Trang chủ Nhân quyền - Góc nhìn thời đại Đường về tính thiện
08:03 | 27/08/2020 GMT+7

Việt Nam không có lao động cưỡng bức

aa
Tổ chức cho phạm nhân lao động trong trại giam thể hiện tính nhân văn trong chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam nhằm giáo dục, cải tạo người phạm tội, giúp họ trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội, mà còn thông qua đó giúp họ ý thức được đầy đủ về giá trị của lao động, biết quý trọng lao động, tôn trọng lao động. Đồng thời, động, dạy nghề trong trại giam, giúp phạm nhân có được định hướng về nghề nghiệp và có được nghề nhất định để khi chấp hành xong án phạt tù có thể tìm kiếm được việc làm, ổn định cuộc sống, hòa nhập được vào với đời sống xã hội. Hoàn toàn không có cái gọi là “lao động cưỡng bức” trong các trại giam của Việt Nam.
Việt Nam quyết tâm xóa bỏ hoàn toàn lao động cưỡng bức Việt Nam quyết tâm xóa bỏ hoàn toàn lao động cưỡng bức

Vừa qua, Phó Chủ tịch Nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã trình bày tờ trình Quốc hội về việc phê chuẩn gia nhập Công ước số ...

Tiếp tục dừng đưa lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm việc Tiếp tục dừng đưa lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm việc

Nhật Bản tiếp tục gia hạn chính sách hạn chế nhập cảnh đến hết tháng 5/2020. Do đó, lao động Việt Nam chưa thể sang ...

Pháp luật quốc tế về lao động cưỡng bức

Công ước 29 về lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc được Hội nghị toàn thể của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thông qua ngày 28/6/1930 và đến nay đã có 175 nước phê chuẩn. Ngày 29/01/2007, Việt Nam đã gia nhập Công ước này. Công ước 29 chính thức ghi nhận khái niệm lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc (gọi tắt là lao động cưỡng bức). Theo khoản 1 Điều 2 Công ước, cụm từ lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc là: “Tất cả các công việc hay dịch vụ mà một người thực hiện dưới sự đe doạ phải chịu một hình phạt và vì hình phạt này người đó không tự nguyện làm việc”.

Từ định nghĩa trên ta thấy, bất kỳ một người nào đó đều có thể trở thành chủ thể của lao động cưỡng bức khi họ thực hiện một công việc hay một dịch vụ nhất định, bất kể họ là nam giới hay nữ giới, trẻ nhỏ hay người già; họ có thể là người có hay không có chuyên môn đối với công việc, dịch vụ đó... Theo Công ước 29, một hoạt động lao động được coi là lao động cưỡng bức khi gồm tiêu chí sau: Thứ nhất, một người thực hiện một công việc hoặc một dịch vụ cho người khác; Thứ hai, người này không tự nguyện thực hiện công việc hoặc dịch vụ đó; Thứ ba, người thực hiện công việc hoặc dịch vụ đó bị đe doạ (bản thân họ hoặc thân nhân của họ) sẽ phải chịu một hình phạt nào đó nếu không tiến hành công việc hoặc dịch vụ đó.

Tuy nhiên, trong Công ước này, thuật ngữ “lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc” không bao gồm 05 trường hợp cụ thể sau đây (05 trường hợp “ngoại lệ”): Mọi công việc hoặc dịch vụ buộc phải làm theo các đạo luật về nghĩa vụ quân sự bắt buộc và trong những công việc có tính chất quân sự thuần tuý; Mọi công việc hoặc dịch vụ thuộc những nghĩa vụ công dân bình thường của các công dân trong một nước tự quản hoàn toàn; Mọi công việc hoặc dịch vụ mà một người buộc phải làm do một quyết định của Toà án, với điều kiện là công việc hoặc dịch vụ đó phải tiến hành dưới sự giám sát và kiểm tra của những cơ quan công quyền và người đó không bị chuyển nhượng hoặc bị đặt dưới quyền sử dụng của những tư nhân, công ty hoặc hiệp hội tư nhân; Mọi công việc hoặc dịch vụ buộc phải làm trong những trường hợp khẩn cấp…; Những công việc của thôn xã vì lợi ích trực tiếp của tập thể và do những thành viên của tập thể đó thực hiện…

Bên cạnh đó, một nền tảng khác của ILO là Công ước 105, được Hội nghị toàn thể của ILO thông qua ngày 25/6/1957; đã có 173 nước phê chuẩn. Quốc hội khoá XIV của Việt Nam đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn gia nhập Công ước 105 tại Kỳ họp thứ 9 ngày 08/6/2020. Công ước 105 chứa đựng những quy định thể hiện cam kết mạnh mẽ về việc xoá bỏ ngay lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc: Mọi nước thành viên của ILO phê chuẩn Công ước này cam kết bãi bỏ lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc và cam kết không sử dụng bất kỳ hình thức nào của loại lao động đó. Mọi thành viên của ILO phê chuẩn Công ước này cam kết bãi bỏ lao động cưỡng bức và cam kết không sử dụng bất kỳ hình thức nào của lao động cưỡng bức. Điều này thể hiện hành động mạnh mẽ và dứt khoát hơn của cộng đồng quốc tế đối với việc xoá bỏ lao động cưỡng bức.

Khoản 4, Khoản 6, Điều 4 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định về hai trong các nguyên tắc thi hành án hình sự: “Kết hợp trừng trị và giáo dục cải tạo trong việc thi hành án”; “Khuyến khích người chấp hành án ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo”.
3856 7
Những phạm nhân đọc sách tại Thư viện Trại giam Đắk P’lao (Tổng cục VIII, Bộ Công an). Ảnh: Dân trí

Quyền và nghĩa vụ của phạm nhân

Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”; “Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân”; “Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội” (Điều 14, 15); Đồng thời quy định: “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm”; “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tạo việc làm cho người lao động” (Điều 35, Điều 57).

Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội” (Điều 3).

Luật Thi hành án hình sự năm 2019 có đề cập các quyền và nghĩa vụ của phạm nhân, trong đó có quyền được lao động, học tập, học nghề và nghĩa vụ: Chấp hành bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự trong quá trình thi hành án hình sự và các quyết định khác của các cơ quan khác có thẩm quyền; Chấp hành nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án; Chấp hành yêu cầu, mệnh lệnh, hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam giữ phạm nhân; Lao động, học tập, học nghề theo quy định. Điều 30, 32 Luật này cũng có các quy định cụ thể về lao động của phạm nhân. Cụ thể: “Phạm nhân được chia thành các đội, tổ để lao động, học tập và sinh hoạt”; “Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khoẻ và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hoà nhập cộng đồng. Phạm nhân lao động phải dưới sự giám sát, quản lý của trại giam, trại tạm giam. Thời gian lao động của phạm nhân không quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần, được nghỉ vào các ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật…; “Phạm nhân nữ được bố trí làm công việc phù hợp với giới tính; không được bố trí làm công việc không sử dụng lao động nữ theo quy định của pháp luật về lao động”; “Phạm nhân bị bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì tuỳ mức độ, tính chất của bệnh và trên cơ sở chỉ định của y tế trại giam, trại tạm giam được miễn hoặc giảm thời gian lao động”; “Phạm nhân được nghỉ lao động trong các trường hợp sau đây: a) Phạm nhân bị bệnh, không đủ sức khoẻ lao động và được y tế trại giam xác nhận; b) Phạm nhân đang điều trị tại cơ sở y tế; c) Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh, được y tế trại giam xác nhận; d) Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động”.

Với quy định trên thì bất cứ phạm nhân nào, là công dân Việt nam hay người nước ngoài, thân phận và địa vị pháp lý của họ ra sao đều buộc phải chấp hành án trong các cơ sở giam giữ phải lao động, học tập, học nghề để trở thành người có ích cho xã hội... Nói cách khác, lao động vừa là quyền, đồng thời là nghĩa vụ của phạm nhân trong quá trình chấp hành bản án của Toà án tại các cơ sở giam giữ.

Không có lao động cưỡng bức

Việc lao động của phạm nhân trong trại giam ở Việt Nam được thực hiện bởi Luật Thi hành án hình sự, xuất phát từ phán quyết của Toà án (phạm nhân là người bị Toà án tuyên là có tội, phải chịu hình phạt và phải thi hành quyết định thi hành án của Toà án), đặt dưới sự giám sát, quản lý của trại giam, đồng thời họ không bị chuyển nhượng hoặc bị đặt dưới quyền sử dụng của tư nhân, công ty hoặc hiệp hội tư nhân... Do vậy, có thể khẳng định lao động của phạm nhân là một trong năm trường hợp “ngoại lệ”, không bị coi là lao động cưỡng bức theo hai Công ước 29 và 105 của ILO.

Lao động của phạm nhân trong trại giam ở Việt Nam cũng đồng thời là một trong các trường hợp “ngoại lệ” được quy định tại Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) được Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua ngày 16/12/1966, có hiệu lực từ ngày 23/03/1976. Điều 8 Phần III Công ước nêu: Thuật ngữ “lao động bắt buộc hoặc cưỡng bức” không bao gồm bất kỳ công việc hoặc sự phục vụ nào mà thông thường đòi hỏi một người bị giam giữ theo quyết định hợp pháp của Toà án hoặc một người khi được trả tự do có điều kiện phải làm... (ở những nước còn áp dụng hình phạt tù kèm lao động).

Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam coi việc lao động của các phạm nhân trong trại giam không phải là hoạt động nhằm mục đích kinh doanh mà là hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề. Với phương châm trấn áp kết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo dục cải tạo, lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân góp phần cải tạo những tư tưởng ăn bám, lười lao động, không biết tôn trọng các sản phẩm lao động, thành những người biết trân trọng giá trị lao động chân chính, có tổ chức, có kỷ luật, có kỹ thuật trong lao động. Đồng thời, tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề trong trại giam còn giúp cho phạm nhân rèn luyện được sức khoẻ, có được định hướng nghề nghiệp, kỹ năng và thói quen lao động, giúp họ sau khi ra trại có thể tìm kiếm việc làm, sớm tái hoà nhập cộng động, ổn định cuộc sống bản thân và gia đình, không tái vi phạm pháp luật.

Điều 34 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 cũng có quy định về việc sử dụng kết quả lao động của phạm nhân sau khi trừ đi các chi phí hợp lý, được sử dụng để: Bổ sung mức ăn cho phạm nhân; lập Quỹ hoà nhập cộng đồng để chi hỗ trợ cho phạm nhân khi chấp hành xong án phạt tù; bổ sung vào quỹ phúc lợi, khen thưởng của trại giam; chi hỗ trợ đầu tư trở lại cho trại giam phục vụ việc tổ chức lao động, giáo dục, dạy nghề cho phạm nhân, nâng cao tay nghề cho phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù; chi trả một phần công lao động cho phạm nhân trực tiếp tham gia lao động sản xuất, chi hỗ trợ cho phạm nhân bị tai nạn lao động,...

Thống kê tại Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng - Bộ Công an, trong thời gian 10 năm qua (từ năm 2010 đến năm 2019), các trại giam đã tự tổ chức và phối hợp với nhiều tổ chức, cơ quan, đơn vị để tổ chức lao động, dạy và truyền nghề cho phạm nhân (đã tổ chức thành công 6.757 lớp dạy, truyền nghề cho 368.183 phạm nhân; cấp chứng chỉ nghề cho 31.044 phạm nhân). Cũng trong vòng 10 năm qua, các trại giam đã trích từ kết quả lao động, học nghề của phạm nhân: 436.380.000.000 đồng để chi thưởng và chi bổ sung mức ăn cho phạm nhân; 109.914.000.000 đồng hỗ trợ phạm nhân tái hoà nhập cộng đồng; 138.141.000.000 đồng chi tổ chức đào tạo, dạy nghề, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho phạm nhân,...

Việc tổ chức lao động cho phạm nhân xuất phát từ chính sách nhân văn của Đảng, Nhà nước ta vì chính lợi ích của của phạm nhân, hướng đến mục đích giúp họ cải tạo, hướng thiện. Đồng thời, lao động cũng là cách thức để tạo động lực cho phạm nhân rèn luyện sức khỏe, có nghề nghiệp để có tâm thế chủ động tái hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội. Từ cả góc độ pháp lý và thực tiễn, cần khẳng định rõ ở Việt Nam không có lao động cưỡng bức trong trại giam.

Theo chuyên gia của ILO tại Việt Nam, phạm nhân là những người có quyết định thi hành án của tòa án; việc lao động của phạm nhân trong trại giam được thực hiện theo quy định của luật Thi hành án hình sự và đặt dưới sự giám sát, quản lý của trại giam, đồng thời, họ không bị chuyển nhượng hoặc bị đặt dưới quyền sử dụng của tư nhân. Lao động của phạm nhân là trường hợp ngoại lệ, không bị coi là lao động cưỡng bức theo quy định tại điểm c khoản 2 điều 2 của Công ước số 29.
Việt Nam nỗ lực thực hiện các tiêu chuẩn lao động quốc tế Việt Nam nỗ lực thực hiện các tiêu chuẩn lao động quốc tế

Việt Nam đã và đang nỗ lực thực hiện các tiêu chuẩn lao động quốc tế nhằm đảm bảo quyền của người lao động, tạo ...

Việt Nam luôn quan tâm người lao động đi làm việc ở nước ngoài Việt Nam luôn quan tâm người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Hằng năm số tiền do người lao động đi làm việc ở nước ngoài gửi về nước khoảng 2,7-3,3 tỷ USD. Có được kết quả ...

Nguyễn Văn Điều (Phó Trưởng phòng, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Đường về cho người nghiện sau cai

Đường về cho người nghiện sau cai

Liên kết với các cơ sở để dạy nghề; tổ chức phiên giao dịch tư vấn, giới thiệu việc làm; hướng dẫn, tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, giải quyết việc làm... là những cách làm thiết thực ở nhiều địa phương nhằm mở lối làm lại cuộc đời cho người cai nghiện ma túy thành công.
Hơn 100 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tham gia giải bơi "Chú ếch xanh"

Hơn 100 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tham gia giải bơi "Chú ếch xanh"

Ngày 28/6, Ủy ban nhân dân quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh và Tổ chức phát triển thể thao cộng đồng Việt Nam (VSC) phối hợp tổ chức “Giải bơi thiếu nhi cộng đồng - Chú ếch xanh” quận Bình Tân năm 2024. Giải bơi thu hút hơn 100 vận động viên nhí có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tham gia.
Việt Nam nỗ lực cùng cộng đồng quốc tế đảm bảo tương lai an toàn cho trẻ em

Việt Nam nỗ lực cùng cộng đồng quốc tế đảm bảo tương lai an toàn cho trẻ em

Ngày 27/6, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ đã tổ chức Phiên thảo luận mở về chủ đề bảo vệ trẻ em trong xung đột vũ trang dưới sự chủ trì của Hàn Quốc - quốc gia giữ cương vị Chủ tịch HĐBA trong tháng này.
Học giả Nga đánh giá Việt Nam luôn tôn trọng và đảm bảo quyền con người

Học giả Nga đánh giá Việt Nam luôn tôn trọng và đảm bảo quyền con người

Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, ngày 30/5, Báo “Độc Lập”, chuyên trang phân tích chính trị, thời sự hàng đầu của Nga đăng tải bài viết với nhan đề: “Việt Nam: Thể chế xã hội chủ nghĩa tôn trọng quyền con người” của tác giả Grigory Trofimchuk - chuyên gia phân tích chính trị quốc tế, người đã có nhiều năm nghiên cứu về Việt Nam.

Đọc nhiều

Hà Nội: Quyền lợi BHYT của người dân khi khám chữa bệnh ở quận/huyện khác nơi đăng ký ban đầu ra sao?

Hà Nội: Quyền lợi BHYT của người dân khi khám chữa bệnh ở quận/huyện khác nơi đăng ký ban đầu ra sao?

Nhiều ý kiến thắc mắc gửi về BHXH thành phố Hà Nội về nội dung sau: Mức hưởng BHYT khi khám chữa bệnh ở quận, huyện khác nơi đăng ký ban đầu? có được cộng nối thời gian tham gia BHXH tự nguyện với BHXH bắt buộc?
Ngân hàng Nhà nước tăng giá bán vàng miếng lên 79 triệu đồng/lượng

Ngân hàng Nhà nước tăng giá bán vàng miếng lên 79 triệu đồng/lượng

Sau hơn 1 tháng giữ nguyên giá bán vàng miếng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phải điều chỉnh tăng lên trong bối cảnh giá vàng thế giới liên tiếp tăng, chinh phục các mức kỷ lục mới.
Tuổi Mậu Dần 1998 có nên sinh con năm 2025 không?

Tuổi Mậu Dần 1998 có nên sinh con năm 2025 không?

Năm Ất Tỵ 2025 thường được gọi là Xuất Huyệt Chi Xà (Rắn rời hang). Bé sinh năm này sẽ có mệnh Phú Đăng Hỏa. Tuổi Mậu Dần 1998 có nên sinh con năm 2025 không?
Cuộc thi “Sài Gòn - Thành phố tôi yêu”: Sân chơi sáng tạo của sinh viên ngành du lịch

Cuộc thi “Sài Gòn - Thành phố tôi yêu”: Sân chơi sáng tạo của sinh viên ngành du lịch

Sau vòng sơ khảo và bán kết đầy cạnh tranh, ngày 17/7, chung kết Cuộc thi “Sài Gòn - Thành phố tôi yêu” đã diễn ra tại TP Hồ Chí Minh. 7 đội thi lọt vào vòng chung kết đã mang đến những màn “trình diễn” đặc sắc - đầy hứng khởi, tiếp thêm động lực cho nhiều sinh viên khác đang theo học ngành du lịch.
Tăng cường phối hợp tuyên truyền biển, đảo

Tăng cường phối hợp tuyên truyền biển, đảo

Sáng 19/7/2024, tại TP Hải Phòng, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị Sơ kết 5 năm Chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo giai đoạn 2019 - 2024.
Việt Nam nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng khu vực giữa Biển Đông

Việt Nam nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng khu vực giữa Biển Đông

Sáng 17/7 (theo giờ địa phương), tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao do Đại sứ Trịnh Đức Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia làm Trưởng đoàn, đã chính thức nộp Hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở Khu vực Giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên Hợp Quốc (CLCS).
Tàu buồm 286-Lê Quý Đôn thăm, giao lưu với hải quân Indonesia

Tàu buồm 286-Lê Quý Đôn thăm, giao lưu với hải quân Indonesia

Ngày 17/7, tàu buồm 286-Lê Quý Đôn, Hải quân nhân dân Việt Nam đã đến Surabayar, bắt đầu chuyến thăm và giao lưu với hải quân Indonesia kết hợp huấn luyện đi biển đường dài cho cán bộ, chiến sỹ, học viên trên tàu.
ghi nhan dong gop cua dai su thuy dien tai viet nam cho quan he huu nghi hai nuoc
bo doi hai quan vung 5 cuu tau ca ngu dan mac can
dong dien yoga huong den mot the gioi hoa binh va huu nghi
ra mat sach uy ban viet nam doan ket va hop tac a phi my latinh nhung chang duong nhung nguoi ban
video doc dao nhung ngoi lang viet tren dat trung hoa
de nhung ky niem xua tao sinh trong hien tai va tuong lai
ho chi minh la bieu tuong cua hoa binh doc lap va tien bo xa hoi
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Người ra nước ngoài định cư và thôi quốc tịch Việt Nam sẽ bị thu hồi căn cước công dân

Người ra nước ngoài định cư và thôi quốc tịch Việt Nam sẽ bị thu hồi căn cước công dân

Người Việt Nam khi ra nước ngoài định cư, nếu thôi quốc tịch Việt Nam thì căn cước công dân sẽ bị thu hồi; nếu vẫn giữ quốc tịch Việt Nam thì sẽ không bị thu hồi căn cước công dân.
Từ 1/7 kiểm soát giấy tờ xe và người điều khiển qua VNeID có giá trị như kiểm tra trực tiếp

Từ 1/7 kiểm soát giấy tờ xe và người điều khiển qua VNeID có giá trị như kiểm tra trực tiếp

Thông tư Bộ Công an vừa ban hành quy định các thông tin giấy phép lái xe; giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định… đã được tích hợp, cập nhật trong căn cước điện tử, Ứng dụng định danh quốc gia (VNeID) sẽ có giá trị như kiểm tra giấy tờ trực tiếp.
Cấp căn cước cho người gốc Việt chưa xác định quốc tịch từ ngày 1/7

Cấp căn cước cho người gốc Việt chưa xác định quốc tịch từ ngày 1/7

Cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi, công dân chưa đăng ký thường trú, tạm trú và cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch là những điểm mới đáng chú ý của Luật Căn cước năm 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7.
Từ ngày 1/7, BHXH thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên VNeID

Từ ngày 1/7, BHXH thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên VNeID

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã và đang tập trung các nguồn lực, phát huy lợi thế sẵn có của ngành để sẵn sàng cho việc triển khai sử dụng thống nhất tài khoản VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.
Thời tiết hôm nay 22/6: Nắng nóng ở miền Bắc dịu dần

Thời tiết hôm nay 22/6: Nắng nóng ở miền Bắc dịu dần

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết miền Bắc hôm nay 22/6 tiếp tục giảm nhiệt, cao nhất phổ biến 31-34 độ.
Thời tiết hôm nay (19/6): có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao

Thời tiết hôm nay (19/6): có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, ngày 19/6 sẽ nắng nóng ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động