới.

Apple đã chuyển một số hoạt động sản xuất iPhone sang các bang Tamil Nadu và Karnataka của Ấn Độ, đồng thời cũng đang tìm hiểu việc chuyển hoạt động sản xuất iPad sang quốc gia Nam Á này. Các nhà phân tích của JP Morgan kỳ vọng Apple sẽ chuyển 5% lượng iPhone 14 ssản xuất ang Ấn Độ vào cuối năm 2022. Trong một ghi chú tháng 9, JP Morgan dự đoán đến năm 2025, ¼ sản lượng iPhones sẽ được sản xuất tại Ấn Độ.

Ấn Độ có lực lượng lao động lớn, lịch sử sản xuất lâu đời và sự hỗ trợ của chính phủ để thúc đẩy ngành công nghiệp và xuất khẩu. Vì điều này, nhiều nhà đầu tư đang tìm hiểu xem liệu ngành sản xuất của Ấn Độ có phải là giải pháp thay thế khả thi cho Trung Quốc hay không.

Kể từ khi nhậm chức vào năm 2014, Thủ tướng Ấn Độ Modi đã nỗ lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đưa vốn FDI lên mức kỷ lục 83,6 tỷ USD trong năm tài chính vừa qua.

Nhưng những rào cản đáng kể vẫn tồn tại. Mặc dù chính phủ Ấn Độ đang tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng hoạt động kinh doanh ở nước này vẫn khó hơn so với Trung Quốc, một phần do bộ máy hành chính quan liêu và nhiều bên liên quan làm kéo dài quá trình ra quyết định.

Việt Nam

Chú thích ảnh
Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa đại diện Bộ Công Thương và Công ty Samsung Việt Nam. Ảnh: TTXVN phát

Kể từ năm 1986, Việt Nam đã tiến hành cải cách kinh tế nhanh chóng và đạt được những kết quả đáng kể.

Trong một bài viết vào tháng 11/2022, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết cải cách đã mang lại kết quả, đưa Việt Nam từ "một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành nền kinh tế có thu nhập trung bình chỉ trong một thế hệ".

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, năm 2021, Việt Nam đã thu hút hơn 31,15 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài — cao hơn 9% so với một năm trước. Khoảng 60% vốn đầu tư dành cho lĩnh vực sản xuất và chế biến.

Thế mạnh chính của Việt Nam là sản xuất hàng may mặc, giày dép, điện tử và thiết bị điện. Ngoài Ấn Độ, gã khổng lồ công nghệ Apple đã chuyển một số hoạt động sản xuất iPhone sang Việt Nam và cũng đang lên kế hoạch chuyển một số hoạt động sản xuất MacBook sang quốc gia Đông Nam Á này.

Các công ty lớn khác như Nike, Adidas và Samsung đã chuyển một số dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Thái Lan

Chú thích ảnh
Thái Lan là trung tâm sản xuất ô tô và điện tử. Ảnh: THX

FDI của Thái Lan đã tăng gấp ba lần từ năm 2020 đến năm 2021, lên 13,1 triệu USD khi các nhà sản xuất rời khỏi Trung Quốc.

Là nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á, Thái Lan đã và đang nâng cao chuỗi giá trị trong sản xuất. Thái Lan là trung tâm sản xuất phụ tùng ô tô, phương tiện và thiết bị điện tử, với các công ty đa quốc gia như Sony và Sharp đang thiết lập cơ sở tại đây.

Sony cho biết vào năm 2019, họ sẽ đóng cửa nhà máy sản xuất điện thoại thông minh ở Bắc Kinh vào năm 2019 để cắt giảm chi phí và chuyển một số hoạt động sản xuất sang Thái Lan. Cùng năm đó, Sharp cho biết họ đang chuyển một số hoạt động sản xuất máy in sang Thái Lan do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Bangladesh

Chú thích ảnh
Bangladesh là quê hương của ngành sản xuất hàng may mặc. Ảnh: AFP

Ngay cả trước khi COVID-19 làm tê liệt lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc, Bangladesh đã là một ngôi sao đang lên trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc, chủ yếu là do chi phí lao động ở Trung Quốc tăng trước nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump.

Chênh lệch chi phí lớn đã thu hút các nhà sản xuất tìm đến Bangladesh, khi lương tháng trung bình của một công nhân ở Bangladesh là 120 USD, thấp hơn 1/5 so với 670 USD mà một công nhân nhà máy ở Quảng Châu nhận được.

Hơn nữa, chi phí nguyên liệu tăng đang thúc đẩy các công ty may mặc tìm kiếm các điểm đến thay thế như Bangladesh, nơi giá sản xuất tương đối thấp.

Bất chấp vụ sập tòa nhà cao tầng làm ít nhất 1.132 người thiệt mạng vào tháng 4/2013 và làm giảm uy tín về an toàn lao động của Bangladesh, ngành sản xuất hàng may mặc vẫn là một trụ cột chính của nền kinh tế nước này, chiếm gần 85% các lô hàng hoặc hơn 42 tỷ USD xuất khẩu trong năm 2021. Nước này cũng là nước xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới, sau Trung Quốc.

Bangladesh hiện nỗ lực thu hút đầu tư ngoài lĩnh vực may mặc và đang nỗ lực thu hút thêm đầu tư vào các lĩnh vực khác bao gồm dược phẩm và chế biến nông nghiệp.

Malaysia

Chú thích ảnh
Dòng vốn FDI của Malaysia đạt mức cao nhất trong 5 năm là 48,1 tỷ USD vào năm 2021. Ảnh: AFP

Cơ quan Phát triển Đầu tư Malaysia cho biết vào tháng 7/2020, nước này đã đạt được một số tiến bộ trong nỗ lực thu hút ít nhất 32 dự án chuyển từ Trung Quốc sang Malaysia.

Tuy nhiên, ngay cả trước đại dịch, các khoản đầu tư công nghệ vào Malaysia đã tăng lên do chi phí lao động thấp hơn và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Các thỏa thuận lớn trong vài năm qua bao gồm khoản đầu tư trị giá 339 triệu USD từ gã khổng lồ chip Mỹ Micron trong 5 năm kể từ năm 2018. Jabil, một công ty Mỹ sản xuất vỏ iPhone, cũng đã mở rộng hoạt động tại Malaysia.

"Chúng tôi biết khá nhiều nhà sản xuất đã bày tỏ ý định chuyển khỏi Trung Quốc và chúng tôi muốn thu hút họ. Điều duy nhất là thời điểm", Azman Mahmud, Giám đốc điều hành Cơ quan Phát triển Đầu tư Malaysia trả lời báo chí năm 2020.

Theo thông tin chính thức của chính phủ, dòng vốn FDI của Malaysia đạt mức cao nhất trong 5 năm là 48,1 tỷ USD vào năm 2021, với ngành sản xuất thiết bị điện tử và phương tiện là chủ chốt.

Sapa lọt top 10 điểm đến ngắm tuyết hấp dẫn nhất Châu Á Sapa lọt top 10 điểm đến ngắm tuyết hấp dẫn nhất Châu Á
Vinpearl, VinWonders, Vinpearl Golf bùng nổ chuỗi sự kiện đẳng cấp thế giới chào đón mùa lễ hội lớn nhất trong năm Vinpearl, VinWonders, Vinpearl Golf bùng nổ chuỗi sự kiện đẳng cấp thế giới chào đón mùa lễ hội lớn nhất trong năm
Theo Bảo Hà/Báo Tin tức
Nguồn:

Tin bài liên quan

Tương thông về văn hoá nhận thức giữa Việt Nam và Trung Quốc: Tài sản quý báu vun đắp tình hữu nghị của nhân dân hai nước

Tương thông về văn hoá nhận thức giữa Việt Nam và Trung Quốc: Tài sản quý báu vun đắp tình hữu nghị của nhân dân hai nước

Cùng với sự gần gũi về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, văn hoá truyền thống của Việt Nam và Trung Quốc có rất nhiều đặc điểm tương thông, đặc biệt là trong văn hoá nhận thức. Tương thông văn hoá cũng là một trong những nền tảng quan trọng để củng cố và thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai Đảng, hai Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc ngày càng đi vào chiều sâu.
19 nhà khoa học Việt vào bảng xếp hạng thế giới 2024

19 nhà khoa học Việt vào bảng xếp hạng thế giới 2024

Năm nay, Việt Nam có 19 nhà khoa học có tên trong bảng xếp hạng của Research.com, trong đó, Đại học Quốc gia Hà Nội đứng đầu với 4 nhà khoa học.
Chuyện của những tổ ấm Việt - Trung

Chuyện của những tổ ấm Việt - Trung

Trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, những khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, những tổ ấm Việt – Trung đã có được hạnh phúc nhờ sự nỗ lực thấu hiểu và sẻ chia.

Các tin bài khác

3 đơn vị lớn về y tế và dinh dưỡng bắt tay nhau trong hợp tác chiến lược nâng cao sức khoẻ cộng đồng

3 đơn vị lớn về y tế và dinh dưỡng bắt tay nhau trong hợp tác chiến lược nâng cao sức khoẻ cộng đồng

Ba đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực dinh dưỡng và y tế là Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã ký hợp tác chiến lược, hướng đến việc nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.
T&T Group hợp tác với hiệp hội thể thao CAND phát triển bóng bàn thành tích cao

T&T Group hợp tác với hiệp hội thể thao CAND phát triển bóng bàn thành tích cao

Ngày 23/5/2024, Hiệp hội thể thao Công an Nhân dân (CAND) Việt Nam và Tập đoàn T&T Group đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc hợp tác đào tạo, tuyển chọn vận động viên bóng bàn tham gia thi đấu các giải trong nước và quốc tế. Lễ ký kết có sự tham dự của Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hiệp hội thể thao CAND Việt Nam; và ông Đỗ Quang Hiển, Nhà sáng lập, Chủ tịch Ủy ban Chiến lược Tập đoàn T&T Group.
Kim ngạch xuất khẩu sang các nước châu Phi, Đông Âu, Bắc Âu, Tây Á tăng

Kim ngạch xuất khẩu sang các nước châu Phi, Đông Âu, Bắc Âu, Tây Á tăng

Trong bối cảnh xuất khẩu sang các thị trường lớn đều sụt giảm, kim ngạch xuất khẩu sang các nước châu Phi, Đông Âu, Bắc Âu, Tây Á tăng. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường các nước châu Phi đạt khoảng 3 tỷ
Gặp gỡ Hàn Quốc 2024: Bình Dương muốn thu hút đầu tư ở 3 lĩnh vực

Gặp gỡ Hàn Quốc 2024: Bình Dương muốn thu hút đầu tư ở 3 lĩnh vực

Tại Chương trình “Gặp gỡ Hàn Quốc 2024”, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh nhấn mạnh: "Thời gian tới, tỉnh Bình Dương hướng đến thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, ngành công nghiệp chip bán dẫn và sản phẩm điện tử tiên tiến".

Đọc nhiều

Các tổ chức nhân dân Việt Nam chuẩn bị tham gia Diễn đàn nhân dân ASEAN 2024

Các tổ chức nhân dân Việt Nam chuẩn bị tham gia Diễn đàn nhân dân ASEAN 2024

Ngày 24/5, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị các tổ chức nhân dân Việt Nam chuẩn bị cho Diễn đàn nhân dân ASEAN (APF) 2024 dự kiến được tổ chức tại Timor Leste.
35 trường đại học và THPT tham gia Cuộc thi “Nhịp cầu Hán ngữ” năm 2024

35 trường đại học và THPT tham gia Cuộc thi “Nhịp cầu Hán ngữ” năm 2024

Từ ngày 25-26/5, tại Hà Nội đã diễn ra vòng chung kết Cuộc thi “Nhịp cầu Hán ngữ” lần thứ 23 dành cho sinh viên các trường đại học khu vực miền Bắc và miền Trung và Cuộc thi “Nhịp cầu Hán ngữ” lần thứ 17 dành cho học sinh các trường trung học phổ thông (THPT) khu vực miền Bắc và miền Trung.
Những ngôi sao hàng đầu từ K-pop và V-pop hội tụ Lễ hội quảng bá du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam

Những ngôi sao hàng đầu từ K-pop và V-pop hội tụ Lễ hội quảng bá du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam

Nhằm quảng bá mạnh mẽ hơn nữa du lịch Hàn Quốc đến du khách Việt Nam, Tổng cục Du lịch Hàn Quốc (KTO) tổ chức Lễ hội Du lịch Hàn Quốc 2024 vào ngày 25 - 26.5 tại K-Town, Ocean City, Hưng Yên.
2 học sinh Hungary đạt giải tại cuộc thi vẽ tranh về Việt Nam

2 học sinh Hungary đạt giải tại cuộc thi vẽ tranh về Việt Nam

Lễ trao giải Cuộc thi vẽ tranh với chủ đề "Việt Nam hôm nay trong đôi mắt trẻ thơ” do Hội Phụ nữ Việt Nam tại Hungary tổ chức đã diễn ra trang trọng tại Budapest ngày 25/5/2024.
Lớn lên từ biển

Lớn lên từ biển

Đó là câu chuyện của anh Nguyễn Đức Thạnh - ngư dân tiêu biểu ở làng chài Mỹ Á, phường Phổ Quang (TX.Đức Phổ). Anh cùng những người bạn dọc ngang khắp biển cả, đặc biệt là bám ngư trường truyền thống ở Hoàng Sa để đánh bắt hải sản.
100 học giả, nhà nghiên cứu quốc tế tham gia hội thảo Biển Đông tại Ba Lan

100 học giả, nhà nghiên cứu quốc tế tham gia hội thảo Biển Đông tại Ba Lan

Ngày 24/5, hội thảo “Biển Đông: Hợp tác nghiên cứu và phát triển” đã diễn ra tại Đại học tổng hợp Vacsava của Ba Lan.
Vùng 5 Hải quân thông tin về tình hình biển, đảo cho hơn 1.500 người dân tại tỉnh Cà Mau

Vùng 5 Hải quân thông tin về tình hình biển, đảo cho hơn 1.500 người dân tại tỉnh Cà Mau

Từ ngày 21 đến 24/5, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau tổ chức thông tin về biển, đảo tại 3 huyện: Ngọc Hiển, Năm Căn và Phú Tân.
de nhung ky niem xua tao sinh trong hien tai va tuong lai
ho chi minh la bieu tuong cua hoa binh doc lap va tien bo xa hoi
cap nhat thong tin dat nuoc nga cho nhung nguoi ban viet nam
inforgraphic quan ly phuong tien co gioi nuoc ngoai tham gia giao thong tai viet nam
top 3 diem den thu hut du khach quoc te tai ha noi
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
Xin chờ trong giây lát...
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Phiên bản di động